Cách bổ sung sắt, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Kim Nhung |

Để trẻ có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, phụ huynh cần bổ sung đầu đủ các vi chất sắt, kẽm cho con trẻ, ngay từ khi còn trong bào thai.

Dành lời khuyên về cách bổ sung sắt, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, TS.BS Phan Bích Nga – Trưởng khoa Khám Trẻ em - Viện Dinh dưỡng, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Nhi khoa - cho biết, ngay từ khi mang thai, các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm viên sắt như khuyến cáo. Trẻ mới sinh ra trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

.
Theo BS Phan Bích Nga, ngay từ khi mang thai, các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm viên sắt như khuyến cáo. Ảnh: Hương Giang

Trong quá trình cho con bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bà mẹ nên được bổ sung đa vi chất cũng như bổ sung sắt để phục hồi cơ thể.  Lượng sắt, kẽm dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ sang con chỉ dùng đủ trong 4 tháng – 6 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0.35mg sắt còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2 – 3mg kẽm, tuy nhiên sau 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít.

Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt và kẽm, trẻ phải bú mẹ với 1 lượng rất lớn, quá khả năng của cả mẹ và con. Do đó sau 6 tháng với chế độ ăn hàng ngày thông thường thì trẻ khó đáp ứng đủ nhu cầu kẽm và sắt.

Sau 6 tháng, khi trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần cho con ăn đủ dinh dưỡng bằng chế độ ăn hằng ngày. Kẽm và sắt có nhiều thực phẩm như thịt bò, trứng, thủy hải sản như hàu, sò, ghẹ, và một số loại rau lá xanh… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu  vi chất điển hình là kẽm và sắt.

TS.BS Phan Bích Nga cũng lưu ý, nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100% lượng sắt và kẽm có trong thực phẩm. Tuy nhiên, khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15% và kẽm từ 10-30% mới là sự thật.

.
Nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100% .

Hơn nữa, sắt và kẽm chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu... Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì trẻ mới chỉ tập ăn với lượng nhỏ, những thực phẩm này lượng ăn cũng không nhiều, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng điển hình là kẽm và sắt.

Bên cạnh đó, sắt và kẽm còn bị ức chế hấp thu bởi thực phẩm giàu chất phytate có nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt. Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỉ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng rất cao.

.
Cần bổ sung đầy đủ và thường xuyên các thực phẩm chứa sắt và kẽm cho trẻ.

Theo BS Nga, đối với trẻ sau khi bị ốm, trẻ chậm lớn và trẻ biếng ăn, nên bổ sung sắt và kẽm.

"Phụ huynh nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày nhưng cũng không quá lạm dụng sẽ gây dư thừa sắt và kẽm.

Cần lưu ý, sắt và kẽm rất khó hấp thu nên khi lựa chọn các sản phẩm, nên chọn loại có thành phần hữu cơ sẽ dễ hấp thu. Đặc biệt trong sản phẩm nên có đủ cả kẽm và sắt theo tỉ lệ sắt kẽm ngang bằng nhau 1:1, hoặc kẽm thấp hơn sắt một chút sẽ đảm bảo hấp thu"- BS Nga chia sẻ.

Kim Nhung
TIN LIÊN QUAN

Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên "thành trì" hệ miễn dịch

Thanh Huyền |

Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì giúp cơ thể phòng chống bệnh tật thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó thông qua quá trình chuyển hóa của cơ thể – đó là chia sẻ của GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai

Như Ý (Theo Boldsky) |

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ bị suy yếu, cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút. Dưới đây là các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai.

Rối loạn hệ miễn dịch: Hậu quả nặng nề do COVID-19 gây ra

Phương Linh |

Các chuyên gia ước tính, 10-20% người bệnh khỏi COVID-19 có thể gặp “hội chứng hậu COVID-19” hoặc “COVID-19 kéo dài” với hơn 200 triệu chứng được ghi nhận. Hội chứng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và có thể xuất hiện cả ở những người mắc COVID-19 không triệu chứng trước đó.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên "thành trì" hệ miễn dịch

Thanh Huyền |

Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì giúp cơ thể phòng chống bệnh tật thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó thông qua quá trình chuyển hóa của cơ thể – đó là chia sẻ của GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai

Như Ý (Theo Boldsky) |

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ bị suy yếu, cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút. Dưới đây là các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai.

Rối loạn hệ miễn dịch: Hậu quả nặng nề do COVID-19 gây ra

Phương Linh |

Các chuyên gia ước tính, 10-20% người bệnh khỏi COVID-19 có thể gặp “hội chứng hậu COVID-19” hoặc “COVID-19 kéo dài” với hơn 200 triệu chứng được ghi nhận. Hội chứng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và có thể xuất hiện cả ở những người mắc COVID-19 không triệu chứng trước đó.