Thiếu thuốc điều trị sốt xuất huyết ở khu vực phía Nam

KIM ĐỒNG |

Bệnh sốt xuất huyết đang lan rộng, trong khi đó, có thông tin, một số bệnh viện tại các tỉnh thành phía Nam đang bị “đứt” nguồn cung cấp thuốc điều trị sốt xuất huyết là dịch cao phân tử HES 200.000 dalton 6%. Điều này khiến không ít người lo ngại việc điều trị cho bệnh nhân sốc nặng do sốt xuất huyết không được kịp thời.

“Đứt” nguồn cung cấp thuốc

Thông tin từ một số bệnh viện cho hay, đang bị “đứt” nguồn cung cấp thuốc điều trị là dịch cao phân tử HES 200.000 dalton 6% khiến việc điều trị cho bệnh nhân sốc nặng do SXH gặp nhiều khó khăn. Theo phác đồ điều trị bắt buộc của Bộ Y tế, dung dịch cao phân tử được chỉ định trong điều trị chống sốc trên bệnh nhân SXH nặng.

Tại Việt Nam, các dung dịch cao phân tử đã được sử dụng gồm: Dung dịch dextran 40, dextran 70 và HES 200.000 dalton. Tất cả các thuốc trên đều được sản xuất tại nước ngoài và đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù thị trường nước ngoài, nhu cầu các thuốc trên rất thấp, nên hiện nguồn cung các thuốc này rất hạn chế.

Nhiều giải pháp “đối phó” tạm thời...

Trước đó, dược sĩ Bùi Quốc Tuấn - Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - thông tin, bệnh SXH trở nên “nóng” hơn khi lượng người nhập viện không ngừng tăng, số lượng thuốc sử dụng điều trị cũng tăng theo. Chỉ trong tháng 8.2019, đơn vị này sử dụng hết 300 chai dịch cao phân tử HES 200.000 dalton, trong khi bình thường chỉ sử dụng từ 100-130 chai/tháng. Trước nhu cầu sử dụng thuốc đặc trị tăng trong khi mùa dịch vẫn đang ở giai đoạn cao điểm, bệnh viện này đã gửi công văn đặt mua 700 chai HES 200.000 dalton nhưng Công ty Dược phẩm Việt Hà - đơn vị cung cấp cao phân tử HES 200.000 dalton trên toàn quốc phản hồi không thể cung cấp do đã hết hạn đăng ký visa nhập khẩu thuốc,...

Dược sĩ Bùi Quốc Tuấn cho biết: “Hiện lượng thuốc của bệnh viện chỉ đủ dùng trong chưa đầy một tháng nữa, nếu tiếp tục bị đứt nguồn cung thì chúng tôi buộc phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên mỗi khi có ca nặng”.

Khoa Dược - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã liên hệ và mua lại của Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM 20 chai dịch cao phân tử HES 200.000 dalton, nhưng lượng thuốc này khó thanh toán bảo hiểm y tế. Ngoài ra, dược sĩ Tuấn, cho biết thêm, những ngày qua, đơn vị này liên tiếp nhận được đề nghị “vay mượn” hoặc nhờ chỉ nơi có thể cung cấp dịch cao phân tử từ các bệnh viện tỉnh bạn.

Tương tự, một số bệnh viện tại TP.Hồ Chí Minh cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu thuốc điều trị sốt xuất huyết. Theo Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, năm 2019, các bệnh viện đã dự trù số lượng dịch cao phân tử và lên kế hoạch cho đợt đấu thầu mới. Tuy nhiên, không có đơn vị cung cấp nào dự thầu. Nguyên nhân được cho là hãng cung cấp sản phẩm nước ngoài ngừng sản xuất dịch cao phân tử HES 200.000 dalton. Sở Y tế đã có văn bản gửi Bộ Y tế kiến nghị tìm giải pháp thay thế trong phác đồ điều trị và thuốc liên quan.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện này - cũng cho biết: “Bệnh viện đã dự trù sẵn và đảm bảo nguồn điều trị. Hiện số thuốc đủ dùng cho nhu cầu điều trị của đơn vị và hỗ trợ qua lại một số bệnh viện đảm bảo đảm việc điều trị bệnh. Ngoài ra, Sở Y tế cũng đang tìm nguồn để nhập thuốc”.

Được biết, những ngày qua, bệnh viện Nhi Đồng 1 liên tục nhận được yêu cầu “vay mượn” từ các bệnh viện khác như: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre), Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…

Đồng Nai: Lo thiếu tiểu cầu khi bệnh nhân sốc sốt xuất huyết

Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, số ca mắc bệnh SXH sẽ còn tăng cao trong những ngày tới và trong tháng 10. Mới đây, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai về việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết và cũng nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết của Đồng Nai vẫn thuộc “tốp” cao của cả nước. Bác sĩ Đồng Minh Hùng - Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện đa khoa Đồng Nai - cho hay, thời gian gần đây, mỗi tuần bệnh viện điều trị cho từ 1 -3 ca bị sốc sốt xuất huyết. Những bệnh nhân bị sốc sốt xuất huyết phải được truyền dịch cao phân tử, truyền máu, thậm chí có lúc cần truyền tiểu cầu. Do bệnh viện không có sẵn tiểu cầu nên phải lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) để mua, nhưng cũng có khi Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo tiểu cầu không có sẵn, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai không mua được đành phải chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện ở TPHCM. H.A.C

Sớm nhập khẩu thuốc điều trị sốt xuất huyết

Trước việc một số các bệnh viện thông tin, hiện nguồn cung cấp thuốc điều trị sốt xuất huyết là dịch cao phân tử HES 200.000 dalton 6% đang thiếu. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, đã có công văn chỉ đạo các cơ sở nhập khẩu, cơ sở kinh doanh liên hệ với nhà sản xuất nước ngoài để tìm nguồn cung ứng thuốc. Cục Quản lý Dược cũng đã hướng dẫn các cơ sở nhập khẩu lập hồ sơ nhập khẩu trong trường hợp nhà sản xuất không thể cung ứng thuốc có số đăng ký tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược sẽ xem xét, cấp phép nhập khẩu, đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. K.Đ - T.LINH

KIM ĐỒNG
TIN LIÊN QUAN

Sự nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

ĐẠT AN |

Hiện tại đang vào mùa mưa nên dịch bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát mạnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thiếu hiểu biết và chủ quan với dịch bệnh nguy hiểm trên.

Phòng chống dịch sốt xuất huyết ở Đà Nẵng: Thành bại ở việc úp lu

H.V.M |

Đà Nẵng đang là một điểm dịch sốt xuất huyết với quy mô lớn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng quyết định sự thành bại trong việc dập dịch là ý thức của người dân trong việc “úp lu” để diệt loăng quăng.

Sốt xuất huyết tăng cao, do phun thuốc diệt muỗi chưa hiệu quả?

THUỲ LINH |

Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận, vừa có ca tử vong do biến chứng sốt xuất huyết tại bệnh viện. Thống kê của Sở Y tế TP.Đà Nẵng: Tính đến cuối tháng 8.2019, số ca mắc sốt xuất huyết tại thành phố hơn 3.800 ca, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Hiện, cả nước đã có 16 người chết vì sốt xuất huyết. Phải chăng, việc phun thuốc diệt muỗi chưa thực sự hiệu quả?

Muôn vàn lý do của doanh nghiệp chậm trả gốc lãi trái phiếu gửi về HNX

Đức Mạnh |

Chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, do nhà đầu tư ở nước ngoài, lỗi kỹ thuật chuyển tiền... là những lý do mà doanh nghiệp phản hồi HNX về chậm trả gốc, lãi trái phiếu.

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn Hà Nội: Tài xế nữ cũng không bỏ qua

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, ngoài các nam tài xế bị kiểm tra, xử phạt, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cũng rà soát nhiều trường hợp tài xế là nữ điều khiển phương tiện cơ giới.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Bài học từ thế giới không tiền mặt của Thụy Điển

Thanh Hà |

Trong khảo sát gần đây, rất ít người Thụy Điển cho biết đã sử dụng tiền mặt trong 30 ngày trước đó và có tới 95% người từ 15-65 tuổi có ứng dụng thanh toán di động trong điện thoại.

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. 

Sự nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

ĐẠT AN |

Hiện tại đang vào mùa mưa nên dịch bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát mạnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thiếu hiểu biết và chủ quan với dịch bệnh nguy hiểm trên.

Phòng chống dịch sốt xuất huyết ở Đà Nẵng: Thành bại ở việc úp lu

H.V.M |

Đà Nẵng đang là một điểm dịch sốt xuất huyết với quy mô lớn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng quyết định sự thành bại trong việc dập dịch là ý thức của người dân trong việc “úp lu” để diệt loăng quăng.

Sốt xuất huyết tăng cao, do phun thuốc diệt muỗi chưa hiệu quả?

THUỲ LINH |

Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận, vừa có ca tử vong do biến chứng sốt xuất huyết tại bệnh viện. Thống kê của Sở Y tế TP.Đà Nẵng: Tính đến cuối tháng 8.2019, số ca mắc sốt xuất huyết tại thành phố hơn 3.800 ca, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Hiện, cả nước đã có 16 người chết vì sốt xuất huyết. Phải chăng, việc phun thuốc diệt muỗi chưa thực sự hiệu quả?