Xây dựng hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách: Đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án thiết yếu

Đặng Tiến |

Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã có văn bản xin đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo các chuyên gia, việc phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án, công trình thiết yếu phục vụ thiết thực cho người dân.

Đồng loạt xin đầu tư hạ tầng bằng ngân sách

Đầu tháng 4.2021, UBND tỉnh Sơn La đã kiến nghị Chính phủ chuyển đổi hình thức đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo Luật Đầu tư công.

Theo đó, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, có đoạn đầu tuyến dài 19km (huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình) sẽ triển khai theo hình thức đầu tư công, do tỉnh Hoà Bình làm chủ đầu tư; đoạn giữa tuyến dài 34km (thuộc tỉnh Hoà Bình), bao gồm 2 cầu vượt lòng hố sông Đà, công trình hầm, nền, mặt đường, tỉnh kiến nghị đầu tư bằng vốn ODA; Đoạn cuối tuyến dài 32km thuộc tỉnh Sơn La đầu tư bằng vốn ngân sách, do tỉnh Sơn La làm chủ đầu tư.

Trước đó, một số tỉnh như Ninh Bình, Quảng Trị, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Ninh Thuận, Hà Tĩnh... cũng có đề xuất Bộ GTVT xây dựng sân bay.

Cùng đó, theo dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến 2050 của Cục Hàng không Việt Nam, đến năm 2030, cả nước sẽ có 26 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa.

Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, chi phí đầu tư giai đoạn 2020 - 2030 khoảng 365.100 tỉ đồng (tương đương hơn 16 tỉ USD), chi phí đầu tư giai đoạn 2030 - 2050 khoảng 866.360 tỉ đồng (hơn 39 tỉ USD). Nguồn vốn được dự kiến huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư khác nhau như: Vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, vốn vay thương mại từ các tổ chức tài chính, vốn từ xã hội hóa đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư). Cục Hàng không dự kiến sẽ ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, vốn ODA góp đối ứng vào các dự án xã hội hóa kết cấu hạ tầng hàng không trọng điểm, liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Theo đại diện Bộ GTVT, trong 2 năm qua đã có một số dự án cao tốc không tìm được nhà đầu tư khiến cơ quan chủ quản phải đề xuất hướng đầu tư công, như các dự án cao tốc Bắc Nam đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Nghi Sơn - Diễn Châu (Nghệ An), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Thọ - Tuyên Quang... Điều này cho thấy, các dự án PPP (đầu tư theo phương thức đối tác công tư) trong lĩnh vực giao thông không còn hấp dẫn nhà đầu tư như trước đây.

Vậy để có nguồn vốn đầu tư các dự án, một số địa phương đã đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ, cho phép vay ưu đãi, bảo lãnh vay thương mại, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi (thuế, đất đai...) đối với các doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động trong việc bố trí và huy động nguồn vốn hợp pháp, đặc biệt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ, liên kết trong việc đầu tư ngoài ngành để triển khai đầu tư.

Nếu không lựa chọn kỹ sẽ là gánh nặng cho ngân sách

Theo các chuyên gia về giao thông, từ năm 2005 đã có vấn đề thất thoát trong xây dựng cơ bản. Do đó, để quản lý nguồn vốn ngân sách có hiệu quả, vấn đề quan trọng nhất vẫn là con người để tránh việc xin - cho, đẩy suất đầu tư lên, dẫn đến thất thoát. Cùng với đó, nếu triển khai ồ ạt mà không quản lý chặt các định mức kỹ thuật, định mức đầu tư… thì rất khó tiết kiệm.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông (VARSI) - ông Trần Chủng - cho rằng, hiện thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư là huy động vốn tín dụng. Các dự án PPP hạ tầng giao thông có mức đầu tư lớn, đơn cử dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101km, tổng mức đầu tư hơn 11.600 tỉ đồng, thời gian vay vốn kéo dài tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng, nên khó vay vốn. Trong khi đó, thời gian vừa qua nhiều dự án BOT đã phát sinh những vướng mắc về thu phí, dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn phương án tài chính đề ra ban đầu.

Việc các địa phương đề xuất phát triển hạ tầng giao thông là vấn đề tất yếu. Nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc với các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu thiết thực cho người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, lâu nay vẫn có nhiều người ví nguồn vốn ngân sách Nhà nước là “chùm khế ngọt”.

Theo GS-TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) - việc đầu tư phải chọn những dự án, công trình thiết yếu nếu không sẽ dẫn đến gánh nặng cho đầu tư công. Nếu ngân sách dư dả (bội thu) thì chúng ta có thể triển khai đường cao tốc, sân bay, đường sắt tốc độ cao, đường sắt trên cao… bởi đây là việc cần phải làm đối với một xã hội phát triển. Nhưng hiện ngân sách đang còn eo hẹp buộc chúng ta phải có tính toán và lựa chọn kỹ, không thể đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao mà có thể dẫn đến thất thoát và lãng phí.

Theo ông Đào, nếu không quản lý tốt vấn đề đầu tư công sẽ dẫn đến thoát thoát và lợi ích nhóm, cụ thể như đường cao tốc Bắc - Nam đoạn phía đông hiện đang rất khó khăn về nguồn vật liệu, khiến đội giá, làm tăng chi phí ngân sách.

“Cùng với đó, việc đề xuất xây dựng hạ tầng giao thông đã kéo theo việc tăng giá bất động sản nơi dự án đi qua gây lũng đoạn thị trường. Hiện một số địa phương có nguồn thu chính từ quỹ đất, nếu bán hết thì không còn nguồn thu. Do đó, việc phát triển hạ tầng đến những vùng có tiềm năng lớn thì cần phải triển khai và cần ưu tiên cho việc xây dựng đường tuần tra biên giới để bảo vệ an ninh quốc phòng” - GS-TS Đặng Đình Đào cho hay.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Tập trung đột phá về hạ tầng giao thông, tạo cú hích phát triển

Hà Anh Chiến |

Đồng Nai là tỉnh mạnh về phát triển các khu công nghiệp, tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông lại chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí cửa ngõ TPHCM và trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI cũng xác định rõ: “Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng”.

Yên Bái: Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá

Vân Tiến |

Ngay từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Trấn Yên đã xác định mục tiêu phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn làm khâu đột phá trong cả quá trình. Vì vậy, địa phương đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng, đường giao thông.

Quảng Ninh vượt lên bằng con người, bộ máy và hạ tầng giao thông

Lê Thanh Phong |

Năm 2021 bắt đầu đầy hứng khởi bởi sự kết thúc năm 2020 đầy ấn tượng của một số địa phương, ngành, lĩnh vực, trong đó có Quảng Ninh.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Tập trung đột phá về hạ tầng giao thông, tạo cú hích phát triển

Hà Anh Chiến |

Đồng Nai là tỉnh mạnh về phát triển các khu công nghiệp, tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông lại chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí cửa ngõ TPHCM và trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI cũng xác định rõ: “Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng”.

Yên Bái: Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá

Vân Tiến |

Ngay từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Trấn Yên đã xác định mục tiêu phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn làm khâu đột phá trong cả quá trình. Vì vậy, địa phương đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng, đường giao thông.

Quảng Ninh vượt lên bằng con người, bộ máy và hạ tầng giao thông

Lê Thanh Phong |

Năm 2021 bắt đầu đầy hứng khởi bởi sự kết thúc năm 2020 đầy ấn tượng của một số địa phương, ngành, lĩnh vực, trong đó có Quảng Ninh.