Đề nghị sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ dân số trước cải cách tiền lương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, với số lượng hàng vạn cán bộ dân số, cần có sự sắp xếp hợp lý, đặc biệt phải ổn định vị trí việc làm cho họ, để tiến tới cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 trên cả nước.

Theo phản ánh của các cán bộ dân số, sau 2 tháng Bộ Y tế ban hành Công văn 5492 gửi các địa phương về việc chuyển ngạch và phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ dân số, đến hiện tại hầu như chưa tỉnh nào triển khai thực hiện.

"Viên chức dân số chúng tôi trên khắp cả nước vẫn làm rất nhiều công việc chuyên môn y nhưng phụ cấp không được tăng. Chúng tôi phải chịu những thiệt thòi này đến bao giờ? Bộ Y tế ra văn bản nhưng đã chỉ đạo sát sao và giám sát địa phương thực hiện hay chưa?"- chị Nguyễn Thị Hiền, một viên chức dân số, đặt câu hỏi.

Trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - cho rằng: Việc sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế cấp huyện, cán bộ dân số được đưa về các trạm y tế xã trên toàn quốc theo chủ trương chung của Đảng, theo Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

Thế nhưng, khi sáp nhập bộ máy dân số vào Trung tâm y tế thì các cán bộ dân số lại không được hưởng phụ cấp như viên chức y tế. Điều này là vô cùng thiệt thòi đối với các viên chức dân số.

Mặc dù thời gian sáp nhập chưa lâu, khoảng giai đoạn 2018-2019 để thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng các vấn đề nảy sinh sau sáp nhập đã rất rõ.

"Tôi rất mong Bộ Y tế sớm có rà soát, đánh giá toàn diện để có báo cáo thực chất về chế độ chính sách, chất lượng công việc của bộ máy dân số sau khi sáp nhập vào hệ thống y tế" - đại biểu nói.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng cần phải đối thoại, tổng hợp ý kiến của các cán bộ dân số trên cả nước để đảm bảo quyền lợi chính đáng của cán bộ dân số trong suốt mấy năm không được hưởng quyền lợi đúng với nhiệm vụ, công việc của mình.

"Cần phải đảm bảo chế độ tương xứng với năng lực, công sức mà cán bộ dân số đã bỏ ra, phải phụ trách, phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ y tế trong suốt thời gian qua"- đại biểu nói.

Một vấn đề quan trọng, đại biểu đề nghị phải xem xét, sớm sắp xếp lại vị trí việc làm cho cán bộ dân số, để họ được công nhận, được hưởng chế độ công bằng với các cán bộ y tế khác.

Đại biểu Quốc hội trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội về vấn đề vị trí việc làm cho các cán bộ dân số. Ảnh: Thùy Linh
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội về vấn đề vị trí việc làm cho các cán bộ dân số. Ảnh: Thùy Linh

"Qua đại dịch COVID-19 cũng như nhiệm vụ hàng ngày của các cán bộ dân số không kém gì y tế, nhưng phụ cấp lại được hưởng có 30%. So với phụ cấp 40- 70%, rồi hỗ trợ 2 năm hưởng phụ cấp 100% theo Nghị định 05 của các cán bộ ngành y thì cán bộ dân số quá thiệt thòi"- đại biểu nói và đặt câu hỏi: "Tại sao giải quyết chính sách lại có khác biệt như vậy?".

Đại biểu cho rằng ngành y tế cần một lần nữa nhìn nhận lại vấn đề này, cần đánh giá lại chức năng nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của cán bộ dân số.

Từ đó đánh giá lại vị trí việc làm, định mức lương, phụ cấp và các khoản khác liên quan, khi họ là cán bộ ngành y tế chứ không còn là cán bộ dân số trong một bộ máy độc lập trước kia.

"Số lượng cán bộ dân số là hàng vạn người. Vì vậy, cần phải sắp xếp làm sao cho hài hòa, hợp lý, đặc biệt phải ổn định vị trí việc làm cho họ, để tiến tới cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 trên cả nước"- đại biểu nhấn mạnh.

Trước đó, theo phản ánh của Báo Lao Động, hàng vạn cán bộ dân số trên cả nước đã và đang phải thực hiện nhiệm vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng trong nhiều năm qua tại các trạm y tế, vì thực hiện theo phân công nhiệm vụ của cấp trên mà không được hưởng phụ cấp phù hợp là 40% như các cán bộ y tế khác làm cùng nhiệm vụ.

Từ những bất cập đó, quá trình ban hành và triển khai Nghị định 05 tiếp tục bộc lộ những bất cập lớn, khiến cho hàng vạn cán bộ dân số không nằm trong đối tượng thụ hưởng đối với chính sách nhân văn của Đảng và Chính phủ.

Tuyến bài khẳng định sự ra đời của Nghị định 05/2023/NĐ-CP về tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức y tế là rất cần thiết. Chính sách này đã kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề. Nhưng việc triển khai Nghị định đang bộc lộ những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp theo vị trí việc làm mà các bộ, ngành đang thực hiện trước lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Mà việc xác định vị trí việc làm của cán bộ dân số là một phần trong câu chuyện đó.

Thùy Linh- Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế chính thức đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho cán bộ dân số

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiểm tra, rà soát việc tuyển dụng, sử dụng viên chức theo vị trí việc làm; việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho viên chức y tế, dân số theo đúng vị trí việc làm.

Tìm ra nguyên nhân cán bộ dân số bị "bỏ rơi" nhưng lại không đưa giải pháp xử lý

Giang Thuỳ Linh |

Hàng vạn cán bộ dân số dù hàng ngày thực hiện công việc của cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng lại "nằm ngoài" Nghị định 05. Vậy nguyên do nào đã dẫn đến nghịch lý này?

Bộ Y tế chuyển trách nhiệm cho địa phương, cán bộ dân số tiếp tục chờ xét phụ cấp

Nhóm phóng viên |

Mặc dù mức độ công việc và cống hiến của các cán bộ dân số không khác gì cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhưng đến nay, họ vẫn không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp của Nghị định 05. Hàng vạn cán bộ dân số bức xúc cho rằng, Bộ Y tế “đem con bỏ chợ”, khiến cán bộ dân số bị “bỏ lại phía sau”.

Nhà thầu lo lắng vì World Bank rút vốn khỏi 2 gói thầu chậm tiến độ ở Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một số nhà thầu đã có đơn kiến nghị giải quyết liên quan đến việc thi công tại Hợp phần 2 của dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang (Dự án CCSEP Nha Trang).

Cơ hội thoát án tù chung thân của cựu điều tra viên vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Luật sư và nguyên thẩm phán cho rằng, nếu Hoàng Văn Hưng - cựu điều tra viên thừa nhận tội danh liên quan trong vụ chuyến bay giải cứu, cũng như tác động gia đình, người thân nộp 18,8 tỉ đồng khắc phục hậu quả, thì đây được xem là tình tiết mới.

Cô dâu bị người yêu cũ chém 3 nhát vào vùng mặt trong ngày cưới ở Thái Bình

Hà Vi |

Thái Bình - Trưa 24.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Đông Quan (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ xô xát trong đám cưới, khiến một người phụ nữ bị thương.

Chủ đầu tư sân golf tiếp tục hỗ trợ người dân sau phản ánh của Lao Động

Trần Tuấn |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh, chủ đầu tư dự án sân golf Việt Yên (Bắc Giang) tiếp tục rà soát, bổ sung thêm phần hỗ trợ đối với một số hộ dân bị ảnh hưởng trong quá trình thi công dự án.

Chịu nhiều thiệt thòi, nhân viên y tế học đường mong xác định đúng vị trí việc làm

Vương Trần |

Vừa qua, nhiều phản ánh, kiến nghị liên quan tới vị trí việc làm của nhân viên y tế trường học được gửi tới Bộ Nội vụ, kiến nghị đội ngũ nhân viên y tế trường học phải có vị trí việc làm và phụ cấp tương xứng với trình độ chuyên môn, bằng cấp đã được đào tạo.

Bộ Y tế chính thức đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho cán bộ dân số

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiểm tra, rà soát việc tuyển dụng, sử dụng viên chức theo vị trí việc làm; việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho viên chức y tế, dân số theo đúng vị trí việc làm.

Tìm ra nguyên nhân cán bộ dân số bị "bỏ rơi" nhưng lại không đưa giải pháp xử lý

Giang Thuỳ Linh |

Hàng vạn cán bộ dân số dù hàng ngày thực hiện công việc của cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng lại "nằm ngoài" Nghị định 05. Vậy nguyên do nào đã dẫn đến nghịch lý này?

Bộ Y tế chuyển trách nhiệm cho địa phương, cán bộ dân số tiếp tục chờ xét phụ cấp

Nhóm phóng viên |

Mặc dù mức độ công việc và cống hiến của các cán bộ dân số không khác gì cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhưng đến nay, họ vẫn không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp của Nghị định 05. Hàng vạn cán bộ dân số bức xúc cho rằng, Bộ Y tế “đem con bỏ chợ”, khiến cán bộ dân số bị “bỏ lại phía sau”.