Tuyên Quang: Danh nghĩa "chống sạt lở", ồ ạt đổ thải xâm lấn sông Lô

Phong Quang - Phùng Minh |

Tuyên Quang - Hàng vạn khối đất đá, phế thải xây dựng đang được đổ thẳng xuống sông Lô, đoạn qua huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Lạ thay, việc này lại được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Một bãi thải rộng cả nghìn m2 với hàng vạn khối đất đá, phế thải xây dựng đã được được đổ thẳng xuống sông Lô đoạn qua thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Theo người dân địa phương, hoạt động đổ thải tại đây bắt đầu từ khoảng giữa năm 2019.
Một bãi thải rộng cả nghìn m2 với hàng vạn khối đất đá, phế thải xây dựng đã được đổ thẳng xuống sông Lô đoạn qua thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Theo người dân địa phương, hoạt động đổ thải tại đây bắt đầu từ khoảng giữa năm 2019.
Nhiều phế thải xây dựng như đất, gạch vỡ, bê tông và cả rác đã được đổ xuống lòng sông Lô hình thành một bờ vách cao khoảng 5m so với mặt nước. Phần chìm xuống lòng sông chưa thể đo đếm nhưng ước tính có cả nghìn khối đất, đá.
Dưới lòng sông là nham nhở các loại phế thải xây dựng như đất, gạch vỡ, bê tông và cả rác đã được đổ xuống hình thành một bờ vách cao khoảng 5m so với mặt nước. Phần chìm xuống lòng sông chưa thể đo đếm nhưng ước tính có cả nghìn khối đất, đá.
Rất nhiều khối bê tông bị phá dỡ trong quá trình xây dựng được tập kết về khu vực bãi thải này.
Rất nhiều khối bê tông bị phá dỡ trong quá trình xây dựng được tập kết về khu vực bãi thải này.
Đất thải với dấu tích rất mới và kèm cả rác bốc mùi hôi tanh vẫn đang tiếp tục được đổ về khu vực này.
Đất thải với dấu tích rất mới và kèm cả rác bốc mùi hôi tanh vẫn đang tiếp tục được đổ về khu vực này.
Một phần bãi thải được tận dụng để tập kết, ương tạm một số cây trồng lâu năm. Theo ghi nhận của PV, bãi thải đua ra lòng sông Lô khoảng hơn 40m, với chiều dài gần 100m và tiếp giáp với tuyến đường từ trung tâm xã Vân Sơn đi thôn Mãn Sơn.
Một phần bãi thải được tận dụng để tập kết, ương tạm một số cây trồng lâu năm. Theo ghi nhận của PV, bãi thải đua ra lòng sông Lô khoảng hơn 40m, với chiều dài gần 100m và tiếp giáp với tuyến đường từ trung tâm xã Vân Sơn đi thôn Mãn Sơn.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh - Chủ tịch UBND xã Vân Sơn, khu vực đổ thải trên do Công ty TNHH Tỉnh Đào thực hiện từ 2 năm nay và được sự đồng ý của UBND huyện Sơn Dương với mục đích “chống sạt lở bờ sông“.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh - Chủ tịch UBND xã Vân Sơn, khu vực đổ thải trên do Công ty TNHH Tỉnh Đào (Công ty Tỉnh Đào) thực hiện từ 2 năm nay và được sự đồng ý của UBND huyện Sơn Dương với mục đích “chống sạt lở bờ sông“.
Được biết, ngày 5.6.2019 xã Vân Sơn có văn bản số 31/CV-UBND gửi UBND huyện Sơn Dương đề nghị chấp thuận cho Công ty Tỉnh Đào tự bỏ vốn xây dựng đắp đất đá tạo bờ lấn ra lòng sông Lô chống sạt lở bờ soi, đê. Tuy nhiên, khi được đề nghị cung cấp các văn bản đánh giá hiện trạng sạt lở tại khu vực này và các tài liệu liên quan bà Hạnh liên tục từ chối với lý do “các cơ quan chức năng đang thanh kiểm tra“. Bà Hạnh cũng thông tin thêm “đồng chí Chủ tịch UBND huyện đã có chỉ đạo nếu có báo chí hỏi thông tin về việc này thì mời lên huyện làm việc“.
Được biết, ngày 5.6.2019 xã Vân Sơn có văn bản số 31/CV-UBND gửi UBND huyện Sơn Dương đề nghị chấp thuận cho Công ty Tỉnh Đào tự bỏ vốn xây dựng đắp đất đá tạo bờ lấn ra lòng sông Lô chống sạt lở bờ soi, đê. Khi được đề nghị cung cấp văn bản đánh giá hiện trạng sạt lở tại khu vực này và các tài liệu liên quan bà Hạnh từ chối với lý do “các cơ quan chức năng đang thanh kiểm tra, xã không thể cung cấp thông tin, tài liệu cho báo chí“.
Một điểm đổ thải khác trên sông Lô đoạn qua thôn Kim Xuyên, xã Hồng Lạc (Sơn Dương). Diện tích bãi thải này ước tính khoảng gần 3.000m2, một bên tiếp giá với một bến thuỷ nội địa, một bên là bãi bồi canh tác nông nghiệp của người dân địa phương.
Một điểm đổ thải khác trên sông Lô đoạn qua thôn Kim Xuyên, xã Hồng Lạc (Sơn Dương). Diện tích bãi thải này ước tính khoảng gần 3.000m2, một bên tiếp giá với một bến thuỷ nội địa, một bên là bãi bồi canh tác nông nghiệp của người dân địa phương.
Tương tự như điểm đổ thải ở xã Vân Sơn, tại đây phế thải xây dựng đã được đổ trùm và tràn xuống một phần lòng sông Lô, ước tính cả vạn khối đất đá đã được tập kết về khu vực này.
Tương tự như điểm đổ thải ở xã Vân Sơn, tại đây phế thải xây dựng đã được đổ trùm và tràn xuống một phần lòng sông Lô, ước tính cả vạn khối đất đá đã được tập kết về khu vực này.
Ngổn ngang các tấm bê tông bị phá dỡ đã được chuyển về vứt bỏ tại đây.
Ngổn ngang các tấm bê tông bị phá dỡ đã được chuyển về vứt bỏ tại đây.
Ông Nguyễn Xuân Hiển - Chủ tịch UBND xã Hồng Lạc cho biết, điểm đổ thải này do Công ty TNHH Tỉnh Đào thực hiện trên một phần đất của Công ty CP Hồng Lạc và đã có sự thoả thuận của 2 đơn vị. Phế thải chủ yếu là đất đá, bê tông bỏ đi trong quá trình công ty Tỉnh đảo thi công tuyến đường.
Ông Nguyễn Xuân Hiển - Chủ tịch UBND xã Hồng Lạc cho biết, điểm đổ thải này do Công ty TNHH Tỉnh Đào thực hiện. Phế thải chủ yếu là đất đá, bê tông bỏ đi trong quá trình công ty Tỉnh đảo thi công đường giao thông trên địa bàn.
Khi được đề nghị cung cấp phương án đổ thải và tài liệu liên quan ông Hiển cho biết: “Hiện tại xã không giữ bất kỳ giấy tờ nào liên quan tới việc này do đã cung cấp cho đoàn thanh, kiểm tra của huyện và tỉnh“. Đồng thời hướng dẫn PV có thể đến trực tiếp đơn vị đổ thải hoặc UBND huyện Sơn Dương, Sở TNMT tỉnh Tuyên Quang để nắm được các thông tin cụ thể.
Khi được đề nghị cung cấp giấp phép, phương án đổ thải và tài liệu liên quan ông Hiển cho biết: “Hiện tại xã không giữ bất kỳ giấy tờ nào liên quan tới việc này do đã cung cấp cho đoàn thanh, kiểm tra của huyện và tỉnh“. Đồng thời hướng dẫn PV có thể đến trực tiếp đơn vị đổ thải hoặc UBND huyện Sơn Dương, Sở TNMT tỉnh Tuyên Quang để nắm được các thông tin cụ thể.

Có đúng quy trình ?

Ngày 25.6.2019, ông Phạm Văn Lương thời điểm đó là Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương (hiện là Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban kiểm tra Tỉnh uỷ Tuyên Quang) ký văn bản số 1377/UBND-GT đồng ý cho Công ty TNHH Tỉnh Đào đắp đất đá, chống sạt lở bờ sông Lô trên địa bàn xã Vân Sơn.

Tuy nhiên, việc đổ đất đá chống sạt lở tại đây không hề có các phương án đi kèm thể hiện diện tích, khối lượng, thời gian cho phép.

Từ đó, nhờ "lá bùa" là văn bản số 1377, đất đá, phế thải xây dựng đã được công khai đổ không kiểm soát xuống lòng sông Lô trên danh nghĩa "chống sạt lở" mà không vấp phải sự kiểm tra, xử lý nào từ các cơ quan chức năng trong thời gian dài.

Được biết để thực hiện một dự án chống sạt lở bờ sông, chân đê yêu cầu một quy trình rất chặt chẽ từ đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án thực hiện, chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt từ các cấp cho thẩm quyền.

Phong Quang - Phùng Minh
TIN LIÊN QUAN

Khắc phục sạt lở nghiêm trọng bên bờ sông Lô

Phong Quang |

Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 450m, cuốn trôi hàng nghìn mét đất sản xuất, mặc dù tại khu vực này không hề có hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông.

Có một dòng sông Lô rất khác giữa dịch COVID-19

Long Nguyễn |

Không còn hoạt động khai thác cát sỏi rầm rập suốt cả ngày lẫn đêm như trước đây, nước sông Lô giờ biêng biếc xanh. Dòng sông với những con nước dữ tợn và đỏ quạnh hôm nào giờ bỗng hiền hòa đến lạ. Tuy nhiên, lo lắng thì vẫn còn...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Khắc phục sạt lở nghiêm trọng bên bờ sông Lô

Phong Quang |

Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 450m, cuốn trôi hàng nghìn mét đất sản xuất, mặc dù tại khu vực này không hề có hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông.

Có một dòng sông Lô rất khác giữa dịch COVID-19

Long Nguyễn |

Không còn hoạt động khai thác cát sỏi rầm rập suốt cả ngày lẫn đêm như trước đây, nước sông Lô giờ biêng biếc xanh. Dòng sông với những con nước dữ tợn và đỏ quạnh hôm nào giờ bỗng hiền hòa đến lạ. Tuy nhiên, lo lắng thì vẫn còn...