Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị sắp xếp mức phụ cấp cao nhất cho cán bộ dân số

Thùy Linh- Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị khi triển khai thực hiện chế độ cải cách chính sách tiền lương, cần quan tâm tới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, trong đó có đội ngũ cán bộ dân số, làm sao đảm bảo được mức phụ cấp cao nhất theo quy định.

Cán bộ dân số chịu rất nhiều thiệt thòi

Lên tiếng tại nghị trường Quốc hội ngày 20.11, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, cán bộ dân số nói chung, đặc biệt là cán bộ dân số cơ sở đang có rất nhiều thiệt thòi, nhất là trải qua giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát.

Ngày 6.9.2023, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5492/BYT-TCCB gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp và phân công công việc của viên chức dân số nhằm bảo đảm công bằng trong giải quyết chế độ, chính sách cho viên chức y tế, dân số.

Đánh giá đây là việc làm rất thiết thực, đại biểu đề nghị Bộ Y tế kiểm tra, đôn đốc các Sở Y tế thực hiện nghiêm túc. "Trên thực tế, có một số Sở Y tế chưa thực hiện vấn đề này"- đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói về chính sách cho cán bộ dân số. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói về chính sách cho cán bộ dân số. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Đảm bảo được mức phụ cấp cao nhất theo quy định khi cải cách tiền lương

Trả lời đại biểu Quốc hội về vấn đề chính sách đối với cán bộ dân số, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói: "Triển khai thực hiện Kết luận số 25 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05 năm 2023 về việc triển khai thực hiện các chế độ phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ làm công tác y tế dự phòng.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ y tế làm công tác dân số không nằm trong đối tượng triển khai của Nghị định 05 này.

Trong thời gian đó, về phía Bộ Y tế cũng liên tục nhận được kiến nghị của cử tri liên quan vấn đề về chế độ, chính sách đối với cán bộ dân số.

Đối với nội dung này, Bộ Y tế cũng đã trực tiếp cử các đoàn xuống công tác tại các địa phương để nắm bắt tình hình và cũng đã có văn bản 5492 tháng 8.2023 gửi cho Ủy ban nhân dân các tỉnh về việc rà soát lại việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ dân số.

"Bởi vì nhiệm vụ chính của cán bộ dân số là làm chính sách dân số theo các quy định của Pháp lệnh Dân số, tuy nhiên trong thời gian vừa qua, khi triển khai thực hiện chế độ, chính sách ở địa phương, đã nhiều nơi bố trí cán bộ dân số làm các nhiệm vụ y tế khác nhưng không được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định"- Bộ trưởng nói.

"Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát lại làm sao đảm bảo được đúng vị trí việc làm, đúng chức danh, nếu trong trường hợp phải thực hiện các nhiệm vụ y tế khác, phải đảm bảo phụ cấp cho đội ngũ này"- Bộ trưởng cho hay.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị sắp tới triển khai thực hiện chế độ cải cách chính sách tiền lương thì các cơ quan, ban ngành quan tâm tới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, trong đó có đội ngũ làm công tác dân số. Làm sao đảm bảo được mức phụ cấp cao nhất theo quy định để đảm bảo cho đội ngũ y tế có điều kiện làm việc.

Những năm qua, sau quá trình sáp nhập Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế, hàng vạn cán bộ dân số trên cả nước đã và đang phải thực hiện nhiệm vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng tại các trạm y tế, vì thực hiện theo phân công nhiệm vụ của cấp trên mà không được hưởng phụ cấp phù hợp là 40% như các cán bộ y tế khác làm cùng nhiệm vụ.

Từ những bất cập đó đã khiến cho hàng vạn cán bộ dân số không thuộc đối tượng được thụ hưởng Nghị định 05 về tăng phụ cấp ưu đãi nghề trong 2 năm chống dịch COVID-19- chính sách nhân văn của Đảng và Chính phủ, do ngành y tế tham mưu.

Không có “sự hy sinh thầm lặng” nào lớn như vậy, đáng được trân trọng như vậy.

Cần thẳng thắn nhìn nhận, đây cũng là cơ hội nhìn nhận lại, đánh giá toàn diện các vấn đề nảy sinh sau khi sáp nhập các Trung tâm dân số vào Trung tâm y tế, nhằm đưa ra những quyết sách phù hợp, đảm bảo an sinh, công bằng cho các cán bộ y tế cơ sở đang hàng ngày, hàng giờ vất vả, hy sinh cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thời gian qua, Báo Lao Động đã liên tục đăng tải các bài về vấn đề này. Tuyến bài khẳng định sự ra đời của Nghị định 05/2023/NĐ-CP về tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức y tế là rất cần thiết. Chính sách này đã kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề. Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp theo vị trí việc làm đã được bộc lộ, đòi hỏi các cấp, các ngành cần vào cuộc quyết liệt, để các cán bộ y tế không tiếp tục chịu thiệt thòi.

Quan trọng hơn, đây cũng là nhiệm vụ các bộ, ngành đang thực hiện trước lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Việc xác định vị trí việc làm của cán bộ dân số là một phần trong câu chuyện đó.

Sau khi Báo Lao Động đăng tải tuyến bài, đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, đưa ra những chủ trương đúng đắn, những chỉ đạo cần thiết để các địa phương trên cả nước rà soát, sắp xếp lại vị trí việc làm cho cán bộ dân số.

Thùy Linh- Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ dân số trước cải cách tiền lương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, với số lượng hàng vạn cán bộ dân số, cần có sự sắp xếp hợp lý, đặc biệt phải ổn định vị trí việc làm cho họ, để tiến tới cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 trên cả nước.

Bộ Y tế chính thức đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho cán bộ dân số

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiểm tra, rà soát việc tuyển dụng, sử dụng viên chức theo vị trí việc làm; việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho viên chức y tế, dân số theo đúng vị trí việc làm.

Tìm ra nguyên nhân cán bộ dân số bị "bỏ rơi" nhưng lại không đưa giải pháp xử lý

Giang Thuỳ Linh |

Hàng vạn cán bộ dân số dù hàng ngày thực hiện công việc của cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng lại "nằm ngoài" Nghị định 05. Vậy nguyên do nào đã dẫn đến nghịch lý này?

Một huyện ở Bắc Giang quyết liệt phản đối Amway tổ chức hội thảo đa cấp

Trần Tuấn |

UBND huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) có nhiều văn bản quyết liệt phản đối cho Công ty TNHH Amway Việt Nam tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp trên địa bàn huyện.

Chuẩn bị hợp long cầu hơn 100 tỉ đồng nối 2 bờ sông Chảy

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Công trình cầu Tô Mậu hơn 100 tỉ đồng, dài 159m nối 2 bờ sông Chảy sẽ được hợp long vào ngày mai (26.11).

Nhân viên kế toán trường học mong giảm tuổi hưu vì công việc nặng nhọc

trà my |

Không chỉ riêng giáo viên mầm non ủng hộ đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu mà các kế toán trường học cũng mong muốn đề xuất này sớm được thực hiện.

Công nhân móc cống qua góc nhìn của cô gái trẻ chỉ có thể nằm để viết văn

Tô Thế - Vũ Linh |

Không có được một đôi chân khỏe mạnh để đi như bao người bình thường khác, nhưng cô gái trẻ Viên Nguyệt Ái lại được bay bổng trong trí tưởng tượng của mình. Mới đây nhất tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất" nói về thợ móc cống của Viên Nguyệt Ái đã đoạt giải cuộc thi viết văn về Công nhân, công đoàn giai đoạn 2021 - 2023.

Công đoàn vào cuộc ngăn ngừa tín dụng đen trong công nhân

Thành Nhân |

Để góp phần ngăn ngừa tín dụng đen trong công nhân lao động, Công đoàn tỉnh Tiền Giang đã giới thiệu để công nhân lao động có nhu cầu vay vốn tiếp cận được gói tín dụng ưu đãi.

Đề nghị sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ dân số trước cải cách tiền lương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, với số lượng hàng vạn cán bộ dân số, cần có sự sắp xếp hợp lý, đặc biệt phải ổn định vị trí việc làm cho họ, để tiến tới cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 trên cả nước.

Bộ Y tế chính thức đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho cán bộ dân số

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiểm tra, rà soát việc tuyển dụng, sử dụng viên chức theo vị trí việc làm; việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho viên chức y tế, dân số theo đúng vị trí việc làm.

Tìm ra nguyên nhân cán bộ dân số bị "bỏ rơi" nhưng lại không đưa giải pháp xử lý

Giang Thuỳ Linh |

Hàng vạn cán bộ dân số dù hàng ngày thực hiện công việc của cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng lại "nằm ngoài" Nghị định 05. Vậy nguyên do nào đã dẫn đến nghịch lý này?