Giải pháp nào để xe ghép, xe đi chung hoạt động hợp pháp

Minh Hạnh |

Mặc dù tham gia hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh nhưng xe ghép, xe đi chung… không dùng biển vàng theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA và không tham gia các nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Đây là điều bất cập và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong vận tải khách.

Cạnh tranh gay gắt

Theo anh Đ.D.T (trưởng một nhóm xe đi ghép tuyến Hà Nội - Tuyên Quang), việc phát triển dòng xe ghép, xe đi chung xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. Năm 2016, nhận thấy nhu cầu đó, anh T mua 1 chiếc xe nhãn hiệu Huyndai Santafe để mở dịch vụ vận chuyển khách. Việc kinh doanh thuận lợi, anh T rủ thêm bạn bè cùng mua xe lập nhóm để kinh doanh.

Anh Đ.D.T cho hay, thời gian đầu, khách đông, thu nhập khá. Nay do sức cạnh tranh quá cao, nhiều cá nhân, nhóm cùng hoạt động nên lượng khách ít hẳn. "Hiện chỉ riêng tại khu vực TP Tuyên Quang, đã có gần 600 xe chạy tuyến Tuyên Quang - Hà Nội nên lượng khách ít, thu nhập cũng chỉ lấy công làm lãi. Nếu vay ngân hàng mua xe thì trừ tất cả chi phí, thu nhập không bằng đi lái xe thuê” - anh Đ.D.T nói.

Mặc dù được nhiều người lựa chọn nhưng xe ghép, xe đi chung được coi là hoạt động chui. Ảnh minh họa: Minh Hạnh
Mặc dù được nhiều người lựa chọn nhưng xe ghép, xe đi chung được coi là hoạt động chui. Ảnh: Minh Hạnh

Cũng theo anh T, một lý do nữa khiến các nhà xe đứng trước nguy cơ "rơi rụng" khách là không ít lái xe chở khách từ các tỉnh về Hà Nội không thuộc đường sá Thủ đô, khách trả ở nhiều điểm xa nhau, có khi rơi vào khung giờ cao điểm... lại càng chậm trễ khiến khách chuyển sang chọn nhà xe khác.

Ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (sở hữu hãng xe Sao Việt) - cho biết, hiện mỗi ngày có hàng chục nghìn xe ghép, xe đi chung hoạt động từ Hà Nội đi các tỉnh và ngược lại. Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an, xe đang hoạt động kinh doanh vận tải phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng có chữ và số màu đen, nhưng phần lớn xe ghép, xe tiện chuyến chưa được “vàng hóa” biển kiểm soát theo quy định, không đăng ký kinh doanh và không thực hiện nghĩa vụ thuế…, gây bất bình đẳng trong kinh doanh vận tải.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Bá Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Công nghệ An Vui (chuyên cung cấp nền tảng quản lý điều hành tổng thể cho các doanh nghiệp vận tải hành khách đường dài) - cho rằng, vận tải hành khách là ngành kinh doanh có điều kiện. Do đó, xe ghép, xe đi chung không thực hiện việc đóng thuế, không đăng ký kinh doanh… là vi phạm pháp luật.

“Để tạo sự bình đẳng và sòng phẳng trong kinh doanh, Bộ Giao thông Vận tải cần chỉ đạo Cục Đường bộ tăng cường quản lý nhóm xe ghép, xe đi chung. Trong đó, cần tập trung ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý vì các hãng taxi hay xe công nghệ đều đang thực hiện rất tốt” - ông Mạnh cho hay.

Xe ghép, xe đi chung còn nhiều bất cập

Sự thuận tiện, linh hoạt của xe ghép, xe đi chung đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của người dân: Hành khách sử dụng phương tiện này tận dụng được thời gian, địa điểm di chuyển thay vì phải tập trung tại bến xe mà giá cả, phí vận chuyển không cao hơn nhiều so với các tuyến xe cố định...

Tuy nhiên, loại hình này cũng tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt khi xảy ra các sự cố, tai nạn... sẽ rất khó phân giải các vấn đề bồi thường thiệt hại, bảo hiểm…

Ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát cho rằng, cơ quan chức năng cần có chế tài để quản lý xe ghép, xe tiện chuyến. Nếu thả lỏng như hiện nay sẽ phá luồng tuyến vận tải khách, cạnh tranh không lành mạnh và thất thu thuế cho Nhà nước.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - Phó trưởng Khoa Vận tải Kinh tế - Trường Đại học Giao thông Vận tải, năm 2015, ứng dụng Grab có triển khai dịch vụ Grab Share - dịch vụ đi chung, nhưng sau đó cũng phải dừng lại vì Bộ Giao thông Vận tải không cho phép triển khai dịch vụ này.

Hiện nay, dịch vụ xe ghép tự phát lại nở rộ, chủ yếu trên không gian mạng. Hành khách, lái xe chỉ biết nhau qua mạng xã hội, khi đi xe đường dài có thể sẽ xảy ra những rủi ro như trộm cắp, cướp...

“Nếu không cấm được, Bộ Giao thông Vận tải cần nghiên cứu để đưa ra phương án quản lý loại hình vận tải này" - PGS.TS Nguyễn Hồng Thái nêu quan điểm.

Luật sư Dương Văn Mai - Công ty Luật Bách Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, Khoản 1, Điều 62 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28.12.2021 của Chính phủ quy định rõ việc xử lý hành vi không đăng ký kinh doanh: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh; Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh; Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định...

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Tiện ích, linh hoạt, xe ghép được ưa chuộng nhưng vẫn... ngoài vòng pháp luật

Minh Hạnh |

Thuận tiện khi đáp ứng được nhu cầu của người dân nhưng xe đi chung, xe ghép lại đang đứng “ngoài vòng pháp luật” khi không đăng ký kinh doanh, không nộp thuế và phá vỡ quy hoạch luồng tuyến vận tải khách công cộng.

Bến xe vắng khách, xe ghép, xe đi chung "cháy" chiều về Hà Nội

Minh Hạnh |

Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, hôm nay (13.2.2024 tức mùng 4 Tết) nhiều gia đình đã bắt đầu trở lại Hà Nội, việc người dân trở về thành phố ồ ạt đã làm lượng phương tiện quá tài; xe ghép, xe đi chung, xe limousine... kín chỗ chiều về Hà Nội, chiều ngược lại phải chạy rỗng.

Dịch vụ xe ghép, xe tiện chuyến nở rộ nhưng khó kiểm soát dịp Tết Dương lịch

THU GIANG |

Được quảng cáo là xe đưa đón tại nhà và trả đúng điểm hẹn, dịch vụ xe ghép, xe tiện chuyến đang thu hút nhiều sinh viên học tập tại Hà Nội. Điều đáng nói là dù dịch vụ xe ghép đang nở rộ cuối năm nhưng hầu hết hình thức kinh doanh này vẫn hoạt động “chui”, mà không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng.

No Va Thảo Điền thông báo bất thường về lô trái phiếu 2.300 tỉ đồng

Anh Kiệt |

No Va Thảo Điền cho biết, khối lượng trái phiếu đang lưu hành của lô NTDCH2227001 hiện là hơn 2,1 nghìn tỉ đồng. Tổng số tiền thanh toán là hơn 7,5 tỉ đồng vào ngày 23.2.2024.

Khởi tố tài xế xe Mazda cầm dao chém rách lốp xe buýt ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Cơ quan điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm đã khởi tố, tạm giam Nguyễn Lê Tuấn Đức (sinh năm 1991, ở phố Ga, Thường Tín, Hà Nội) - là tài xế xe Mazda cầm dao chém rách lốp xe buýt trên đường Hoàng Quốc Việt.

Chủ chung cư mini nứt toác ở Hà Nội sẽ hỗ trợ chi phí cho người dân thuê trọ

Thu Giang |

Sau khi tòa nhà gặp sự cố, chủ chung cư mini số 22B (ngõ 236/17 đường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) thông báo sẽ hỗ trợ chi phí cho người dân chuyển đồ đạc, thuê trọ.

Hiện trường vụ cháy ki ốt chợ ở TPHCM, gây thiệt hại nhiều tài sản

Nguyên Chân |

TPHCM - Vụ cháy xảy ra vào khoảng 5h ngày 28.2 tại một ki ốt ở chợ Hiệp Tân (quận Tân Phú). Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản bị hư hại. Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.

Quốc gia EU dọa vô hiệu hóa vùng lãnh thổ của Nga

Ngọc Vân |

Kaliningrad sẽ là nơi chịu hậu quả đầu tiên nếu Nga “dám thách thức NATO” - Đại sứ Lithuania tại Thụy Điển tuyên bố.

Tiện ích, linh hoạt, xe ghép được ưa chuộng nhưng vẫn... ngoài vòng pháp luật

Minh Hạnh |

Thuận tiện khi đáp ứng được nhu cầu của người dân nhưng xe đi chung, xe ghép lại đang đứng “ngoài vòng pháp luật” khi không đăng ký kinh doanh, không nộp thuế và phá vỡ quy hoạch luồng tuyến vận tải khách công cộng.

Bến xe vắng khách, xe ghép, xe đi chung "cháy" chiều về Hà Nội

Minh Hạnh |

Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, hôm nay (13.2.2024 tức mùng 4 Tết) nhiều gia đình đã bắt đầu trở lại Hà Nội, việc người dân trở về thành phố ồ ạt đã làm lượng phương tiện quá tài; xe ghép, xe đi chung, xe limousine... kín chỗ chiều về Hà Nội, chiều ngược lại phải chạy rỗng.

Dịch vụ xe ghép, xe tiện chuyến nở rộ nhưng khó kiểm soát dịp Tết Dương lịch

THU GIANG |

Được quảng cáo là xe đưa đón tại nhà và trả đúng điểm hẹn, dịch vụ xe ghép, xe tiện chuyến đang thu hút nhiều sinh viên học tập tại Hà Nội. Điều đáng nói là dù dịch vụ xe ghép đang nở rộ cuối năm nhưng hầu hết hình thức kinh doanh này vẫn hoạt động “chui”, mà không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng.