Sốt xuất huyết tăng cao, do phun thuốc diệt muỗi chưa hiệu quả?

THUỲ LINH |

Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận, vừa có ca tử vong do biến chứng sốt xuất huyết tại bệnh viện. Thống kê của Sở Y tế TP.Đà Nẵng: Tính đến cuối tháng 8.2019, số ca mắc sốt xuất huyết tại thành phố hơn 3.800 ca, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Hiện, cả nước đã có 16 người chết vì sốt xuất huyết. Phải chăng, việc phun thuốc diệt muỗi chưa thực sự hiệu quả?

Bệnh nhân tử vong vì biến chứng

Nữ bệnh nhân 28 tuổi qua đời do nhiễm trùng máu và suy đa tạng, biến chứng từ sốt xuất huyết, ngày 3.9. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quận Hải Châu cuối tháng 8, do suy gan tối cấp, suy thận, tụt huyết áp, suy tim... sau đó chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng. Bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm trùng máu, suy đa tạng do biến chứng sốt xuất huyết Dengue. Bệnh nhân phải lọc máu liên tục trong một tuần. Các bác sĩ nhiều lần hội chẩn, dùng phương pháp điều trị kỹ thuật cao nhưng không cứu được người bệnh.

Đầu tháng 9, Đà Nẵng ghi nhận gần 4.000 ca sốt xuất huyết, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2018.

Còn tại Hà Nội, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.399 trường hợp mắc sốt xuất huyết nhưng chưa có trường hợp tử vong.

Đánh giá về tình hình bệnh sốt xuất huyết qua các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa 2 - Nguyễn Văn Hạnh - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết: “Năm 2019 dịch kéo dài từ đầu năm đến nay, không trọng điểm trong vòng mấy tháng dồn dập như năm 2017. Tuy nhiên, có thể nói từ năm 2017 cho đến nay, không lúc nào chúng tôi hết bệnh nhân sốt xuất huyết, có lúc số lượng bệnh nhân chỉ giảm đi tối thiểu. Năm 2018, tháng nào ít nhất cũng chục bệnh nhân. Từ đầu năm 2019, mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận vài bệnh nhân nhưng từ đầu mùa mưa, tức khoảng 2 tháng nay, số lượng bệnh nhân tăng lên, mỗi ngày tại khoa chúng tôi tiếp nhận khoảng chục bệnh nhân phải nằm viện điều trị. Còn số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú khoảng 30 bệnh nhân”.

Theo bác sĩ Hạnh, thông thường, bệnh nhân phải nhập viện do có một trong các biểu hiện như sốt cao, huyết áp tụt, đau đầu, ngất xỉu, lả đi, chảy máu nhiều, xuất huyết dưới da nhiều, chảy máu chân răng, chảy máu cam, rong kinh, đi lỏng nhiều. Khi sốt buộc bệnh nhân uống nước nhiều, ăn hoa quả nhiều, nhưng niêm mạc ruột bị xung huyết, hấp thu kém hơn nhiều, vì vậy gây hiện tượng đi ngoài do hấp thu thừa, khiến nhiều bệnh nhân nhầm lẫn mình mắc bệnh tiêu chảy.

Một số bệnh nhân men gan tăng, tiểu cầu giảm mạnh, khi siêu âm thì thành túi mật dày, túi mật căng, kèm viêm phổi...vì vậy phải điều trị tích cực, tránh biến chứng nặng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hạnh thăm khám cho các bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện E. Ảnh: THÙY LINH
Bác sĩ Nguyễn Văn Hạnh thăm khám cho các bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện E. Ảnh: THÙY LINH

Còn khoảng trống trong phun thuốc diệt muỗi?

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hạnh, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được điều trị sớm. Ngay từ khi sốt đã phải uống bù dịch, điện giải, khi vào viện điều trị, có thể bác sĩ sẽ kê một lượng kháng sinh thông thường để chống bội nhiễm, không để các triệu chứng viêm họng, viêm xoang nặng lên. Đồng thời, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung vitamin, bổ sung khoáng, magie... nếu không bệnh nhân rất dễ gặp phải các triệu chứng như mỏi cơ, đau đầu, bứt rứt dưới da.

Theo bác sĩ Hạnh, đơn cử như tại khu vực xung quanh bệnh viện E, nếu các tháng trước đây, bệnh nhân đến từ khu Dịch Vọng Hậu nhiều thì hiện nay bệnh nhân mắc sốt xuất huyết từ khu Mỹ Đình, Mai Dịch bắt đầu tăng lên, phạm vi bệnh nhân ở rộng hơn. Như vậy, có thể thấy dịch không khu trú nữa mà bao trùm các quận huyện, với số lượng bệnh nhân nhiều hơn. Vì vậy, ngành y tế dự phòng cần tích cực vào cuộc, phun thuốc muỗi, đồng thời cùng với người dân diệt bọ gậy, không để muỗi sốt xuất huyết có nơi sinh sản, trú ngụ.

Đánh giá về nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết, một chuyên gia y tế cho rằng một phần nguyên nhân là do người dân còn chưa nhận thức đầy đủ về việc diệt bọ gậy, phòng trừ muỗi sốt xuất huyết. Đồng thời ngành y tế cũng gặp khó khăn trong quá trình phòng diệt muỗi. “Tại các thành phố lớn, mật độ dân số cao, vệ sinh môi trường chưa tốt, nước đọng nhiều, mật độ nhà dày đặc, những khoảng trống giữa 2 gia đình không thể phun vào được. Khe hở, khoảng trống sẽ khó phun. Nhà cao tầng cũng hạn chế phun thuốc muỗi, không thể phun triệt để được...” - vị này phân tích.

Miễn dịch giữa vùng này vùng kia có sự khác nhau, người dân chưa được tiêm phòng đầy đủ, khi đến vùng dân cư khác sẽ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, gặp mầm bệnh là phát bệnh. Thậm chí, đưa mầm bệnh mới từ nơi này sang nơi khác. Bệnh sốt xuất huyết không phải là ngoại lệ.

Khi bản thân hoặc gia đình có người mắc sốt xuất huyết cần phải báo ngay với ngành y tế địa phương, để cảnh báo, phun thuốc diệt muỗi, tránh bệnh lây lan rộng ra cộng đồng. Đặc biệt, người dân cần mắc màn khi đi ngủ.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt, chảy nước mắt mũi, ngứa ngáy, mắt xung huyết, đau đầu, mỏi cơ, đặc biệt các cơ lớn thì cần đến cơ sở y tế để khám, xét nghiệm sớm để được điều trị.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt là khu vực phía Nam. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã có gần 130.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 16 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 3 lần.

THUỲ LINH
TIN LIÊN QUAN

Mỗi ngày hàng chục bệnh nhân sốt xuất huyết "nườm nượp" đến bệnh viện

T.Linh |

Sau những ngày mưa, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng lên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Một bệnh nhân sốt xuất huyết tại Đà Nẵng tử vong do biến chứng nặng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng vừa ghi nhận một bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng máu, suy đa tạng từ biến chứng của sốt xuất huyết.

Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh

THÙY LINH |

Theo Bộ Y tế, sau những ngày mưa nhiều, đặc biệt là khu vực phía Nam lúc nắng lúc mưa, những ngày tới thật sự là cao điểm SXH. Đáng lo ngại hơn, dịch SXH hiện nay không còn diễn biến theo chu kỳ mà xuất hiện quanh năm, với những diễn biến khó lường. Vì thế, cần tuyên truyền rõ để người dân tự giác diệt loăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Mỗi ngày hàng chục bệnh nhân sốt xuất huyết "nườm nượp" đến bệnh viện

T.Linh |

Sau những ngày mưa, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng lên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Một bệnh nhân sốt xuất huyết tại Đà Nẵng tử vong do biến chứng nặng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng vừa ghi nhận một bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng máu, suy đa tạng từ biến chứng của sốt xuất huyết.

Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh

THÙY LINH |

Theo Bộ Y tế, sau những ngày mưa nhiều, đặc biệt là khu vực phía Nam lúc nắng lúc mưa, những ngày tới thật sự là cao điểm SXH. Đáng lo ngại hơn, dịch SXH hiện nay không còn diễn biến theo chu kỳ mà xuất hiện quanh năm, với những diễn biến khó lường. Vì thế, cần tuyên truyền rõ để người dân tự giác diệt loăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt.