Vỉa hè vẫn ngổn ngang thi công dù Hà Nội yêu cầu dừng đào đường dịp Tết

Phạm Đông |

Dù phải tạm dừng toàn bộ hoạt động thi công tại vỉa hè, đào đường tại Hà Nội để người dân đi lại thuận lợi nhưng vỉa hè một số tuyến phố vẫn ngổn ngang, công nhân vẫn tiếp tục thi công và bị chiếm dụng.

Để phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu từ ngày 16.1.2024, các nhà thầu thi công công trình giao thông phải tạm dừng toàn bộ hoạt động thi công tại vỉa hè, đào đường để bảo đảm người dân đi lại thuận lợi.

Sở GTVT cũng tập trung kiểm tra, xử lý các nhà thầu công trình giao thông để xảy ra tình trạng vật liệu xây dựng cản trở an toàn giao thông.

Thanh tra Sở GTVT phối hợp với Công an thành phố kiểm tra các vị trí trông giữ phương tiện trên địa bàn; tập trung xử lý các hiện tượng dừng đỗ phương tiện gây cản trở giao thông; bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại vỉa hè, lòng đường thường xuyên xảy ra lấn chiếm buôn bán, kinh doanh.

Vỉa hè Trần Thái Tông ngổn ngang đất đá và vẫn thi công lát đá vỉa hè (ảnh ghi nhận ngày 30.1). Ảnh: Phạm Đông
Vỉa hè Trần Thái Tông ngổn ngang đất đá và vẫn thi công lát đá vỉa hè (ảnh ghi nhận ngày 30.1). Ảnh: Phạm Đông

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Lao Động ngày 30 và 31.1, vỉa hè Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) vẫn ngổn ngang, có công nhân thi công lát đá vỉa hè.

Tại vị trí đường Trần Thái Tông giao với đường Tôn Thất Thuyết vẫn được tập kết nguyên vật liệu gồm cát và đá. Khu vực này vẫn được nhà thầu thi công để hoàn thiện trước Tết Nguyên đán.

Vỉa hè Trần Thái Tông ngày 31.1. Ảnh: Phạm Đông
Vỉa hè Trần Thái Tông ngày 31.1. Ảnh: Phạm Đông

Cách đó không xa, tại phố Phạm Văn Bạch, vỉa hè một số chỗ đã bỏ hết gạch block, một số vị trí vẫn nguyên hiện trạng ban đầu nhưng lại bị hàng dài ô tô chiếm dụng để đỗ phương tiện.

Ô tô chiếm dụng vỉa hè Phạm Văn Bạch. Ảnh: Phạm Đông
Ô tô chiếm dụng vỉa hè Phạm Văn Bạch. Ảnh: Phạm Đông

Với hệ thống 8 công trường hàng rào thi công trên đường Nguyễn Trãi (hướng Hà Đông - Ngã Tư Sở), đại diện liên ngành Sở GTVT - Công an TP Hà Nội cho biết, hiện 7/8 hàng rào này đã hết phép thi công và Sở GTVT Hà Nội không cấp lại.

Do vậy, liên ngành yêu cầu trước lễ Ông Công ông Táo (ngày 2.2.2024), đơn vị thi công phải thu dọn hiện trường thi công, hoàn trả mặt bằng để tổ chức giao thông, dành lòng đường cho phương tiện đi lại.

Tại 12 công trường hàng rào thi công trên đường Nguyễn Xiển, qua rà soát sở GTVT Hà Nội cho biết, có 8 công trường (chiếm 66%) đã hết thời gian được phép thi công hoặc dừng thi công.

Hiện trên tuyến đường này, hàng rào tại 4 vị trí qua các số nhà từ 150 đến 170 và từ 218 - 226… Nguyễn Xiển là còn giấy phép thi công, các công trường từ số nhà 240 trở đi đã hết thời gian thi công theo giấy phép được cấp.

Từ thực tế này, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu, chủ đầu tư Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội và các nhà thầu thu dọn hiện trường, hoàn trả mặt bằng theo quy định để phục vụ giao thông.

Đối với các công trình hàng rào trên đường Lương Thế Vinh, Tố Hữu… Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, đã yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị thi công thu dọn hiện trường, hoàn trả mặt đường theo quy định để đảm bảo giao thông dịp cao điểm Tết 2024.

Với công trường thi công trên các tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm, Kim Đồng - Giải Phóng… Sở GTVT Hà Nội cho biết, đây là những công trình trọng điểm của thành phố và đang có giấy phép thi công đến năm 2024, do vậy hiện nay hàng rào vẫn tồn tại trên đường.

Tuy nhiên, để đảm bảo giao thông và đi lại của người dân dịp Tết, Sở GTVT có yêu cầu chủ đầu tư đưa ra các giải pháp phù hợp và báo cáo cơ quan chức năng.

Trước đó tại hội nghị giao ban trực tuyến Thường Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội ngày 27.12.2023, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng phải làm quyết liệt.

“Chúng ta đã nói mãi không được vì liên quan đến kế hoạch ngân sách cứ đầu năm làm kế hoạch đấu thầu cuối năm mới triển khai. Quy trình ngân sách năm sau phải làm ngược trở lại làm sao khi kết thúc thi công trước mùa mưa từ tháng 5, tháng 6, 7, không dồn các công trình đào đường, vỉa hè vào cuối năm”, Chủ tịch thành phố yêu cầu.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thí điểm tiếp công dân theo hình thức trực tuyến tại 4 quận, huyện

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện thí điểm việc tiếp công dân bằng hình thức trực tuyến tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố đối với công dân 4 quận, huyện gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Quốc Oai và Mỹ Đức.

Hà Nội tái diễn tình trạng vườn hoa, vỉa hè thành nơi giữ xe

Minh Hạnh |

Thành phố Hà Nội đang tổ chức xây dựng, chỉnh trang lại các vườn hoa đồng bộ, hiện đại để phục vụ các nhu cầu vui chơi và sinh hoạt thể thể dục, thể thao của người dân. Tuy nhiên, một số diện tích vỉa hè, đường dạo trong khuôn viên đã bị sử dụng trái mục đích.

3 nguyên tắc về khai thác, sử dụng lòng đường và vỉa hè ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, có 3 nguyên tắc trong đề án về quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường và vỉa hè trên địa bàn. Đề án đang được xin ý kiến trước khi trình UBND thành phố xem xét.

Dấu hỏi về trách nhiệm lãnh đạo đương nhiệm Sen Tài Thu khi huy động 1.021 tỉ đồng

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Ông Trần Tuấn Anh giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Sen Tài Thu vào thời điểm cuối năm 2022 trong khi hoạt động huy động 1.021 tỉ đồng của Tập đoàn này kéo dài đến tận tháng 4.2023.

Tọa đàm: Định mức chi phí tái chế (Fs) thúc đẩy tái chế, bảo vệ môi trường

Nhóm PV |

Xác định định mức chi phí tái chế (gọi tắt là Fs) sẽ quyết định đến việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu. Nó định lượng được trách nhiệm của nhà sản xuất sẽ phải dự toán bao nhiêu cho việc thực hiện trách nhiệm của mình và là một trong những yếu tố để nhà sản xuất sẽ cân nhắc việc thực hiện theo hình thức tự tổ chức tái chế hay đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Hiện Fs là một vấn đề nhận được quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Vậy Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo định mức Fs như thế nào?

Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, ngày hôm nay Báo Lao Động tổ chức tọa đàm: “Định mức chi phí tái chế (Fs) thúc đẩy tái chế, bảo vệ môi trường”

Sắp có tuyến đường 11.000 tỉ đồng nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 6

Khánh Linh |

Hoà Bình - Tuyến đường dài 93km với tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỉ đồng nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 6 dự kiến sẽ được đầu tư.

Điều kiện để các tuyến đường khác ở Hà Nội được tạo làn đường cho xe đạp

Tô Thế |

Sáng 1.2, tuyến đường ưu tiên dành cho người đi xe đạp và đi bộ chạy dọc bờ sông Tô Lịch đã chính thức khánh thành. Đây là tuyến đường ưu tiên dành cho xe đạp đầu tiên tại Hà Nội.

Trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân liệt sĩ Vi Văn Luân

Bảo Nguyên |

Ngày 1.2, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an đưa tin, Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với UBND thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân liệt sĩ Vi Văn Luân, cán bộ Công an xã Pù Nhi, huyện Mường Lát đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì bình yên và hạnh phúc của Nhân dân...

Hà Nội thí điểm tiếp công dân theo hình thức trực tuyến tại 4 quận, huyện

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện thí điểm việc tiếp công dân bằng hình thức trực tuyến tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố đối với công dân 4 quận, huyện gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Quốc Oai và Mỹ Đức.

Hà Nội tái diễn tình trạng vườn hoa, vỉa hè thành nơi giữ xe

Minh Hạnh |

Thành phố Hà Nội đang tổ chức xây dựng, chỉnh trang lại các vườn hoa đồng bộ, hiện đại để phục vụ các nhu cầu vui chơi và sinh hoạt thể thể dục, thể thao của người dân. Tuy nhiên, một số diện tích vỉa hè, đường dạo trong khuôn viên đã bị sử dụng trái mục đích.

3 nguyên tắc về khai thác, sử dụng lòng đường và vỉa hè ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, có 3 nguyên tắc trong đề án về quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường và vỉa hè trên địa bàn. Đề án đang được xin ý kiến trước khi trình UBND thành phố xem xét.