Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vương Trần |

Hội nghị nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng cực Nam của Tổ quốc, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết phát triển vùng ĐBSCL.

Sáng nay (22.4), Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức tổ Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2.4.2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là hội nghị thứ 2 về phát triển vùng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương…

Hội nghị nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vùng cực Nam của Tổ quốc, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết quan trọng này.

Hiện nay, về địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh, nước ta chia thành 6 vùng, bao gồm: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên. Vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Cường
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Cường

Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức mang tính đặc thù riêng. Để phát huy được tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và cả nước, bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước cũng cần phải có các chủ trương, chính sách phát triển cụ thể, sát hợp, phù hợp với từng vùng; khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng, không phù hợp với những nguyên tắc chung cơ bản của kinh tế thị trường là thống nhất và bình đẳng.

Chính vì vậy, Bộ Chính trị các khóa trước cũng đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng và giao cho Ban cán sự Đảng, Chính phủ chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình hành động và các cơ chế, chính sách phù hợp với từng thời kỳ để đưa Nghị quyết vào cuộc sống; coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi vùng và cả nước.

Đây là hội nghị thứ 2 của Bộ Chính trị về phát triển vùng. Ảnh: Nhật Bắc
Đây là hội nghị thứ 2 của Bộ Chính trị về phát triển vùng. Ảnh: Nhật Bắc

Trong các vùng nêu trên, vùng ĐBSCL - vùng đất "chín Rồng" thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40.600 km2; dân số khoảng 17,5 triệu người, chiếm gần 18% dân số cả nước.

ĐBSCL là vùng cực Nam của Tổ quốc - một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước...

Hội nghị đã nghe ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2.4.2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vùng ĐBSCL là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là "Vùng cực Nam - Thành đồng của Tổ quốc", cửa ngõ phía Tây Nam của quốc gia, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng cần được phát huy cao hơn, và tiềm năng, lợi thế to lớn cho phát triển cần được khai thác có hiệu quả hơn trên cơ sở xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long sau dịch COVID-19

Hương Mai |

Cần Thơ - Ngày 14.4, Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tổ chức Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027.

Mở lối đi mới cho vựa trái cây Đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch, đầu tư vùng chuyên canh

LỤC TÙNG |

Làm gì để cây trái vùng ĐBSCL phát huy hết tiềm năng, lợi thế nhanh chóng hòa vào dòng hội nhập sâu, rộng và chủ động trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và ổn định trước tác động Biến đổi khí hậu toàn cầu - nước biển dâng? Chúng tôi gõ cửa nhiều chuyên gia, với mong muốn mang đến cho mọi người những bước phác thảo cho bước đi trong tương lai.

Mở lối đi mới cho vựa trái cây Đồng bằng sông Cửu Long

LỤC TÙNG |

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại cây ăn trái được xem như ngành hàng chiến lược quốc gia. Không chỉ vì ngon mà còn bởi có giá trị kinh tế cao, mỗi năm, mang về hàng tỉ USD. Thế nhưng, vài năm gần đây, nhà vườn nơi đây thường xuyên quay cuồng trong vòng xoáy ngày càng khắc nghiệt của điệp khúc trồng - chặt bởi nạn rớt giá, khó bán.

Ngang trái những mùa trái ngọt

Tôi nhìn nhà vườn khuân vác trái cây từng được người tiêu dùng thế giới đón nhận để đổ bỏ vì không có người mua mà nghĩ đến thân phận đầy ngang trái của trái cây vùng ĐBSCL: Giàu có về tiềm năng, danh tiếng, nhưng không chỉ khó vươn ra biển lớn mà còn dễ dàng thua ngay trên sân nhà.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đẩy mạnh phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long sau dịch COVID-19

Hương Mai |

Cần Thơ - Ngày 14.4, Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tổ chức Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027.

Mở lối đi mới cho vựa trái cây Đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch, đầu tư vùng chuyên canh

LỤC TÙNG |

Làm gì để cây trái vùng ĐBSCL phát huy hết tiềm năng, lợi thế nhanh chóng hòa vào dòng hội nhập sâu, rộng và chủ động trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và ổn định trước tác động Biến đổi khí hậu toàn cầu - nước biển dâng? Chúng tôi gõ cửa nhiều chuyên gia, với mong muốn mang đến cho mọi người những bước phác thảo cho bước đi trong tương lai.

Mở lối đi mới cho vựa trái cây Đồng bằng sông Cửu Long

LỤC TÙNG |

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại cây ăn trái được xem như ngành hàng chiến lược quốc gia. Không chỉ vì ngon mà còn bởi có giá trị kinh tế cao, mỗi năm, mang về hàng tỉ USD. Thế nhưng, vài năm gần đây, nhà vườn nơi đây thường xuyên quay cuồng trong vòng xoáy ngày càng khắc nghiệt của điệp khúc trồng - chặt bởi nạn rớt giá, khó bán.

Ngang trái những mùa trái ngọt

Tôi nhìn nhà vườn khuân vác trái cây từng được người tiêu dùng thế giới đón nhận để đổ bỏ vì không có người mua mà nghĩ đến thân phận đầy ngang trái của trái cây vùng ĐBSCL: Giàu có về tiềm năng, danh tiếng, nhưng không chỉ khó vươn ra biển lớn mà còn dễ dàng thua ngay trên sân nhà.