Hồ Suối Lạnh bị xâm lấn nghiêm trọng: Con voi có chui lọt lỗ kim?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Cả một công trình kiến trúc đồ sộ cùng nhiều hạng mục san gạt, đổ đất xâm lấn nghiêm trọng hồ Suối Lạnh (TP. Phổ Yên, Thái Nguyên) đe doạ an toàn công trình thuỷ lợi vẫn "âm thầm" diễn ra trong sự chứng kiến của người dân và chính quyền địa phương suốt một thời gian dài đã không được xử lý dứt điểm.

Công trình đồ sộ xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi cùng những hạng mục san gạt, đổ đất xâm lấn hồ Suối Lạnh.

Loay hoay phương án xử lý

Báo Lao Động đã có bài phản ánh về việc hồ thuỷ lợi Suối Lạnh (xã Thành Công, TP. Phổ Yên) bị xâm lấn nghiêm trọng. Theo đó, bà Dương Thuỳ Dung (xóm Na Lang, xã Thành Công) đã ngang nhiên đổ đất lấn chiếm và xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi bảo vệ an toàn hồ với diện tích hàng nghìn m2.

Vụ việc bắt đầu từ cuối năm 2020 và kéo dài nhiều năm trước sự bức xúc của người dân. Vi phạm đã được chỉ ra nhưng đến nay, các cơ quan chức năng vẫn loay hoay tìm phương án xử lý, trong khi những hạng mục xâm lấn hồ Suối Lạnh tiếp tục được hoàn thiện như thách thức pháp luật.

Hơn 4.700m2 đất trong phạm vi bảo vệ CTTL hồ Suối Lạnh đã bị bà Dung đổ đất, san gạt lấn chiếm, trong đó gần 2.000m2 lá đất không được cấp GCNQSDĐ.
Hơn 4.700m2 đất trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi hồ Suối Lạnh đã bị bà Dung đổ đất, san gạt lấn chiếm, trong đó gần 2.000m2 lá đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều hạng mục xây dựng kiên cố dưới mặt nước chưa được tháo dỡ, khôi phục nguyên trạng.

Ngày 8.6, trao đổi với PV, ông Ngô Quang Hiệp - cán bộ phòng Kinh tế TP. Phổ Yên cho biết, vụ việc vẫn đang trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên bà Dung thường xuyên đóng cửa, không làm việc với cơ quan chức năng, gây khó khăn cho công tác xử lý.

Theo ông Hiệp, sau khi có Kết luận 04/KL-UBND ngày 15.10.2021 của UBND TP. Phổ Yên về việc kiểm tra, xác định. những vi phạm tại hồ Suối Lạnh, thành phố đã giao cho tổ công tác liên ngành gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế tiếp tục tiến hành xử lý.

Hiện tại, công trình thuỷ lợi hồ Suối Lạnh chưa bàn giao mốc giới cho nhân dân và chính quyền địa phương nên chưa có cơ sở xử phạt vi phạm theo Luật Thuỷ lợi. Hướng của tổ công tác sẽ tham mưu cho TP. Phổ Yên xử lý vi phạm về đất đai theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Ngoài việc tự ý san gạt, mở đường trên đất đồi gây biến dạng hiện trạng sử dụng đất, bà Dung còn cho xây cổng, lập barie, quây tôn chặn lối xuống hồ canh tác nông nghiệp của người dân.
Việc tự ý san gạt, mở đường trên đất đồi, xây cổng, lập barie, quây tôn chặn lối xuống hồ của bà Dung đã gây biến dạng hiện trạng sử dụng đất và tạo tiền lệ nguy hiểm cho công tác quản lý đất đai và công trình thuỷ lợi trên địa bàn.

Ông Hiệp thừa nhận: "Hồ Suối Lạnh do cấp tỉnh quản lý nên việc san lấp, xây dựng trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi đều phải xin ý kiến của cơ quan cấp tỉnh. Ngay trong GCNQSDĐ cấp cho bà Dung cũng thể hiện rất rõ vấn đề này nhưng đến nay bà Dung chưa có bất kỳ động thái nào xin phép cải tạo, xây dựng công trình trong phạm vi hồ”.

Cũng theo ông Hiệp, khi đã ra được quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chắc chắn đi liền với biện pháp khắc phục, buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên đến nay chưa có quyết định xử phạt hành chính nào được ban hành đối với vi phạm của bà Dung.

Con voi có chui lọt lỗ kim?

Theo ông Dương Văn Chúc (xóm Làng Đanh, xã Thành Công) - người làm đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng - hành vi ngang ngang nhiên san lấp hồ thuỷ lợi của bà Dung trong một thời gian dài mà không bị xử lý nghiêm đã tạo dư luận xấu trong nhân dân địa phương.

Ông Chúc bức xúc: "Bà Dung thực hiện nhiều hành vi vi phạm một thời điểm và kéo dài từ năm 2020 đến nay nhưng vẫn chưa có một quyết định xử phạt nào. Tại sao như vậy, rất cần được làm rõ".

8 cột điện bê tông cùng một đường điện hạ thế được kéo qua lòng hồ Suối Lạnh khi chưa được các cơ quan chức năng cho phép.
8 cột điện bêtông cùng một đường điện hạ thế được kéo qua lòng hồ Suối Lạnh khi chưa được các cơ quan chức năng cho phép.

Bà Vũ Thị Thu (xóm Na Lang, xã Thành Công) chứng kiến việc lấn chiếm hồ Suối Lạnh từ những ngày đầu cho biết: "Một số đoàn cũng đến lập biên bản nhưng sau đó bà Dung vẫn xây dựng, đổ đất xuống hồ bình thường. Bây giờ bà ấy xây xong rồi, chính quyền còn chẳng xử lý được thì dân ý kiến sao được".

Gần đây nhất, ngày 11.5, UBND xã Thành Công đã có báo cáo gửi UBND TP. Phổ Yên về việc các công trình xây dựng vi phạm tại hồ Suối Lạnh, tiếp tục đề cập đến hành vi lấn chiếm, xây dựng trái phép trong hành lang an toàn công trình thuỷ lợi của bà Dung nhưng vẫn chưa đưa ra được phương án xử lý cụ thể.

Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Ngô Thượng Hoan - Trạm trưởng trạm khai thác thuỷ lợi Phổ Yên khẳng định: "Việc bà Dung xây dựng, lấn chiếm hồ Suối Lạnh là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng trong nhiều năm trở lại đây và đe doạ tới an toàn hồ đập cũng như công tác quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi.

Nếu vụ việc không được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật sẽ trở thành một tiền lệ xấu và kéo theo nhiều hành vi lấn chiếm các công trình thuỷ lợi khác".

Được biết, khu vực hồ Suối Lạnh đang triển khai đầu tư Dự án sân golf 18 lỗ với quy mô diện tích mặt đất, mặt nước khoảng 55 ha. Tổng mức đầu tư gần 400 tỉ đồng.

Khi có thông tin dự án nhiều cá nhân đã có hành vi xây dựng, trồng cây, lấn chiếm đất lòng hồ để đón đền bù. Những vụ việc điển hình như vi phạm của bà Dương Thuỳ Dung nếu không được xử lý dứt điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác kiểm đếm, đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư tại địa phương.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Thái Nguyên: Hồ thuỷ lợi Suối Lạnh bị xâm lấn nghiêm trọng

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Hồ Suối Lạnh (xã Thành Công, Phổ Yên, Thái Nguyên) đã bị xâm lấn nghiêm trọng khi nhiều vạn khối đất đá được đổ xuống trên diện tích hàng nghìn m2 mặt nước để xây dựng công trình đồ sộ. Sự việc diễn ra công khai trong thời gian dài nhưng không được xử lý dứt điểm gây bức xúc trong nhân dân.

Bất chấp lệnh cấm, ngang nhiên xâm lấn sông Lô làm xưởng gỗ

Nhật Phong |

Phú Thọ - Cả nghìn m2 bờ bãi phía ngoài đê tả sông Lô tại xã Hợp Nhất, huyện Đoan Hùng đã ngang nhiên bị san lấp để biến thành nơi tập kết, chế biến gỗ. Đáng nói, việc xâm lấn sông Lô đã công khai diễn ra trong một thời gian dài nhưng mãi tới gần đây chính quyền địa phương mới vào cuộc xử lý.

Tuyên Quang: Danh nghĩa "chống sạt lở", ồ ạt đổ thải xâm lấn sông Lô

Phong Quang - Phùng Minh |

Tuyên Quang - Hàng vạn khối đất đá, phế thải xây dựng đang được đổ thẳng xuống sông Lô, đoạn qua huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Lạ thay, việc này lại được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Thái Nguyên: Hồ thuỷ lợi Suối Lạnh bị xâm lấn nghiêm trọng

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Hồ Suối Lạnh (xã Thành Công, Phổ Yên, Thái Nguyên) đã bị xâm lấn nghiêm trọng khi nhiều vạn khối đất đá được đổ xuống trên diện tích hàng nghìn m2 mặt nước để xây dựng công trình đồ sộ. Sự việc diễn ra công khai trong thời gian dài nhưng không được xử lý dứt điểm gây bức xúc trong nhân dân.

Bất chấp lệnh cấm, ngang nhiên xâm lấn sông Lô làm xưởng gỗ

Nhật Phong |

Phú Thọ - Cả nghìn m2 bờ bãi phía ngoài đê tả sông Lô tại xã Hợp Nhất, huyện Đoan Hùng đã ngang nhiên bị san lấp để biến thành nơi tập kết, chế biến gỗ. Đáng nói, việc xâm lấn sông Lô đã công khai diễn ra trong một thời gian dài nhưng mãi tới gần đây chính quyền địa phương mới vào cuộc xử lý.

Tuyên Quang: Danh nghĩa "chống sạt lở", ồ ạt đổ thải xâm lấn sông Lô

Phong Quang - Phùng Minh |

Tuyên Quang - Hàng vạn khối đất đá, phế thải xây dựng đang được đổ thẳng xuống sông Lô, đoạn qua huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Lạ thay, việc này lại được sự cho phép của chính quyền địa phương.