Được hưởng chế độ hưu trí trước tuổi phụ thuộc vào yếu tố nào?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh ngày 4.4.1968, là nam, đã chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 6.2020 (tổng số năm đóng là 31 năm 11 tháng BHXH bắt buộc); hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp đến tháng 7.202. Tôi muốn giải quyết chế độ hưu trí trước tuổi thì thủ tục làm như thế nào?

Về việc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu thì:

- Kể từ ngày 1.1.2021, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường đối với nam là 60 tuổi 3 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

- Lao động nam có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường trong trường hợp sau:

+ Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021.

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

+ Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021 từ đủ 15 năm trở lên.

- Lao động nam có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường trong trường hợp sau:

+ Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Lao động nam có thể nghỉ hưu ngay trong các trường hợp sau:

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

+ Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao và đã có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Khoản 2, 3 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định mức hưởng lương hưu hàng tháng như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm:

- Sổ BHXH.

- Đơn đề nghị hưởng lương hưu.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động.

Như vậy, việc xem xét bạn đọc có được hưởng chế độ hưu trí trước tuổi hay không phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn và điều kiện làm việc, nơi làm việc có thuộc các trường hợp được giảm trừ tuổi nghỉ hưu so với quy định.

BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để bạn căn cứ vào tình hình cụ thể để đối chiếu, xem xét.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Hồ sơ uỷ quyền cho người khác nhận thay lương hưu thế nào?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đang nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng và có việc nên sẽ rời khỏi nơi cư trú một thời gian. Vậy tôi có thể ủy quyền cho người nhà nhận thay các khoản trợ cấp bằng tiền mặt không? Nếu được thì thủ tục thế nào?

1,3 triệu lao động rời thành phố: Làm thế nào để giữ chân họ?

Minh Hương |

Trước sự tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, đã có khoảng 1,3 triệu người lao động từ TPHCM và các tỉnh trọng điểm phía Nam về các địa phương. Do vậy, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ thiếu hụt lao động, theo các chuyên gia, cần có những chính sách giữ chân và thu hút người lao động trở lại sau dịch.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Đã chi 27,24 nghìn tỉ đồng hỗ trợ người lao động

Minh Phương |

Về kết quả thực hiện Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116, tính đến thời điểm này, tổng kinh phí thực hiện 27,24 nghìn tỉ đồng, hỗ trợ cho 27,62 triệu lượt người lao động.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hồ sơ uỷ quyền cho người khác nhận thay lương hưu thế nào?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đang nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng và có việc nên sẽ rời khỏi nơi cư trú một thời gian. Vậy tôi có thể ủy quyền cho người nhà nhận thay các khoản trợ cấp bằng tiền mặt không? Nếu được thì thủ tục thế nào?

1,3 triệu lao động rời thành phố: Làm thế nào để giữ chân họ?

Minh Hương |

Trước sự tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, đã có khoảng 1,3 triệu người lao động từ TPHCM và các tỉnh trọng điểm phía Nam về các địa phương. Do vậy, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ thiếu hụt lao động, theo các chuyên gia, cần có những chính sách giữ chân và thu hút người lao động trở lại sau dịch.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Đã chi 27,24 nghìn tỉ đồng hỗ trợ người lao động

Minh Phương |

Về kết quả thực hiện Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116, tính đến thời điểm này, tổng kinh phí thực hiện 27,24 nghìn tỉ đồng, hỗ trợ cho 27,62 triệu lượt người lao động.