Dạy học trực tuyến, giáo viên vẫn bị hàng loạt cuộc thi online bao vây

Bạn đọc Phan Thế Hoài |

Giáo viên, học sinh đang chịu quá nhiều áp lực khi vừa dạy học online vừa phải tham gia hàng loạt cuộc thi, hội thi phong trào từ các ban, ngành, đoàn thể.

Năm học 2021-2022, nhiều tỉnh thành trên cả nước phải dạy học trực tuyến vì ảnh hưởng dịch COVID-19. Việc dạy học online kéo dài khiến thầy và trò đều áp lực, căng thẳng, kể cả khủng hoảng tâm lý.

Thế mà, Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT), Phòng GDĐT và lãnh đạo trường học ở nhiều địa phương vẫn tổ chức hàng loạt cuộc thi online trong một thời ngắn khiến giáo viên và học sinh kiệt sức.

Nhiều đồng nghiệp của tôi ở một số tỉnh, thành trên cả nước cho biết, thời điểm này giáo viên và học sinh vẫn phải tham gia hàng loạt cuộc thi online từ lớn đến nhỏ. Có thể liệt kê một số cuộc thi như sau: “Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi”; “Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2021”; “Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng”; “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường”…

Quy định các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông thế nào? Ngày 5.5.2017, Bộ GDĐT ban hành Công văn số 1915/BGDĐT-GDTrH về tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông. Theo đó, đối với các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh tại địa phương, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT rà soát, tinh giảm cụ thể như sau:

Thứ nhất, Sở GDĐT chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền với hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của giáo viên và học sinh; không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không xét giải tập thể và không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với đơn vị tham gia.

Thứ hai, hình thức tổ chức cuộc thi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; giáo viên và học sinh được tham gia một cách tự nguyện, miễn phí; khuyến khích hình thức thi trực tuyến để có thể thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia. Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải có giải pháp đảm bảo mỗi giáo viên, học sinh có duy nhất 01 tài khoản do nhà trường xác nhận và quản lý để dự thi.

Thứ ba, không sử dụng kết quả của các cuộc thi do Sở GDĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do Sở GDĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018-2019; không xác nhận lại hoặc đề nghị Bộ GDĐT xác nhận lại thành tích của giáo viên và học sinh do Sở GDĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế.

Có thể nhận thấy, Công văn số 1915 hướng dẫn rất rõ về việc tổ chức các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông theo hướng tinh giảm, hiệu quả, thiết thực và chống bệnh thành tích. Thế nhưng, thực tế cho thấy Sở GDĐT, Phòng GDĐT và lãnh đạo trường học ở nhiều địa phương vẫn tổ chức hàng loạt cuộc thi trong một thời ngắn khiến giáo viên và học sinh kiệt sức.

Thời điểm này, nhiều tỉnh thành trên cả nước phải dạy học online vì ảnh hưởng dịch COVID-19, nhất là các địa phương ở phía Nam. Vậy nên, ngành giáo dục chỉ nên triển khai một vài cuộc thi liên quan đến dạy học online. Giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi phải trên tinh thần tự nguyện, không được ép buộc để lấy thành tích cho nhà trường.

Ví dụ, giáo viên nào có khả năng thì nên tham gia cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức”. Bởi, cuộc thi này nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số ngành giáo dục có chất lượng; nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy, học; đồng thời, tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của các nhà giáo trong đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học.

Thiết nghĩ, việc dạy học online là nhọc nhằn vô cùng, ngành giáo dục cần có sự cảm thông, chia sẻ, động viên hơn là tổ chức nhiều cuộc thi, trong đó có những cuộc thi chưa thực sự cần thiết cho cả thầy và trò. Chấm dứt một số cuộc thi nặng về hình thức cũng là cách góp phần đẩy lùi căn bệnh thành tích đang ngự trị ở trường học hiện nay.

Bạn đọc Phan Thế Hoài
TIN LIÊN QUAN

Tận dụng tối đa “thời gian vàng” trong dạy học online

Vân Trang |

Với trẻ tiểu học, để duy trì sự tập trung, hứng thú trong quá trình học online, các hoạt động giảng dạy nên được thiết kế trong khoảng thời gian nhất định.

Giáo viên cần tạo hứng thú khám phá cho trẻ lớp 1 khi dạy học online

Vân Trang |

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, để nâng cao hiệu quả dạy và học online cho trẻ vào lớp 1, giáo viên cần tạo hứng thú khám phá và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của trẻ trong mỗi buổi học.

"Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" với dạy học online

Hạ Nguyên |

Năm học 2021-2022 sắp bắt đầu với những điều đặc biệt chưa từng có tiền lệ. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ triển khai dạy - học online cho tất cả các cấp học. Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, học sinh chưa thể đến trường thì việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy, học là giải pháp rất hiệu quả để học sinh “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tận dụng tối đa “thời gian vàng” trong dạy học online

Vân Trang |

Với trẻ tiểu học, để duy trì sự tập trung, hứng thú trong quá trình học online, các hoạt động giảng dạy nên được thiết kế trong khoảng thời gian nhất định.

Giáo viên cần tạo hứng thú khám phá cho trẻ lớp 1 khi dạy học online

Vân Trang |

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, để nâng cao hiệu quả dạy và học online cho trẻ vào lớp 1, giáo viên cần tạo hứng thú khám phá và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của trẻ trong mỗi buổi học.

"Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" với dạy học online

Hạ Nguyên |

Năm học 2021-2022 sắp bắt đầu với những điều đặc biệt chưa từng có tiền lệ. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ triển khai dạy - học online cho tất cả các cấp học. Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, học sinh chưa thể đến trường thì việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy, học là giải pháp rất hiệu quả để học sinh “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.