Quây quần bên nhau dịp Tết, trọn vẹn cho ngày đầu Xuân

PHẠM ĐÔNG |

Ngày Tết có trăm điều đầy đủ, vạn sự sung túc vẫn thấy chẳng trọn vẹn như ý khi chưa thiếu vắng nụ cười viên mãn của người thân. Bởi trong tâm thức người Việt, Tết Nguyên đán là khoảng thời gian thiêng liêng nhất trong năm.

Trong tâm thức của mỗi người con đất Việt, Tết là ngày của sum họp, của đoàn viên, của sự vui vầy, quây quần bên nhau để tận hưởng những ngày đầu năm mới hết sức an lành và vui vẻ. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hy vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, với cuộc sống tất bật như hiện nay thì ngày Tết mới là khoảng thời gian mọi gia đình quây quần bên nhau.

Bởi gần Tết, không khí của những ngày cuối năm, mọi người trong gia đình được cùng nhau bận rộn chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm từng nụ hoa cho nở đúng mùng 1 Tết và những tiếng cười đùa quanh nồi bánh chưng đêm 30. Những khoảnh khắc ấy có lẽ là những gam màu tuyệt vời nhất cho bức tranh sum họp và hạnh phúc gia đình.

Theo ông Vĩ, dù Tết khiến mỗi người tất bật với công việc từ dọn dẹp, mua sắm, đi chơi, đi chúc Tết nhưng nó sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn. Do đó, chỉ sau ngày cúng ông Công, ông Táo, những đứa con xa xứ thì mong mỏi, những người mẹ ở nhà thì ngóng trông… Tất cả tạo nên một khung cảnh ngày Tết quen thuộc bao đời của nhiều thế hệ gia đình Việt.

"Tết 2 năm trước, khi dịch COVID-19 chưa được kiểm soát, nhiều bạn trẻ, nhiều gia đình không thể về sum họp cùng gia đình. Đó sẽ là những cái Tết chưa trọn vẹn như ý trong tâm thức người Việt. Còn nay, không ít gia đình dùng kỳ nghỉ Tết làm một chuyến du lịch xa nhà.

Đón giao thừa ở miền đất mới, nơi có những phong tục lạ, phong cảnh đẹp. Họ dường như đã quên, có những người bà, người mẹ chỉ chờ ngày Tết để sum họp con cháu. Để vơi đi phần nào những suy tư của tuổi già, và quan trọng, họ cần con cháu những giờ phút này hơn bao giờ hết. Đừng để kỳ nghỉ Tết chỉ là một kỳ nghỉ lễ" - ông Vĩ cho hay.

Để mùa Tết năm nay trọn vẹn như ý với nhiều hơn những niềm hạnh phúc được lan tỏa, ông Vĩ nhấn mạnh Tết là để về nhà. Khi đó, mỗi người sẽ tự gửi trao hàng triệu lời chúc một năm như ý tới người thân, bạn bè, hướng tới một năm mới vạn sự bình an cùng muôn điều tốt lành.

Gói bánh chưng còn là dịp để giữ lại không khí sum vầy, đầm ấm của người thân bên gia đình. Ảnh: Công Đạt
Gói bánh chưng còn là dịp để giữ lại không khí sum vầy, đầm ấm của người thân bên gia đình. Ảnh: Công Đạt

TS Nguyễn Ánh Hồng, chuyên gia nghiên cứu Văn hóa học, cũng cho rằng, ngày Tết rất thiêng liêng đối với người xa quê, cảm xúc của họ không chỉ dừng lại ở việc về quê ăn Tết mà còn thể hiện ở nhiều việc khác.

Có thể kể đến như khi gặp người thân, được tiếp xúc với những tục lễ truyền thống trong ngày Tết như ngày ông táo lên trời, bữa cơm tất niên cùng gia đình, giờ phút chuyển giao năm cũ sang năm mới (đón Giao thừa), ngày lễ mừng thọ ông, bà, cha, mẹ. Nhất là khi mỗi người dân Việt lại được thưởng thức những món ăn truyền thống trong ngày Tết “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”, hoặc nồi bánh chưng ngày Tết và những cành hoa Tết (cành đào, cành mai…).

"Tết là văn hóa, mà văn hóa có thể thay đổi theo thời gian. Thế nhưng, cũng đừng bóp méo ngày Tết cổ truyền bằng những ngày say xỉn, chiếu bạc khắp nơi" - TS Nguyễn Ánh Hồng nói.

Vị chuyên gia cũng nhắc đến mỗi dịp Tết đến xuân về, ông bà vui vầy cùng con cháu bên nồi bánh chưng là hạnh phúc không gì bằng, những câu chuyện, phong tục Tết xưa được ông bà kể cũng chính là cách nuôi dưỡng tâm hồn các bé phong phú và nhân văn. Tết là khoảng thời gian thiêng liêng để hàn gắn những yêu thương, đón những giây phút năm mới bình an.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Tết cơm mới của người Tày

Nguyễn Tùng |

Cùng với Tết Nguyên đán thì Tết cơm mới là một nghi lễ quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Tày.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Tết cơm mới của người Tày

Nguyễn Tùng |

Cùng với Tết Nguyên đán thì Tết cơm mới là một nghi lễ quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Tày.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?