Thanh niên đi bốc vác, cắm sổ đỏ, gánh nợ suốt 3 năm vì ôm mộng xuất khẩu lao động

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Nhiều năm qua, xu hướng xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang là lựa chọn của rất nhiều người, đặc biệt là các lao động trẻ. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ đã dựng lên các trung tâm môi giới “ma”, lừa đảo hàng trăm triệu đồng của những người có nhu cầu XKLĐ.

Vay mượn, dành dụm để làm hồ sơ XKLĐ

Vừa học hết THPT, anh L.H.N (SN 2000, trú tại thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã nuôi mộng đi Úc làm việc, kiếm tiền nuôi gia đình nên đã lên mạng tìm hiểu.

Qua thời gian tìm hiểu trên các trang mạng xã hội, anh N được một người tên Hiền, trú tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, được cho là người chuyên môi giới cho lao động xuất khẩu giới thiệu đến một trung tâm tư vấn du học có địa chỉ tại TPHCM.

Sau đó, phía trung tâm môi giới này yêu cầu chi phí để đi Úc là 313 triệu đồng và yêu cầu N nộp để làm các thủ tục.

Dù đã có sự đề phòng, nhưng N vẫn sập bẫy của những kẻ lừa đảo này.

“Em được giới thiệu thì liền vào TPHCM liên hệ. Họ nói muốn đi Úc thì chi phí là 313 triệu đồng và yêu cầu nộp để làm thủ tục. Họ cũng làm biên bản nhận tiền, hợp đồng và hứa nếu trượt visa thì sẽ hoàn trả lại tiền và hồ sơ nên em mới tin. Nhưng từ đó đến nay đã 2 năm rồi mà chẳng thấy trung tâm thông tin lại”, anh N buồn bã chia sẻ.

Với 4 lần chuyển tiền, chị H đã chuyển cho người môi giới số tiền lên đến 12.500 Euro. Ảnh: H.L
Với 4 lần chuyển tiền, chị H đã chuyển cho người môi giới số tiền lên đến 12.500 Euro. Ảnh: H.L

Trong vòng 2 năm qua, N đã liên tục liên lạc để yêu cầu hoàn lại tiền và hồ sơ nhưng phía trung tâm môi giới này vẫn bặt vô âm tính. N cũng đã nhờ người quen ở TPHCM đến trụ sở của trung tâm môi giới này, nhưng đến đây thì mới vỡ lẽ khi trung tâm này đã chuyển địa điểm, mất thông tin liên lạc.

Anh N cho biết, số tiền này là số tiền mà bố mẹ anh đã phải vay mượn khắp nơi để cho anh đi nước ngoài nhưng lại bị lừa, giờ cả gia đình đang phải gánh nợ ngân hàng. Bản thân anh N gần đây phải vào cảng cá gần nhà để xin bốc vác thuê, cố gắng kiếm tiền trả nợ.

Không chỉ anh N, cùng làng với anh còn có chị N.T.H (SN 1987) cũng là một trong những người đã bị lừa vì tin vào các trung tâm môi giới “ảo” này.

Theo chị H, để có thể sang Đức lao động, chị đã phải cầm cố nhà cửa để chuyển tiền cho người môi giới 4 lần, với tổng số tiền là 12.500 Euro (tương đương hơn 300 triệu đồng) nhưng đến nay, việc XKLĐ của chị H vẫn chưa có tiến triển gì.

"Ở nhà không có việc làm, khó khăn quá nên tôi cắm sổ đỏ, nhờ người giới thiệu đi Đức lao động. Vì tin tưởng, tôi đã chuyển hơn 300 triệu đồng, họ cũng hứa ít tháng sẽ có lịch bay, thế nhưng mấy năm rồi vẫn chưa đi được, mà tiền thì cũng chẳng thể lấy lại", chị H cho hay.

Đến nay đã 3 năm, thế nhưng chị H vẫn chưa thể đi Đức như lời hứa mà người môi giới đã nói với chị. Trong khi đó, số nợ và lãi ngân hàng hàng ngày vẫn đang đè nặng lên đôi vai gia đình chị. Dù nhiều lần gọi điện cho người giới thiệu, nhưng chị H chỉ nhận lại sự im lặng, thậm chí còn nhiều lần bị đe dọa.

Người dân cần cảnh giác, tránh “tiền mất tật mang”

XKLĐ là một trong những hướng đi dẫn đến thành công đã được nhiều người kiểm chứng và thực hiện, khi mức lương tại các quốc gia khác cao hơn nhiều so với mức lương tại nước ta. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều trường hợp gánh nợ vì giấc mơ xuất ngoại.

Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Quảng Bình, địa phương này hiện có khoảng 11.500 lao động đang làm việc tại nước ngoài, tập trung ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Anh N hiện đang phải đi làm bốc vác thuê để trả nợ số tiền bị lừa đảo vì giấc mơ XKLĐ. Ảnh: H.L
Anh N hiện đang phải đi làm bốc vác thuê để trả nợ số tiền bị lừa đảo vì giấc mơ XKLĐ. Ảnh: H.L

Với sự phát triển của mạng xã hội, chiêu trò lừa đảo của các đối tượng môi giới xuất khẩu lao động, các trung tâm "ma" khiến rất nhiều người sập bẫy do không tìm hiểu kỹ, cũng như thiếu trang bị kiến thức quy định pháp luật về xuất khẩu lao động.

Trong đó, nhiều người lao động đến từ các vùng quê, miền núi, vùng sâu, vùng xa cho nên thông tin, kiến thức còn hạn chế. Thậm chí, một số người chủ quan, quá hào hứng với những lợi ích được các “cò” môi giới “vẽ” ra, dù đã có không ít cảnh báo từ các cơ quan chức năng về các thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động này.

Theo bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã lợi dụng nhu cầu của người dân để lừa đảo tuyển chọn, đào tạo và thu tiền trái pháp luật.

Trong khi đó, nhiều người có nguyện vọng đi nước ngoài làm việc lại không đến các trung tâm uy tín, được cấp phép theo đúng quy định mà thông qua "cò" môi giới, điều này dẫn đến nhiều rủi ro.

Bà Lan cũng khuyến cáo, người lao động khi có nhu cầu đi nước ngoài cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, đến các trung tâm có uy tín, các đơn vị chức năng để được tư vấn, tránh tình trạng bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Mong thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc trở lại

Nhóm phóng viên |

Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá khang trang, đời sống người dân no đủ nhờ xuất khẩu lao động. Sau những khó khăn do dịch COVID-19, người dân tin tưởng thị trường xuất khẩu sẽ khởi sắc trở lại.

Mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo

Nhóm PV |

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh là những địa phương có số người xuất khẩu lao động hàng đầu cả nước. Với mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa thể ra nước ngoài làm việc. Họ đã phải mưu sinh, làm nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập, trang trải nợ nần...

Môi giới xuất khẩu lao động chui: Có phải chiêu "cáo mượn oai hùm"

NHÓM PV |

Hà Nội – Liên quan đến loạt bài đăng tải trên Lao Động mới đây về việc “Xuất khẩu lao động Hàn Quốc và những chiêu trò lừa đảo”, Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển Quốc tế IPM (doanh nghiệp được nhắc đến trong nội dung báo nêu) đã chính thức lên tiếng.

Sống khó với lương chỉ 7 triệu đồng/tháng

Quỳnh Chi |

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I/2023 là 7,0 triệu đồng, tăng 197.000 đồng so với quý trước và tăng 640.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.  Tuy nhiên, đa số người lao động khó sống với mức lương này khi bám trụ ở thành phố.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Mong thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc trở lại

Nhóm phóng viên |

Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá khang trang, đời sống người dân no đủ nhờ xuất khẩu lao động. Sau những khó khăn do dịch COVID-19, người dân tin tưởng thị trường xuất khẩu sẽ khởi sắc trở lại.

Mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo

Nhóm PV |

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh là những địa phương có số người xuất khẩu lao động hàng đầu cả nước. Với mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa thể ra nước ngoài làm việc. Họ đã phải mưu sinh, làm nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập, trang trải nợ nần...

Môi giới xuất khẩu lao động chui: Có phải chiêu "cáo mượn oai hùm"

NHÓM PV |

Hà Nội – Liên quan đến loạt bài đăng tải trên Lao Động mới đây về việc “Xuất khẩu lao động Hàn Quốc và những chiêu trò lừa đảo”, Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển Quốc tế IPM (doanh nghiệp được nhắc đến trong nội dung báo nêu) đã chính thức lên tiếng.