Huyện miền núi biến những bãi rác, đất hoang thành nơi đáng sống

Lục Tùng |

An Giang – Huyện Tri Tôn từng bước đầu tư biến những bãi rác, đất hoang... thành nơi đáng sống từ kêu gọi xã hội hóa.

Thời gian gần đây huyện Tri Tôn (An Giang) được xem như hiện tượng khi từng bước đầu tư, biến nhiều bãi rác lâu năm, những thửa đất hoang hóa tại các khu vực “nhạy cảm” vùng nội ô các thị trấn... thành nơi đáng sống.

Nói là hiện tượng vì đây là đầu tư đòi hỏi nhiều kinh phí, trong khi đó Tri Tôn là địa phương còn nhiều khó khăn khi vừa là miền núi, ven biên, lại có đông đồng bào Khmer sinh sống rải rác trong các phum, sóc... Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, Tri Tôn đã đầu tư 9 công trình trọng điểm với tổng kinh phí 25 tỉ đồng.

Cụ thể như biến vùng đất hoang khu vực khóm 4, thị trấn Tri Tôn thành Công viên Lê Văn Tám, khu nhà tập thể lâu năm tại đường Nguyễn Trãi (thị trấn Tri Tôn) thành Quảng trường Nguyễn Trãi...

Tất cả được người dân đón nhận như nơi đáng sống. Bởi không chỉ góp phần chỉnh trang đô thị, với tiêu chí xanh, sạch, đẹp... nơi đây còn là điểm sinh hoạt cộng đồng, nơi tập thể dục và họp chợ đêm để người dân vui chơi, giải trí. Điều đáng nói là phần lớn nguồn kinh phí này được lãnh đạo huyện linh động vận động từ kêu gọi xã hội hóa.

Tri Tôn là huyện miền núi, ven biên, đông đồng bào Khmer sinh sống. Ảnh: LT
Tri Tôn là huyện miền núi, ven biên, đông đồng bào Khmer sinh sống. Ảnh: LT
Tuy nhiên, thời gian gần đây Tri Tôn được xem như hiện tượng khi từng bước được xem như nơi đáng sống. Ảnh: LT
Tuy nhiên, thời gian gần đây Tri Tôn được xem như hiện tượng khi từng bước được xem như nơi đáng sống. Ảnh: LT
Khi từng bước đầu tư, biến những bãi rác, đất hoang hóa tại các vị trí “nhạy cảm” nội ô đô thị... thành các công trình sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: LT
Khi từng bước đầu tư, biến những bãi rác, đất hoang hóa tại các vị trí “nhạy cảm” nội ô đô thị... thành các công trình sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: LT
Đầu tư biến con đường nhỏ hẹp, nhiều rác thành tuyến đường rộng đẹp dẫn vào khu hồ Tà Pạ nổi tiếng qua danh xưng “tuyệt tình cốc“. Ảnh: LT
Đầu tư biến con đường nhỏ hẹp, nhiều rác thành tuyến đường rộng đẹp dẫn vào khu hồ Tà Pạ nổi tiếng qua danh xưng “tuyệt tình cốc“. Ảnh: LT
Với người dân địa phương, con đường mới thoáng rộng không chỉ có ý nghĩa chỉnh trang đô thị, mà còn là nơi để chiều chiều tập thể dục, tản bộ, giải trí...hữu ích sau một ngày làm việc mệt nhọc. Ảnh: LT
Với người dân địa phương, con đường mới thoáng rộng không chỉ có ý nghĩa chỉnh trang đô thị, mà còn là nơi để chiều chiều tập thể dục, tản bộ, giải trí... hữu ích sau một ngày làm việc mệt nhọc. Ảnh: LT
Liền bên con đường đó là Công viên Lê Văn Tám thoáng rộng và được bố trí các lô, nền để người dân họp chợ đêm. Trong ảnh là gia đình chị Néang Nây (dân tộc Khmer) xã Núi Tôn đến khu vực chợ đêm tại Công viên Lê Văn Tám thưởng thức món bánh mì bò nướng. Ảnh: LT
Liền bên con đường đó là Công viên Lê Văn Tám thoáng rộng và được bố trí các lô, nền để người dân họp chợ đêm. Trong ảnh là gia đình chị Néang Nây (dân tộc Khmer) xã Núi Tôn đến khu vực chợ đêm tại Công viên Lê Văn Tám thưởng thức món bánh mì bò nướng. Ảnh: LT
Huyện Tri Tôn đã biến bãi đất có nhiều công trình xuống cấp trên đường Nguyễn Trãi (thị trấn Tri Tôn) thành Quảng trường Nguyễn Trãi. Điều này không chỉ mang lại sân chơi hữu ích cho người dân địa phương mà còn tạo ra cầu nối giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Ảnh: LT
Huyện Tri Tôn đã biến bãi đất có nhiều công trình xuống cấp trên đường Nguyễn Trãi (thị trấn Tri Tôn) thành Quảng trường Nguyễn Trãi. Điều này không chỉ mang lại sân chơi hữu ích cho người dân địa phương mà còn tạo ra cầu nối giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Ảnh: LT
Cảnh quang đẹp từ Quảng trường Nguyễn Trãi nhìn về chùa Tà Pạ trên đỉnh “tuyệt tình cốc“. Ảnh: LT
Cảnh quang đẹp từ Quảng trường Nguyễn Trãi nhìn về chùa Tà Pạ trên đỉnh “tuyệt tình cốc“. Ảnh: LT
“Tượng đài” đua bò đặc trưng của văn hóa, thể thao đồng bào Khmer vùng Bảy Núi được huyện Tri Tôn dựng lên ngay nền đất chợ Cây Me (cũ) cửa ngõ vào thị trấn Tri Tôn, không chỉ có ý nghĩa về chỉnh trang cảnh quang, mà còn như lời tự giới thiệu đầy tự hào về đặc sản văn hóa bản địa. Ảnh: LT
“Tượng đài” đua bò đặc trưng của văn hóa, thể thao đồng bào Khmer vùng Bảy Núi được huyện Tri Tôn dựng lên ngay nền đất chợ Cây Me (cũ) cửa ngõ vào thị trấn Tri Tôn, không chỉ có ý nghĩa về chỉnh trang cảnh quang, mà còn như lời tự giới thiệu đầy tự hào về đặc sản văn hóa bản địa. Ảnh: LT
Các bờ sông đầy rác và cỏ dại ngày trước cũng từng bước được khang trang hóa, trở thành nơi đáng sông. Ảnh: LT
Các bờ sông đầy rác và cỏ dại ngày trước cũng từng bước được khang trang hóa, trở thành nơi đáng sông. Ảnh: LT
Những đầu tư này còn hướng tới chủ đích, tôn vinh các công trình tôn giáo đặc thù bản địa lên tầm cao mới, trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Tri Tôn. Ảnh: LT
Những đầu tư này còn hướng tới chủ đích, tôn vinh các công trình tôn giáo đặc thù bản địa lên tầm cao mới, trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Tri Tôn. Ảnh: LT
Những đầu tư tưởng chừng như rất đơn giản ấy chính là nền tảng để Tri Tôn vượt khỏi giới hạn của địa bàn vùng xa, trở thành điểm đến cho du khách, nhà đầu tư.... Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, nơi đây đã đón trên 500.000 lượt khách. Con số này có thể còn khiêm tốn, nhưng đó là khởi đầu cho sự thịnh vượng trong tương lại không xa của vùng đất từng một thời khó khăn chồng chất. Ảnh: LT
Những đầu tư tưởng chừng như rất đơn giản ấy chính là nền tảng để Tri Tôn vượt khỏi giới hạn của địa bàn vùng xa, trở thành điểm đến cho du khách, nhà đầu tư... Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, nơi đây đã đón trên 500.000 lượt khách. Con số này có thể còn khiêm tốn, nhưng đó là khởi đầu cho sự thịnh vượng trong tương lai không xa của vùng đất từng một thời khó khăn chồng chất. Ảnh: LT
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng, thành nơi đáng sống

Vũ Long |

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2050 vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá, là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

Xuất hiện các "núi" rác bốc mùi hôi thối, dù bãi rác Nam Sơn không bị chặn

Nhóm PV |

Hà Nội - Mặc dù Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) vẫn hoạt động bình thường nhưng những ngày này, Hà Nội xuất hiện nhiều "núi rác". Rác thải ùn ứ nhiều ngày gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến đời sống của những người dân xung quanh.

Thành phố Thủ Đức sau một năm thành lập: Bao giờ thành nơi đáng sống?

MINH QUÂN |

Sau hơn một năm công bố thành lập, Thành phố Thủ Đức (TPHCM) còn nhiều vấn đề cần thực hiện để xứng tầm với kỳ vọng rất lớn của người dân và các cấp chính quyền. Hai vấn đề lớn là cải cách thủ tục hành chính và hạ tầng giao thông vẫn chưa được cải thiện.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng, thành nơi đáng sống

Vũ Long |

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2050 vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá, là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

Xuất hiện các "núi" rác bốc mùi hôi thối, dù bãi rác Nam Sơn không bị chặn

Nhóm PV |

Hà Nội - Mặc dù Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) vẫn hoạt động bình thường nhưng những ngày này, Hà Nội xuất hiện nhiều "núi rác". Rác thải ùn ứ nhiều ngày gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến đời sống của những người dân xung quanh.

Thành phố Thủ Đức sau một năm thành lập: Bao giờ thành nơi đáng sống?

MINH QUÂN |

Sau hơn một năm công bố thành lập, Thành phố Thủ Đức (TPHCM) còn nhiều vấn đề cần thực hiện để xứng tầm với kỳ vọng rất lớn của người dân và các cấp chính quyền. Hai vấn đề lớn là cải cách thủ tục hành chính và hạ tầng giao thông vẫn chưa được cải thiện.