Cải tạo chung cư cũ còn trì hoãn, dân còn khổ

Quý An |

Chuyện cải tạo, chỉnh trang các chung cư cũ, xuống cấp ở Hà Nội luôn là chủ đề được người dân quan tâm.

Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa là một trong những khu chung cư cũ của Hà Nội được xây dựng sau năm 1975 với các khối nhà 5 tầng xen kẽ nhau. Giống như hầu hết các khu chung cư cũ ở Hà Nội, các căn hộ tại đây đều được cơi nới thêm chuồng cọp do nhu cầu sử dụng thực tế của người dân, tiềm ẩn nguy hiểm trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Không những thế, việc cơi nới của các hộ gia đình còn làm mất mỹ quan ngay giữa trung tâm thủ đô.

Trao đổi với Báo Lao Động ngày 4.2, bà Lê Lan (56 tuổi), một hộ dân sống tại chung cư cũ quận Đống Đa cho biết, trước đây đã có nhiều cuộc khảo sát về vấn đề cải tạo nhà, song nhiều năm trôi qua, việc chỉnh trang nhà cũ vẫn chưa được thực hiện.

“Muốn được người dân đồng thuận thì phải đáp ứng được nhiều thứ vì ở đây rất nhiều nhà kinh doanh buôn bán, giờ phải đi thuê tạm thời chắc chắn là mất doanh thu. Thứ hai là hệ số đền bù phải hợp lý thì mới đồng ý được vì nơi này quá thuận lợi kinh doanh. Thứ ba là nhiều nhà họ muốn mua thêm diện tích, bên chủ đầu tư phải lưu tâm vì đó là mong muốn chính đáng” – bà Lan cho biết.

Với anh Minh Đức (30 tuổi), chủ sở hữu một căn hộ tại khu tập thể quận Hai Bà Trưng, việc chỉnh trang, cải tạo lại các chung cư cũ là điều nên được làm càng sớm càng tốt, bởi các hạng mục đang có dấu hiệu xuống cấp.

“Tôi gắn bó với khu này từ hồi nhỏ, từ các quán nước, hàng ăn cho đến người dân quanh đây… Những hàng cây lớn ở khu vực cũng tạo ra một góc riêng cho Hà Nội mà trong quá trình đô thị hóa sẽ dần ít bắt gặp" - anh Đức nói.

Bên cạnh đó, việc chỉnh trang cải tạo chung cư hoàn tất có thể sẽ khiến anh quyết định quay trở lại khu này sống vì tiện cho cả công việc. Anh cũng cho biết nên làm thêm nơi để xe có mái che vì nhu cầu đi lại bằng phương tiện giờ đã quá nhiều so với ngày xưa.

Còn anh Nguyễn Hải (42 tuổi, khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, qua tìm hiểu, khu chung cư cũ tại đây là một trong những địa điểm có tính khả thi cao trong việc cải tạo chung cư.

“Gia đình tôi đã sẵn sàng với phương án đi thuê nhà một thời gian nếu khu chung cư này được cải tạo. Vấn đề quan trọng là chủ đầu tư phải thật sự tin tưởng, có nguồn kinh phí dồi dào để không bị lỡ dở quá trình tu sửa. Dù sao, chúng tôi cũng mong mỏi thời gian cải tạo được tối ưu nhất để có thể ổn định cuộc sống trong thời gian ngắn nhất. Nguyện vọng của rất nhiều người ở đây là tái định cư tại chỗ để điều kiện sống được tốt hơn” – anh nói.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, Hà Nội hiện có hiện có 1.579 chung cư cũ từ 2-5 tầng, tập trung trong 76 khu với khoảng 1.300 nhà còn là nhà riêng lẻ, chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và giai đoạn 1960-1994. Hầu hết các chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ và không đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân. Do đó, việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là rất cấp thiết.

Được biết, trong năm 2023, Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ TP. Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc, tổ chức giao ban thường kỳ để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trước đó trong kỳ họp cuối tháng 1, Ban Chỉ đạo đã họp tổng kết kết quả 1 năm triển khai thực hiện đề án và các kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả sau 1 năm thực hiện cho thấy, công tác triển khai cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ đã được UBND thành phố đề ra.

Việc cải tạo, chỉnh trang các khu chung cư cũ ở Hà Nội đang được người dân hết sức mong chờ. Ảnh: Hiếu Anh
Việc cải tạo, chỉnh trang các khu chung cư cũ ở Hà Nội đang được người dân hết sức mong chờ. Ảnh: Hiếu Anh

Tại buổi kiểm tra thực địa công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại quận Ba Đình và Đống Đa ngày 3.2 vừa qua, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định lại việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của thành phố trong lộ trình xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Dân cư thuộc chung cư cũ nào tại Hà Nội phải di dời năm 2023?

Phương Anh |

Theo Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, chậm nhất trong quý I.2023, UBND các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy phải di dời các hộ dân khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp D.

Người dân ở chung cư cũ nát được chuyển đến tạm cư tại căn hộ mới rộng 80m2

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM - Những ngày qua, lực lượng dân quân và trật tự đô thị đang khẩn trương hỗ trợ người dân sinh sống tại chung cư 440 Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5, TP.HCM) trong việc di dời, sắp xếp đồ đạc sang nơi ở tạm cư mới tại chung cư An Phú (phường 11, quận 6, TPHCM).

Giá chung cư cũ vẫn tăng nhiệt

THU GIANG |

Trong bối cảnh dự án chung cư mới khan hiếm nguồn cung, giá phân khúc chung cư cũ đã qua sử dụng tại Hà Nội, TPHCM vẫn liên tục “nhảy múa” trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu giảm.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Dân cư thuộc chung cư cũ nào tại Hà Nội phải di dời năm 2023?

Phương Anh |

Theo Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, chậm nhất trong quý I.2023, UBND các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy phải di dời các hộ dân khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp D.

Người dân ở chung cư cũ nát được chuyển đến tạm cư tại căn hộ mới rộng 80m2

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM - Những ngày qua, lực lượng dân quân và trật tự đô thị đang khẩn trương hỗ trợ người dân sinh sống tại chung cư 440 Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5, TP.HCM) trong việc di dời, sắp xếp đồ đạc sang nơi ở tạm cư mới tại chung cư An Phú (phường 11, quận 6, TPHCM).

Giá chung cư cũ vẫn tăng nhiệt

THU GIANG |

Trong bối cảnh dự án chung cư mới khan hiếm nguồn cung, giá phân khúc chung cư cũ đã qua sử dụng tại Hà Nội, TPHCM vẫn liên tục “nhảy múa” trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu giảm.