Yên Bái: Phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá

Vân Tiến |

Ngay từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Trấn Yên đã xác định mục tiêu phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn làm khâu đột phá trong cả quá trình. Vì vậy, địa phương đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng, đường giao thông.

Tập trung xây dựng đường nông thôn mới ở Yên Bái

Nhiều xã đã chủ động, linh hoạt, huy động nguồn lực đầu tư phù hợp điều kiện cụ thể để thực hiện nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư tăng cả về số lượng, chất lượng.

Những ngày giữa tháng 1.2020, đi trên những con đường bêtông phẳng lì, nghe những câu chuyện về phong trào làm giao thông nông thôn của xã Kiên Thành, PV Báo Lao Động thực sự ngỡ ngàng bởi phần lớn đất để mở rộng các trục đường từ liên xã đến ngõ xóm đều do chính người dân trong xã tự nguyện hiến đất.

Trao đổi với PV ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành - cho biết: “Ngày trước, khi đi vào các khu dân cư đường xá gặp nhiều khó khăn, đường đất nhấp nhô, mùa mưa xe trơn trượt bánh, nhưng giờ, các thôn, xóm đều có đường bêtông vào đến từng ngõ. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay trên 80% đường giao thông liên thôn, liên xóm ở xã đã được trải nhựa hoặc bêtông hóa, bà con nông dân phấn khởi lắm”.

Tuyến đường liên xã từ Quốc lộ 37 (km 6 xã Lương Thịnh) đi Cầu Rào (xã Quy Mông) được đầu từ nâng cấp năm 2020, có chiều dài 9,2km thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông cấp 4, bề rộng mặt đường trải nhựa 3,5m với tổng giá trị 20 tỉ đồng.

Đây là công trình trọng yếu để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt công trình này đã được sự ủng hộ cao của chính quyền và nhân dân các xã để giải phóng mặt bằng; hàng trăm hộ dân ở các xã Lương Thịnh, Y Can, Quy Mông đã hiến gần 4,2ha đất, tự tháo dỡ các vật kiến trúc, cây cối để mở rộng tuyến đường.

Ông Đinh Khắc Huyên - Bí thư Đảng ủy xã Lương Thịnh - chia sẻ: “Được sự đồng thuận cao của người dân, nên công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công rất thuận lợi. Giải phóng mặt bằng đến đâu là các hộ dân ven đường đều tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi bồi thường.

Để nhân dân đồng thuận, chúng tôi xác định là mọi việc làm đều phải phù hợp với ý muốn, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Có như vậy phong trào hiến đất ở các khu dân cư mới nhận được sự hưởng ứng của tất cả người dân”.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường

Đến nay, toàn huyện Trấn Yên đã kiên cố hóa được 785km đường giao thông. Sau 5 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 các địa phương trong huyện đã thực hiện kiên cố hóa được hơn 270km đường giao thông, tổng kinh phí thực hiện trên 400 tỉ đồng, trong đó đóng góp của người dân hơn 70 tỉ đồng, ngoài ra người dân còn hiến trên 90.000m2 đất và hơn 40.000 ngày công lao động…

Đặc biệt, mạng lưới giao thông được đầu tư đồng bộ, kết nối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hệ thống đường giao thông nông thôn được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân.

Nhiều công trình trọng điểm được xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân như: Công trình cầu Cổ Phúc vượt sông Hồng, đường nối nút giao IC 12 (đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai) với xã Việt Hồng; đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Âu Lâu - Quy Mông; đường Hòa Cuông - Tân Hương; đường Kiên Thành - Quy Mông; đường QL37 đi cầu Rào (xã Quy Mông)…

Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên - cho biết thêm: “Để có được những kết quả trên, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở thực hiện tuyên truyền, rà soát, đánh giá cụ thể từng xã và phân loại đường để lồng ghép các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, của huyện và huy động các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông…”.

Trong giai đoạn 2020 - 2025 huyện Trấn Yên có kế hoạch tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp, mở mới đường liên thôn, liên xã, đường lâm nghiệp tại vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế rừng và các mô hình kinh tế trang trại...

Vân Tiến
TIN LIÊN QUAN

5 bài học kinh nghiệm của Yên Bái trong công tác giảm nghèo bền vững

Xuân Hải |

Trình bày tham luận tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng 28.1, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2020 – 2025) xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025.

Yên Bái hơn 120 năm tuổi: Những bước phát triển đáng tự hào

Hạ Nguyên (Theo Yên Bái: Đất và Người) |

Hơn 120 năm qua, tỉnh Yên Bái đã có những bước phát triển đáng tự hào. Nhắc đến Yên Bái là nhắc đến một vùng đất với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, giàu truyền thống, bản sắc văn hóa, con người thân thiện, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Công đoàn TP.Yên Bái tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Mạnh Hùng |

Theo LĐLĐ TP.Yên Bái, đến nay, đã có hàng nghìn ngày công của đoàn viên công đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

5 bài học kinh nghiệm của Yên Bái trong công tác giảm nghèo bền vững

Xuân Hải |

Trình bày tham luận tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng 28.1, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2020 – 2025) xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025.

Yên Bái hơn 120 năm tuổi: Những bước phát triển đáng tự hào

Hạ Nguyên (Theo Yên Bái: Đất và Người) |

Hơn 120 năm qua, tỉnh Yên Bái đã có những bước phát triển đáng tự hào. Nhắc đến Yên Bái là nhắc đến một vùng đất với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, giàu truyền thống, bản sắc văn hóa, con người thân thiện, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Công đoàn TP.Yên Bái tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Mạnh Hùng |

Theo LĐLĐ TP.Yên Bái, đến nay, đã có hàng nghìn ngày công của đoàn viên công đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới.