Từ công nhân trở thành giảng viên trường nghề

LƯƠNG HẠNH |

Xuất phát từ việc muốn tìm kiếm một nghề nuôi sống bản thân, anh Nguyễn Xuân Mạnh (SN 1990, Phúc Thọ, Hà Nội) từ một công nhân lắp ráp linh kiện điện tử trở thành giảng viên Khoa Điện điện tử - Trường Cao đằng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Không học đại học, xin làm công nhân

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Mạnh không thi đại học mà chọn đi làm công nhân tại một số công ty về điện tử. Sau 2 năm đi làm, tháng 3.2010, anh Mạnh nhận được lệnh gọi nhập ngũ.

Trước đó, trong quá trình đi làm công nhân, anh Mạnh “vỡ” ra bản thân có thể xin vào làm việc tại nhiều công ty. “Không làm công ty này thì làm công ty khác. Công việc làm công nhân không ổn định. Sau này đến khi 30 - 40 tuổi thì tôi cũng vẫn phải đi tìm một công việc mới. Vì vậy, tôi nghĩ sau khi xuất ngũ phải xác định sẽ đi học nghề. Một nghề theo mình suốt đời, nuôi sống được bản thân và gia đình lâu dài”, anh Mạnh chia sẻ.

Có nền tảng từ việc đi làm công nhân cùng tình cảm đặc biệt với nghề kĩ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính, anh Mạnh dành thời gian tìm tòi các trường cao đẳng nghề có tuyển sinh, đào tạo nghề này.

“Lúc ấy mạng internet không phát triển như bây giờ. Mỗi lần tìm hiểu, tôi phải ra các quán game để kiếm thông tin. Tôi tìm được Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội có tuyển sinh, đào tạo nghề tôi định chọn”, nam giảng viên cho hay.

Tuy nhiên, tháng 3.2012, nhà trường chưa mở lớp đào tạo. Trong lúc chờ đợi lớp học được mở, anh Mạnh quyết định nộp hồ sơ xin việc tại một công ty nước ngoài về điện tử ở Khu công nghiệp Thạch Thất (Quốc Oai, Hà Nội)

Trúng tuyển công ty, anh Mạnh phải thử việc 3 tháng. Trong thời gian này, anh liên tục trau dồi kiến thức, kinh nghiệm làm việc, sau 3 tháng, anh Mạnh được cất nhắc lên vị trí quản lí. Lương của anh thời điểm đó đã khoảng 12-13 triệu đồng/tháng.

“Để hoàn thiện tay nghề làm việc, tôi thường đứng cạnh, quan sát, lắng nghe những công nhân đi trước chỉ bảo. Tôi học kĩ năng quan trọng từ kĩ sư có tay nghề cao trong công ty. Dần dà tôi đã sử dụng được gần hết các loại máy trong xưởng để hướng dẫn cho các công nhân khác. Tôi chỉ xác định làm 3 tháng để lấp trống khoảng thời gian đi học, không nghĩ là được lên làm quản lí”, anh Mạnh nói.

Anh Mạnh giữ vị trí này trong công ty suốt 3 tháng sau đó. Tuy nhiên, anh kiên định với ý định ban đầu là phải đi học...

24 tuổi bắt đầu là sinh viên trường nghề

Quay trở lại trường học năm 2013, anh Mạnh là sinh viên lớn tuổi nhất khóa. Trong thời gian học tập, anh thường xuyên kết nối giữa các sinh viên cùng lớp, cùng khóa với các công ty. Mỗi khi sinh viên cùng lớp cần phải đi thực tập nghề nghiệp, anh sẽ là người tìm và liên hệ với các công ty này. Sau khi anh Mạnh tốt nghiệp loại xuất sắc, nhà trường đã đề xuất anh Mạnh ở lại trường giảng dạy.

Anh Mạnh (thứ 2 từ bên trái sang) khi là sinh viên.
Năm 2015, anh Mạnh (thứ 2 từ bên trái sang) trở thành sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Năm 2015, anh Mạnh trở thành giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính - Khoa Điện điện tử - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

“Lương lúc đó của tôi với hệ số là hơn 2,1, tính ra không bằng lương làm công nhân. Nhưng tôi không muốn kiếm nhiều tiền lúc ấy mà chỉ muốn học nghề và hơn nữa là trao lại cho những người khác những gì mà tôi học được”, anh Mạnh trăn trở.

 
Anh mạnh đã hướng dẫn cho nhiều sinh viên tham gia các thuộc thi nghề.

7 năm trôi qua, nam giảng viên này đã hướng dẫn cho nhiều sinh viên tại trường đạt được giải thưởng cao trong các cuộc thi kĩ năng nghề. Bằng nhiệt huyết, tận tâm, anh Mạnh đã phần nào giúp sinh viên có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi con đường họ đã chọn.

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho các bạn học sinh vừa tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022, anh Mạnh thẳng thắn: “Học đại học không phải con đường duy nhất. Các em nên chọn cho mình một ngành, một nghề mà các em thực sự yêu thích. Sau đó quyết tâm, kiên trì thực hiện. Các em sẽ nhận được sự phúc đáp xứng đáng”.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn thưởng “nóng” cho công nhân hoàn cảnh khó khăn nhưng tay nghề cao

Thu Nguyệt |

Hưng Yên - Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 – 28.7.2022), đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Hưng Yên đã đi thăm, làm việc, đối thoại và tặng 135 suất quà, trị giá hơn 100 triệu đồng cho công nhân lao động có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất, có hoàn cảnh khó khăn.

Vượt qua "định kiến" học trường nghề: Cơ hội việc làm rộng mở

Linh Chi - Minh Hà |

Trên thực tế, vẫn còn nhiều những định kiến về việc học sinh theo học trường nghề. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều trường nghề đã chuyển đổi phương thức đào tạo, liên kết với các trường doanh nghiệp để hỗ trợ việc làm cho sinh viên ngay sau khi ra trường.

Lớp học đặc biệt thắp lửa nghề truyền thống tại Tây Mỗ

Hải Nguyễn - Nguyễn Huế |

Với mong muốn làm sống lại nghề thêu ren truyền thống nổi tiếng từ xưa, lớp học thêu miễn phí cho trẻ nhỏ ở làng Tây Mỗ đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Học sinh tốt nghiệp THCS vào trường nghề: Hứa hẹn nhiều lợi ích

QUANG ĐẠI |

Trong hoàn cảnh có khoảng hơn 10.000 học sinh Nghệ An tốt nghiệp THCS không có cơ hội vào trường THPT công lập, đăng ký vào học các trường nghề là hướng đi khả thi, đem lại nhiều lợi ích.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Công đoàn thưởng “nóng” cho công nhân hoàn cảnh khó khăn nhưng tay nghề cao

Thu Nguyệt |

Hưng Yên - Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 – 28.7.2022), đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Hưng Yên đã đi thăm, làm việc, đối thoại và tặng 135 suất quà, trị giá hơn 100 triệu đồng cho công nhân lao động có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất, có hoàn cảnh khó khăn.

Vượt qua "định kiến" học trường nghề: Cơ hội việc làm rộng mở

Linh Chi - Minh Hà |

Trên thực tế, vẫn còn nhiều những định kiến về việc học sinh theo học trường nghề. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều trường nghề đã chuyển đổi phương thức đào tạo, liên kết với các trường doanh nghiệp để hỗ trợ việc làm cho sinh viên ngay sau khi ra trường.

Lớp học đặc biệt thắp lửa nghề truyền thống tại Tây Mỗ

Hải Nguyễn - Nguyễn Huế |

Với mong muốn làm sống lại nghề thêu ren truyền thống nổi tiếng từ xưa, lớp học thêu miễn phí cho trẻ nhỏ ở làng Tây Mỗ đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Học sinh tốt nghiệp THCS vào trường nghề: Hứa hẹn nhiều lợi ích

QUANG ĐẠI |

Trong hoàn cảnh có khoảng hơn 10.000 học sinh Nghệ An tốt nghiệp THCS không có cơ hội vào trường THPT công lập, đăng ký vào học các trường nghề là hướng đi khả thi, đem lại nhiều lợi ích.