Hà Nội xem xét cho thuê vỉa hè, chủ kinh doanh băn khoăn về mức giá

Ngọc Thùy |

UBND TP Hà Nội dự kiến xem xét đề án quản lý lòng đường, vỉa hè vào tháng 1.2024. Trong đó, các tuyến phố đủ điều kiện có thể cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ. Hiện thông tin này nhận được sự quan tâm của đông đảo các hộ dân có nhà mặt đường tại các tuyến phố trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Ngày 27.12, theo ghi nhận của Lao Động, khu vực vỉa hè trên một loạt các tuyến phố nằm trong các vị trí được xem xét để thí điểm cấp phép kinh doanh dịch vụ thương mại tại quận Hoàn Kiếm hầu hết đều đang được các hộ gia đình, chủ kinh doanh khai thác hoặc chiếm dụng để phục vụ mục đích riêng.
Ngày 27.12, theo ghi nhận của Lao Động, khu vực vỉa hè trên một loạt tuyến phố nằm trong các vị trí được xem xét để thí điểm cấp phép kinh doanh dịch vụ thương mại tại quận Hoàn Kiếm hầu hết đều đang được các hộ gia đình, chủ kinh doanh khai thác hoặc chiếm dụng để phục vụ mục đích riêng.
Đơn cử như phố Lý Thường Kiệt, con phố sầm uất có phần vỉa hè đúng nghĩa dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, lượng phương tiện dừng đỗ dày đặc và đan xen với các hàng quán dịch vụ, cà phê, giải khát.
Đơn cử như phố Lý Thường Kiệt, con phố sầm uất có phần vỉa hè đúng nghĩa dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, lượng phương tiện dừng đỗ dày đặc và đan xen với các hàng quán dịch vụ, cà phê, giải khát.
Dù bên trong các hàng quán này không gian khá rộng rãi nhưng người dân vẫn ưu tiên lựa chọn ngồi trên vỉa hè. Việc này khiến diện tích dành cho người đi bộ bị thu hẹp đáng kể.
Dù bên trong các hàng quán này không gian khá rộng rãi nhưng người dân vẫn ưu tiên lựa chọn ngồi trên vỉa hè. Việc này khiến diện tích dành cho người đi bộ bị thu hẹp đáng kể.
Còn trên phố Phan Chu Trinh, ngoài các khu vực vỉa hè, lòng đường được cấp phép trông giữ phương tiện, thì nhiều địa điểm khác có không gian dành cho người đi bộ bị chiếm dụng để kê bàn ghế và đỗ xe.
Còn trên phố Phan Chu Trinh, ngoài các khu vực vỉa hè, lòng đường được cấp phép trông giữ phương tiện, thì nhiều địa điểm khác có không gian dành cho người đi bộ bị chiếm dụng để kê bàn ghế và đỗ xe.
Chị Hà (chủ một cửa hàng cà phê trên phố Phan Chu Trinh) cho biết, chị hoàn toàn đồng tình trước thông tin quận Hoàn Kiếm đang xem xét để cho các hộ kinh doanh thuê lại một phần diện tích đối diện mặt tiền địa điểm kinh doanh. Theo chị Hà, việc này sẽ giúp công việc của chị ổn định hơn mà không phải nơm nớp lo sợ mỗi khi công an phường ra quân xử lý.
Chị Hà (chủ một cửa hàng cà phê trên phố Phan Chu Trinh) cho biết, hoàn toàn đồng tình trước thông tin quận Hoàn Kiếm đang xem xét để cho các hộ kinh doanh thuê lại một phần diện tích đối diện mặt tiền địa điểm kinh doanh. Theo chị Hà, việc này sẽ giúp công việc của chị ổn định hơn mà không phải nơm nớp lo sợ mỗi khi công an phường ra quân xử lý.
“Tuy nhiên, nếu cho thuê lại phần vỉa hè này thì giá thuê hiện nay đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người đang làm nghề như tôi”, chị Hà đặt vấn đề.
“Tuy nhiên, nếu cho thuê lại phần vỉa hè này thì giá thuê hiện nay đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người đang làm nghề như tôi”, chị Hà đặt vấn đề.
Trong khi đó, anh Tuấn Anh (trú tại quận Đống Đa) nêu quan điểm, Hà Nội trước nay có nét văn hóa về ẩm thực đường phố và kinh doanh ngay trên vỉa hè là một phần không thể thiếu. Nhưng việc không gian đi bộ bị chiếm dụng làm nơi gửi xe, buôn bán cũng khiến nhiều tuyến đường trở nên nhếch nhác, người dân không có lối đi bộ. Theo anh Tuấn Anh, việc cho thuê vỉa hè cần được tính toán kỹ lưỡng và ưu tiên dành cho người đi bộ.
Trong khi đó, anh Tuấn Anh (trú tại quận Đống Đa) nêu quan điểm, Hà Nội trước nay có nét văn hóa về ẩm thực đường phố và kinh doanh ngay trên vỉa hè. Nhưng việc không gian đi bộ bị chiếm dụng làm nơi gửi xe, buôn bán cũng khiến nhiều tuyến đường trở nên nhếch nhác, người dân không có lối đi bộ. Theo anh Tuấn Anh, việc cho thuê vỉa hè cần được tính toán kỹ lưỡng và ưu tiên dành cho người đi bộ.
Ngoài ra, một số ý kiến người dân cho rằng, thực tế, Hà Nội đã nhiều lần ra quân giành lại vỉa hè, lập lại trật tự đô thị. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại tái diễn. Nếu khai thác và cho thuê vỉa hè trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân và các hộ kinh doanh thì đây là việc nên thực hiện.
Ngoài ra, một số ý kiến người dân cho rằng, thực tế, Hà Nội đã nhiều lần ra quân giành lại vỉa hè, lập lại trật tự đô thị. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại tái diễn. Nếu khai thác và cho thuê vỉa hè trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân và các hộ kinh doanh thì đây là việc nên thực hiện.
Chia sẻ với báo Lao Động, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nhận định, vỉa hè cần được quản lý chặt chẽ bởi chúng gắn với kiến trúc không gian hai bên, là đặc thù của từng tuyến phố, từng đô thị. Việc cần làm là làm sao để đảm bảo hài hòa các lợi ích của những gia đình tiếp cận vỉa hè và người đến thuê vỉa hè mới là điều quan trọng.
Chia sẻ với báo Lao Động, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nhận định, vỉa hè cần được quản lý chặt chẽ bởi chúng gắn với kiến trúc không gian hai bên, là đặc thù của từng tuyến phố, từng đô thị. Việc cần làm là làm sao để đảm bảo hài hòa các lợi ích của những gia đình tiếp cận vỉa hè và người đến thuê vỉa hè mới là điều quan trọng.
Cũng theo TS.KTS Đào Ngọc Ngiêm, cơ quan triển khai đề án cần thực hiện theo ý dân chứ không được tự quyết. Bởi đề án cho thuê lòng đường, hè phố có thể giúp khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tăng thêm nguồn thu. Tuy nhiên, điểm bất lợi đó là không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở từng khu vực mà còn tăng thêm áp lực về mặt giao thông.
Cũng theo TS.KTS Đào Ngọc Ngiêm, cơ quan triển khai đề án cần thực hiện theo ý dân chứ không được tự quyết. Bởi đề án cho thuê lòng đường, hè phố có thể giúp khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tăng thêm nguồn thu. Tuy nhiên, điểm bất lợi đó là không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở từng khu vực mà còn tăng thêm áp lực về mặt giao thông.

Trước đó, tại phiên họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội, trả lời chất vấn của cử tri, Phó chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho hay các đơn vị chuyên môn đang xây dựng đề án quản lý lòng đường, vỉa hè. Theo vị lãnh đạo TP Hà Nội, hiện một số quận ở Hà Nội đã đề xuất các tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè.

Trong đó, quận Hoàn Kiếm đề xuất thí điểm giai đoạn một cho thuê kinh doanh ở 10 tuyến phố với 36 vị trí. 5 vị trí trên 5 tuyến phố trong không gian đi bộ gồm: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Bài, Nguyễn Xí, Lê Thái Tổ. Thời gian cho thuê trong khung giờ hoạt động của không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Ngoài ra, 21 vị trí trên 5 tuyến phố ngoài không gian đi bộ gồm: Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền. Diện tích dự kiến cho thuê để sử dụng tạm thời tính từ mặt nhà ra 2 m và chỉ cho chủ nhà mặt phố tại vị trí trên thuê để kinh doanh mặt hàng đang kinh doanh. Thời gian cho thuê là tất cả ngày trong tuần.

Ngọc Thùy
TIN LIÊN QUAN

Người dân Nghệ An hy vọng không tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa" với lòng đường, vỉa hè

QUANG ĐẠI |

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu tuyệt đối không cho phép sử dụng vỉa hè, lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán đặc biệt là mặt hàng Tết, chậu hoa, cây cảnh, rửa xe, tập kết vật liệu xây dựng.

Ôtô xếp hàng dài trên vỉa hè mới lát lại đá ở Hà Nội

VĨNH HOÀNG |

Nhiều khu vực vỉa hè mới được lát lại đá ở Hà Nội lập tức trở thành nơi đỗ xe của ôtô.

Vỉa hè Bệnh viện Việt Đức ken đặc xe máy, người dân bị dồn xuống lòng đường

Khánh An - Vĩnh Hoàng |

Tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, vỉa hè bị tận dụng làm bãi trông xe máy, ôtô, song vẫn chừa một lối đi nhỏ cho người dân. Tuy nhiên, 400m vỉa hè dọc cổng chính Bệnh viện Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang bị ken đặc bởi xe máy, bệnh nhân, người nhà bị dồn xuống lòng đường.

Giám đốc bị hoãn xuất cảnh, cổ phiếu Sông Đà - Thăng Long cũng bị đình chỉ giao dịch

TRÍ MINH |

Ngày 28.12, theo tìm hiểu của PV, mã cổ phiếu Công ty CP Sông Đà - Thăng Long (UPCoM: STL) đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch.

Tin 20h: Lý do Giám đốc Khách sạn Cẩm Thành mất việc sau 7 năm cống hiến

Linh Trang - Vũ Linh |

Tin 20h ngày 28.12: Vì sao Giám đốc Khách sạn Cẩm Thành mất việc đột ngột sau 7 năm cống hiến?; Đề xuất thu phí khí thải ô tô, xe máy: Phí chồng phí; Hình ảnh đường 2.000 tỉ đồng có gắn camera phạt nguội ở Bình Dương;...

Tất thương hiệu Nike, Uniqlo... sản xuất tại Đông Anh, Hà Nội

Tô Thế |

Những chiếc tất có gắn mác các nhãn hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Mizuno, Uniqlo... Tuy nhiên chúng lại được sản xuất bên trong một nhà xưởng nằm sâu trong ngõ nhỏ, xung quanh quay tôn kín mít, nằm đan xen giữa các cơ sở sản xuất đồ gỗ trên địa bàn thôn Giao Tác, xã Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội).

Người lạ vào sân trường bế học sinh lớp 1 lên xe máy để... mong kiếm thêm thu nhập

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Vụ việc người lạ mặt bế em học sinh lớp 1 trong sân trường ở Bình Thuận lên xe giờ tan học và bị bảo vệ chặn kịp thời đã được làm sáng tỏ không phải bắt cóc. Tuy nhiên, sau vụ việc, người dân cũng như cộng đồng mạng đã khen ngợi nhân viên bảo vệ đã cảnh giác cao độ để bảo vệ an toàn cho học sinh của trường.

Công an Thái Bình khởi tố 5 cát tặc và 1 bà chủ bến bãi

TRUNG DU |

Thái Bình - Chiều 28.12, trao đổi với phóng viên Lao Động, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường (PC03) - Công an tỉnh Thái Bình xác nhận, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo quy định tại Khoản 2, Điều 227 Bộ luật Hình sự.

Người dân Nghệ An hy vọng không tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa" với lòng đường, vỉa hè

QUANG ĐẠI |

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu tuyệt đối không cho phép sử dụng vỉa hè, lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán đặc biệt là mặt hàng Tết, chậu hoa, cây cảnh, rửa xe, tập kết vật liệu xây dựng.

Ôtô xếp hàng dài trên vỉa hè mới lát lại đá ở Hà Nội

VĨNH HOÀNG |

Nhiều khu vực vỉa hè mới được lát lại đá ở Hà Nội lập tức trở thành nơi đỗ xe của ôtô.

Vỉa hè Bệnh viện Việt Đức ken đặc xe máy, người dân bị dồn xuống lòng đường

Khánh An - Vĩnh Hoàng |

Tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, vỉa hè bị tận dụng làm bãi trông xe máy, ôtô, song vẫn chừa một lối đi nhỏ cho người dân. Tuy nhiên, 400m vỉa hè dọc cổng chính Bệnh viện Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang bị ken đặc bởi xe máy, bệnh nhân, người nhà bị dồn xuống lòng đường.