Chưa giảm được chi phí khám chữa bệnh từ tiền túi của người dân

Thùy Linh-Trần Vương |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương có đề cập đến về mục tiêu giảm bớt tỉ lệ sử dụng tiền túi của bệnh nhân khi khám chữa bệnh nhưng đến nay, việc triển khai thực hiện còn chưa hiệu quả.

Triển khai thực hiện giảm chi phí y tế từ tiền túi bệnh nhân chưa hiệu quả

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP.Hồ Chí Minh) cho biết: Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương có đề cập đến mục tiêu giảm bớt tỉ lệ sử dụng tiền túi của bệnh nhân khi thực hiện dịch vụ y tế, tuy nhiên, đến nay, có thể thấy việc triển khai thực hiện còn chưa hiệu quả.

"Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có giải pháp nào để thực hiện mục tiêu này?" - đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chất vấn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Khánh Phong Lan về giảm chi phí điều trị cho người dân, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, đây là vấn đề được ngành Y tế rất quan tâm. Vì vậy, để giảm tiền túi của người dân cần chuyển đổi mô hình bệnh tật bền vững, tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng, bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân giảm gánh nặng bệnh tật.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, mô hình bệnh tật ở nước ta đã thay đổi rất nhiều, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, trong khi đó nhiều người có bệnh rồi mới đi khám, khiến chi phí khám chữa bệnh rất cao và hiệu quả chăm sóc y tế kém.

Vì vậy, bên cạnh tăng cường công tác dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm, cũng cần tăng cường nhận thức của người dân trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tăng cường độ bao phủ của các chính sách bảo hiểm y tế.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tiền túi của người dân phải bỏ ra cho công tác chăm sóc y tế nếu đạt mức 30%, đó mới là hệ thống y tế bền vững. Vì vậy, ngành Y tế sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Bộ trưởng Y tế nói về vấn đề bổ sung i-ốt trong thực phẩm

Phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hiển (Đoàn TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân cần tiếp cận rất thận trọng.

“Tuy nhiên, tại Nghị định 09 ban hành tháng 1.2016 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tháng 10.2017, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc các Sở Y tế khi thanh tra, kiểm tra thì chỉ thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối i-ốt, không thanh tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng i-ốt. Sau đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 19 yêu cầu sửa đổi Nghị định số 09 với nội dung và phương án rất cụ thể. Đây không chỉ liên quan đến muối i-ốt mà cả về vấn đề tăng cường kẽm trong chế biến thực phẩm” - đại biểu Đỗ Đức Hiển cho hay.

"Như vậy, có vẻ không nhất quán trong cách chỉ đạo về vấn đề này" - đại biểu Hiển tranh luận.

Về câu hỏi của đại biểu Đỗ Đức Hiển liên quan đến i-ốt trong thực phẩm, bộ trưởng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế phải đánh giá tác động và đối thoại với doanh nghiệp để đảm bảo hài hòa giữa công tác chăm sóc sức khỏe với quyền lợi của các doanh nghiệp.

Mới đây, công văn số 1526 ngày 10.3.2023 của Văn phòng Chính phủ đã giao cho các Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục thông tin tuyên truyền, đối thoại nhằm tăng cường đồng thuận, nhất là cộng đồng doanh nghiệp và chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09 năm 2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Bộ trưởng khẳng định, thực hiện chỉ đạo này, Bộ Y tế đã rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện và đã báo cáo Quốc hội. Việc thay đổi từ bắt buộc sang tự nguyện nên việc đánh giá tác động chính sách liên quan đến đối tượng thụ hưởng, doanh nghiệp và người dân là hết sức cần thiết. Theo kết quả, tiêu chuẩn về i-ốt ở Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn toàn cầu.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, vấn đề bổ sung vi chất vào thực phẩm là vấn đề khó, đặt ra mối quan hệ và giữa hai bên, đó là lợi ích cộng đồng và lợi ích của doanh nghiệp. Với trách nhiệm của ngành Y tế, trong quá trình sửa đổi Nghị định 09 này sẽ tiếp tục bổ sung phần đánh giá tác động liên quan đến các vấn đề để xử lý hợp lý và hài hòa nhất.

Thùy Linh-Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Y tế nói về việc trả lại tiền cho bệnh nhân ra ngoài mua thuốc

Thùy Linh-Trần Vương |

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết liên quan đến cơ chế thanh toán tiền trực tiếp cho người bệnh phải ra ngoài mua thuốc, hiện Bộ đã giao vụ Bảo hiểm Y tế xây dựng thông tư, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Vì sao trạm y tế chưa thể khám chữa bệnh từ xa?

Thùy Linh - Ngô Cường |

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay chưa có căn cứ để triển khai khám chữa bệnh từ xa tại trạm y tế. Kết cấu giá dịch vụ y tế chưa có cấu phần chi phí công nghệ thông tin, nên nguồn lực để dành cho việc này còn rất hạn chế.

Hơn 88,37 nghìn tỉ đồng thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT

việt lâm |

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) tính đến hết tháng 9.2023 ước đạt 91,746 triệu người, tăng 5,02% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến đến hết năm 2023, số người tham gia BHYT là khoảng trên 93,6 triệu người, chiếm khoảng 93,22% dân số toàn quốc.

Sáng dọn hàng ra, 5h chiều mới có người mua ở chợ từng sầm uất nhất Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Dời địa chỉ, treo bảng sang lô, ngồi bấm điện thoại, người mua thưa thớt… là những gì phóng viên Báo Lao Động ghi nhận được tại Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) - nơi từng được xem là chợ truyền thống sầm uất bậc nhất ở TP Cần Thơ.

Người giàu thứ 2 Ấn Độ gọi ông Phạm Nhật Vượng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn

Thanh Hà |

Ông Phạm Nhật Vượng vừa có cuộc gặp với ông Gautam Adani - tỉ phú giàu thứ hai Ấn Độ, giàu thứ 23 thế giới.

Một người nói đùa mang súng lên máy bay là trung tá Công an tỉnh Thái Bình

Hà Vi - Trung Du |

Thái Bình - Liên quan đến sự việc hành khách nói chuyện với nhau về việc cất súng trong hành lý, khiến chuyến bay mang số hiệu VN186 khởi hành từ Đà Nẵng - Hà Nội phải dừng khẩn cấp, có một người là trung tá công an, đang công tác tại Công an tỉnh Thái Bình.

18 giờ kinh hoàng trên du thuyền chở 1.000 khách gặp bão dữ giữa biển

Ngọc Vân |

Chuyến đi trong mơ trở thành cơn ác mộng đối với 1.000 hành khách trên du thuyền bị bão tấn công giữa biển, khiến 100 người bị thương.

Công an vào cuộc vụ người dân ồ ạt mang sổ đỏ đi tích hợp VNeID

Khánh Linh |

Sau khi nhận được các cuộc gọi từ số máy lạ, nhiều công dân đã mang sổ đỏ và căn cước công dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội để làm thủ tục khai báo, tích hợp thông tin vào ứng dụng VNelD.

Bộ trưởng Y tế nói về việc trả lại tiền cho bệnh nhân ra ngoài mua thuốc

Thùy Linh-Trần Vương |

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết liên quan đến cơ chế thanh toán tiền trực tiếp cho người bệnh phải ra ngoài mua thuốc, hiện Bộ đã giao vụ Bảo hiểm Y tế xây dựng thông tư, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Vì sao trạm y tế chưa thể khám chữa bệnh từ xa?

Thùy Linh - Ngô Cường |

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay chưa có căn cứ để triển khai khám chữa bệnh từ xa tại trạm y tế. Kết cấu giá dịch vụ y tế chưa có cấu phần chi phí công nghệ thông tin, nên nguồn lực để dành cho việc này còn rất hạn chế.

Hơn 88,37 nghìn tỉ đồng thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT

việt lâm |

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) tính đến hết tháng 9.2023 ước đạt 91,746 triệu người, tăng 5,02% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến đến hết năm 2023, số người tham gia BHYT là khoảng trên 93,6 triệu người, chiếm khoảng 93,22% dân số toàn quốc.