Mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo

Nhóm PV |

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh là những địa phương có số người xuất khẩu lao động hàng đầu cả nước. Với mong muốn sớm được đi xuất khẩu lao động để có thể thoát nghèo, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa thể ra nước ngoài làm việc. Họ đã phải mưu sinh, làm nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập, trang trải nợ nần...

Lao đao vì COVID-19

Anh Lê Văn Đức, 35 tuổi, xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho hay, anh đã tham gia học tiếng, nộp kinh phí hàng chục triệu đồng để được đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan từ cuối năm 2021. Tuy nhiên do dịch bệnh nên lịch bay liên tục bị hoãn.

“Bên người môi giới họ cứ bảo chờ, mà không biết đến khi nào, ở quê lại không có việc làm nên tôi rất khó khăn” - anh Đức cho biết. Theo anh Đức, tại địa phương có nhiều người hoàn cảnh như anh, liên hệ đi xuất khẩu lao động không được nên đã tìm đường đi nơi khác kiếm việc làm.

Được biết, Diễn Tháp là địa phương hàng đầu của Nghệ An về lĩnh vực xuất khẩu lao động, người địa phương làm ăn ở các nước rất đông, trong đó đặc biệt là Lào. Diễn Tháp nhờ đó mà trở thành một địa phương đời sống người dân rất khá giả, vùng nông thôn mà hầu như nhà nào cũng xe hơi, nhà lầu. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc làm, kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn.

“Lào cũng dịch bệnh hoành hành, có thời điểm qua lại giữa hai nước rất hạn chế và nghiêm ngặt do các biện pháp phòng dịch, nên lượng người ở Diễn Tháp đi lại làm ăn bên Lào giảm hẳn so với thời điểm chưa có dịch” - ông Nguyễn Văn Anh - người dân Diễn Tháp cho biết.

Trao đổi với phóng viên, ông Đậu Xuân Mạnh - Chủ tịch UBND xã Diễn Tháp (huyện Diễn Châu, Nghệ An) - cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn xã chỉ có một người làm thủ tục đi Canada xuất khẩu lao động. Nguyên nhân do nhiều thị trường nước ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên không tiếp nhận lao động.

“Những năm chưa có dịch, mỗi năm xã có khoảng vài ba chục người làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại nhiều nước khác nhau” - ông Đậu Xuân Mạnh nói.

Nhiều địa phương tại Nghệ An cũng gặp tình trạng tương tự. Người dân muốn đi xuất khẩu lao động nhưng nhiều thị trường dừng hoặc hạn chế tiếp nhận do vướng dịch bệnh. Do đó, số lượng người xuất khẩu lao động giảm sút so với thời điểm trước đó.

Tương tự, trên địa bàn Hà Tĩnh cũng gặp nhiều khó khăn trong XKLĐ mặc đù đây là địa phương mạnh về lĩnh vực này.

Bà Nguyễn Thị Minh - Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh thông tin, trước đây khi chưa xảy ra dịch COVID-19 thì mỗi năm huyện Lộc Hà có từ 500-700 người đi XKLĐ. Tuy nhiên, từ khi xảy ra dịch bệnh vào năm 2020 đến nay, số người đi XKLĐ giảm rõ rệt.

Cũng theo bà Minh, tính đến thời điểm này, toàn huyện Lộc Hà có khoảng hơn 6.000 người đang XKLĐ, làm việc ở nước ngoài. Trong đó, chủ yếu là ở các nước Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc.

“Hiện số người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động là rất nhiều nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh, vẫn còn vướng một số thủ tục hoặc chờ đơn hàng nên chưa thể đi được” - bà Minh chia sẻ.

Muốn “được bay” để thoát nghèo

Chia sẻ với Lao Động, anh Vi Văn Đức (21 tuổi, trú tại thôn Xằm, xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, do hoàn cảnh gia đình anh thuộc diện khó khăn của xã, nên khi chưa học hết cấp 3 anh đã phải tạm dừng việc học để đi làm phụ giúp gia đình. Sau nhiều năm, trải qua nhiều công việc khác nhau từ làm nông cho đến phụ hồ, từ thợ cơ khí cho đến lao động tự do, cốt là để mưu sinh và giúp đỡ bố mẹ. Tuy nhiên, gia đình mãi vẫn chưa “thoát” được cảnh nghèo.

“Dịp đầu năm 2021, nắm được thông tin một công ty xuất khẩu lao động về địa phương phối hợp với xã mở lớp tuyển sinh, đào tạo cho người ở địa phương đi xuất khẩu lao động. Ngay sau đó, tôi đã đăng ký tham gia khóa học và hy vọng sớm được sang Đài Loan (Trung Quốc) làm việc. Nào ngờ, đợt dịch thứ 4 bùng phát, thị trường xuất khẩu lao động không chỉ ở Đài Loan (Trung Quốc) mà nhiều nước khác rơi vào tình trạng đóng băng, khiến mọi kế hoạch bị đảo lộn. Suốt nhiều tháng chờ đợi không được, tôi đã phải đến các tỉnh phía Bắc để tìm kiếm việc làm, có tiền trang trải cuộc sống và trả nợ”

Cũng theo anh Đức, thời điểm trước khi đăng ký, làm thủ tục đi xuất khẩu lao động, gia đình anh thuộc diện hộ cận nghèo của xã. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cơ bản các thủ tục (do vay mượn và dồn các chi phí cho việc đi xuất khẩu lao động), đến nay, gia đình anh trở thành hộ nghèo. “Nhiều khi nhìn căn nhà trống trơn, đồ đạc chẳng có gì đáng giá tôi cũng thấy xót xa, chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi, thị trường ổn định trở lại để sang nước bạn làm việc, may sao giúp được gia đình thoát cảnh nghèo” - anh Đức chia sẻ.

Cũng như anh Đức, chị Quách Thị Long (41 tuổi, ở thôn Xằm, xã Thanh Lâm) cho biết, dịp đầu năm 2021, khi đăng ký tham gia vào khóa đào tạo đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, chị nghĩ rằng chỉ khoảng vài tháng là có thể bay. Tuy nhiên, khi khóa đào tạo cơ bản được hoàn thành, thì dịch bệnh COVID-19 bùng phát, cộng với việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng gặp khó khăn nên mọi thứ đều bị “kẹt lại” và rơi vào tình trạng chưa biết đến ngày nào mới “bay”.

“Cũng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, lại còn đông con nữa, nên ở nhà làm nương rẫy thì chẳng biết đến khi nào mới thoát nghèo được. Biết rằng đi xuất khẩu lao động cũng không sung sướng gì, công việc vất vả, lại xa chồng, xa con” - chị Long kể trong nước mắt.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Môi giới xuất khẩu lao động chui: Có phải chiêu "cáo mượn oai hùm"

NHÓM PV |

Hà Nội – Liên quan đến loạt bài đăng tải trên Lao Động mới đây về việc “Xuất khẩu lao động Hàn Quốc và những chiêu trò lừa đảo”, Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển Quốc tế IPM (doanh nghiệp được nhắc đến trong nội dung báo nêu) đã chính thức lên tiếng.

Nhiều hộ dân lao đao vì "mắc kẹt" khi đi xuất khẩu lao động

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở tỉnh Thanh Hóa chưa thể sang nước bạn làm việc, phải làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh, trang trải nợ nần. Có người khi chưa làm thủ tục đi xuất khẩu lao động còn là hộ cận nghèo, nhưng sau khi làm xong thủ tục trở thành hộ nghèo.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động chất lượng cao

ANH THƯ |

Thị trường xuất khẩu lao động mở cửa trở lại, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết kế hoạch đưa 90.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là có cơ sở.

Thủ tướng lập 5 tổ công tác kiểm tra, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Sốt tour du lịch dịp lễ 30.4, nhiều hành trình kín chỗ

Thanh Chân |

TPHCM - Theo các công ty du lịch ở thành phố, lượng khách đặt tour dịp lễ 30.4 - 1.5 khá sôi động với sức mua tăng, nhiều hành trình kín chỗ. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành du lịch, dự báo mùa du lịch hè 2023 nhộn nhịp.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á bị đề nghị thêm 20 năm tù

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM -  Bị cáo Trần Phương Bình  - cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB, bị quy trách nhiệm sai phạm đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại hơn 5.500 tỉ đồng, bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TPHCM đề nghị mức án 20 năm tù trong vụ án thứ 4.

Cần minh bạch, công khai Quỹ bình ổn xăng dầu

Phạm Đông |

Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu.

Công ty Haprosimex phải có trách nhiệm chi trả nợ lương, BHXH cho công nhân

Hà Anh - Lương Hạnh |

Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Hội đồng quản trị mới của Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) phải có trách nhiệm chi trả nợ lương, nợ BHXH cho người lao động.

Môi giới xuất khẩu lao động chui: Có phải chiêu "cáo mượn oai hùm"

NHÓM PV |

Hà Nội – Liên quan đến loạt bài đăng tải trên Lao Động mới đây về việc “Xuất khẩu lao động Hàn Quốc và những chiêu trò lừa đảo”, Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển Quốc tế IPM (doanh nghiệp được nhắc đến trong nội dung báo nêu) đã chính thức lên tiếng.

Nhiều hộ dân lao đao vì "mắc kẹt" khi đi xuất khẩu lao động

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người dân ở tỉnh Thanh Hóa chưa thể sang nước bạn làm việc, phải làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh, trang trải nợ nần. Có người khi chưa làm thủ tục đi xuất khẩu lao động còn là hộ cận nghèo, nhưng sau khi làm xong thủ tục trở thành hộ nghèo.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động chất lượng cao

ANH THƯ |

Thị trường xuất khẩu lao động mở cửa trở lại, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết kế hoạch đưa 90.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là có cơ sở.