1,3 triệu lao động rời thành phố: Làm thế nào để giữ chân họ?

Minh Hương |

Trước sự tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, đã có khoảng 1,3 triệu người lao động từ TPHCM và các tỉnh trọng điểm phía Nam về các địa phương. Do vậy, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ thiếu hụt lao động, theo các chuyên gia, cần có những chính sách giữ chân và thu hút người lao động trở lại sau dịch.

Các biện pháp giữ người lao động ở lại

Tại tọa đàm trực tuyến về giải pháp hỗ trợ, ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ông Lê Văn Thanh – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết  - qua khảo sát tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm thì thấy, có sự thiếu hụt lao động cục bộ song không nhiều vì các doanh nghiệp chưa trở lại hoạt động 100%. Hiện có khoảng 70-75% doanh nghiệp, 50-60% lượng lao động so với trạng thái bình thường.

Mặt khác nhiều doanh nghiệp đã có chính sách giữ chân, giữ mối liên hệ với người lao động nên mức độ thiếu hụt lao động không đáng kể.

 
Hiện có khoảng 50-60% lượng lao động so với trạng thái bình thường. Ảnh: LDO

Ông Thanh đưa ra các đề xuất ngăn chặn nguy cơ thiếu hụt lao động: Nỗ lực phòng chống, dịch, bảo đảm an toàn, bảo đảm duy trì việc làm với chính sách “3 tại chỗ” và di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc, cùng các hình thức khác phù hợp với từng doanh nghiệp để duy trì việc làm.

Thực hiện các chế độ bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho người lao động để họ yên tâm sản xuất, kinh doanh. Đối với lao động ngừng việc do doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất hoặc có người lao động về quê, các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nhằm giữ chân lao động như:

Chủ động giữ thông tin, liên lạc để sẵn sàng kêu gọi người lao động quay trở lại sản xuất khi tình hình dịch được kiểm soát thông qua lập các nhóm trên mạng xã hội, Internet với người lao động.

Thực hiện các chế độ hỗ trợ, phúc lợi người lao động (trả lương ngừng việc, hỗ trợ bằng tiền đối với một số ngày nhất định khi tạm hoãn, nghỉ việc không lương), áp dụng các biện pháp ngừng việc có trả lương, hoặc tạm hoãn, nghỉ việc không lương thay cho việc chấm dứt hợp đồng lao động để giữ chân lao động…

Người lao động là tài sản giúp doanh nghiệp phát triển

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tập đoàn Dệt may Việt Nam chia sẻ, một trong những cách giữ chân NLĐ là phải gìn giữ lao động ngay khi dịch bệnh diễn ra.

 
Người lao động là tài sản của doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Theo đó, từ tháng 3.2020 khi bắt đầu có dịch bệnh ở Việt Nam, doanh nghiệp đã xác định, chỉ có 2 tài sản quan trọng cho phát triển bền vững: nguồn lao động và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Mất 2 tài sản này sẽ rất khó phục hồi và phát triển trở lại khi dịch bệnh qua đi" - ông Trường nhận định. Cho nên, ngay từ đầu chính sách chỉ đạo xuyên suốt của Tập đoàn và các đơn vị là chăm lo và giữ gìn lực lượng lao động, nhất là người lao động tay nghề cao.

Theo ông Trường, từ năm 2020, doanh nghiệp đã triển khai cơ chế để giữ mối liên hệ giữa người quản lý lao động và lực lượng lao động, đồng thời xây dựng các tổ nhóm COVID-19 trước đợt dịch lần thứ tư.

Mỗi tổ nhóm được phân công theo địa bàn khu vực ở trọ của NLĐ, tổ chức cho họ ở trọ cùng một chỗ thì làm cùng một tổ, một dây chuyền nhằm hạn chế số lượng người tiếp xúc. Việc này giúp bảo đảm nếu 1 người là F0 thì chỉ có 20 người là F1 chứ không phải là 300 hay 400 người...

Hỗ trợ đón lao động quay trở lại làm việc

Còn bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai cho hay, tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 38.000 doanh nghiệp. Trong và sau đợt dịch lần thứ tư vừa qua đã diễn ra một đợt dịch chuyển lao động lớn nhất từ trước tới nay.

Đồng Nai đón người dân từ TPHCM trở về tỉnh sau thời gian mắc kẹt do dịch bệnh COVID-19, trong đó có nhiều người lao động. Ảnh: Hà Anh Chiến
Đồng Nai đón người dân từ TPHCM trở về tỉnh sau thời gian mắc kẹt do dịch bệnh COVID-19, trong đó có nhiều người lao động. Ảnh: Hà Anh Chiến

Trước tình hình trên, Sở LĐTBXH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 13415/KH-UBND của UBND tỉnh về việc phối hợp hỗ trợ đón NLĐ từ các tỉnh, thành phố có nhu cầu đến, trở lại tỉnh Đồng Nai làm việc được hưởng ưu đãi các chính sách.

Chẳng hạn, được ưu tiên tiêm vaccine cho những đối tượng chưa tiêm mũi 1, được đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2 nhanh chóng, an toàn, bảo đảm điều kiện khi trở lại các doanh nghiệp làm việc.

Trường hợp người lao động phải thuê phòng trọ mà chưa nhận hỗ trợ theo Quyết định số 4346/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai trước khi về quê thì sẽ được hỗ trợ 300 nghìn đồng/người/lần (chưa bao gồm vợ, chồng, con nếu ở cùng phòng trọ)...

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Trường hợp nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn được hưởng hỗ trợ theo NQ 116

Minh Hương |

Ông Đào Đình Hải gửi câu hỏi: Tôi chấm dứt hợp đồng lao động từ 15.2.2021 và đã nhận được 3 tháng tiền trợ cấp thất nghiệp. Nay tôi có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 nữa không?

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Đã chi 27,24 nghìn tỉ đồng hỗ trợ người lao động

Minh Phương |

Về kết quả thực hiện Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116, tính đến thời điểm này, tổng kinh phí thực hiện 27,24 nghìn tỉ đồng, hỗ trợ cho 27,62 triệu lượt người lao động.

Điều kiện nhận tiền hỗ trợ theo NQ 116 với người nghỉ việc hơn 1 năm

Minh Hương |

Bạn đọc Hoàng Huyền hỏi: Sổ bảo hiểm xã hội của tôi là 1921496xxx. Tôi nghỉ chế độ thai sản hết 6 tháng và tôi có xin nghỉ thêm 1 năm không hưởng lương. Tôi mới làm đơn xin nghỉ việc, vậy tôi có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không?

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Doanh nghiệp bất động sản chờ đợi tháo gỡ từ chính sách vĩ mô

Gia Miêu |

Câu chuyện năm 2023 của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc nhiều vào các chính sách vĩ mô, đặc biệt là về tài chính.

Arsenal thắng kịch tính Man United ở phút bù giờ

Văn An |

Arsenal giành chiến thắng kịch tính 3-2 trước Man United tại vòng 21 Premier League.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Trường hợp nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn được hưởng hỗ trợ theo NQ 116

Minh Hương |

Ông Đào Đình Hải gửi câu hỏi: Tôi chấm dứt hợp đồng lao động từ 15.2.2021 và đã nhận được 3 tháng tiền trợ cấp thất nghiệp. Nay tôi có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 nữa không?

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Đã chi 27,24 nghìn tỉ đồng hỗ trợ người lao động

Minh Phương |

Về kết quả thực hiện Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116, tính đến thời điểm này, tổng kinh phí thực hiện 27,24 nghìn tỉ đồng, hỗ trợ cho 27,62 triệu lượt người lao động.

Điều kiện nhận tiền hỗ trợ theo NQ 116 với người nghỉ việc hơn 1 năm

Minh Hương |

Bạn đọc Hoàng Huyền hỏi: Sổ bảo hiểm xã hội của tôi là 1921496xxx. Tôi nghỉ chế độ thai sản hết 6 tháng và tôi có xin nghỉ thêm 1 năm không hưởng lương. Tôi mới làm đơn xin nghỉ việc, vậy tôi có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không?