Tết cơm mới của người Tày

Nguyễn Tùng |

Cùng với Tết Nguyên đán thì Tết cơm mới là một nghi lễ quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Tày.

Người Tày quan niệm rằng gia đình nào có “ma nhà”, có cối hương thờ cúng cha mẹ, ông bà thì sau vụ mùa cuối năm đều phải tổ chức lễ cúng cơm mới.

Điều đó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục con cháu không được quên công ơn cha mẹ đã tạo dựng cho cuộc sống ngày hôm nay.

Vào dịp lễ cơm mới, chị Ma Thuý Chiên (xã Khuân Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) sẽ chọn ra những bông lúa đẹp, căng hạt trong nương để thả vào bát nước đun sôi rồi đặt lên bàn thờ. Báo cáo tổ tiên về một năm làm việc chăm chỉ, cầu cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà năm sau lại có lúa mới.

Lễ đón cơm mới cũng là dịp để những người phụ nữ Tày thể hiện sự khéo tay của mình với những mâm xôi ngũ sắc thơm nồng và được tạo hình bắt mắt, sự độc đáo ít dân tộc có được.

Cơm gạo mới được chế biến thành các món đặc sắc để người Tày cúng tổ tiên.
Cơm gạo mới được chế biến thành các món đặc sắc để người Tày cúng tổ tiên.

Chị Chiên cho biết: “Để có được một mâm xôi ngũ sắc cúng tổ tiên khi đón cơm mới cũng rất cầu kỳ. Nguyên liệu chính thì vẫn là gạo nếp nương, để tạo màu cho xôi cần dùng đến các loại củ quả như nghệ, gấc, lá nếp. Tất cả đều phải là sản phẩm tự nhiên”.

Tốn thời gian một chút nhưng cũng là dịp để chị em, con cháu trong nhà đoàn tụ, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống. Thông thường các mẹ, các chị sẽ ngâm gạo và nhuộm màu từ đêm hôm trước để sáng hôm sau kịp đồ xôi cúng tổ tiên.

Mâm xôi ngũ sắc mang trong đó lòng biết ơn tưởng nhớ ông bà, cha mẹ.

Người Tày vẫn luôn quan niệm rằng, lễ cơm mới là minh chứng cho sự hiếu thảo, hoà thuận của con cháu trong gia đình và không quên đi nguồn gốc của mình. Một phong tục đẹp luôn được lưu truyền qua nhiều đời.

Xôi ngũ sắc món ăn độc đáo kỳ công của người Tày dịp Tết cơm mới.
Xôi ngũ sắc món ăn độc đáo kỳ công của người Tày dịp Tết cơm mới.

Với người Tày ở huyện vùng cao Võ Nhai (Thái Nguyên), lễ cơm mới là một trong 6 dịp Tết quan trọng của năm gồm Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, 3.3 tảo mộ, 5.5 diệt sâu bọ, Rằm tháng 7 và 10.10 cúng cơm mới.

Đây không đơn thuần chỉ là nghi thức mang ý nghĩa tâm linh mà còn là dịp giáo dục đạo đức, lối sống cho các thế hệ con cháu của người Tày.

Đón lễ cơm mới, gia đình ông Lương Thế Hoành, xã Thượng Nung (Võ Nhai) lại sửa soạn một mâm cơm cúng trời đất, gia tiên theo đúng truyền thống của người dân tộc Tày. Ngoài thịt gà, thịt lợn, rượu thì nhất thiết phải có cơm tẻ, cơm nếp được nấu từ gạo mới thu hoạch vụ mùa. 

Ông Hoành kể: “Từ ngày còn bé đã thấy các cụ làm Nghi lễ này, rồi ông truyền lại cho bố, bố truyền lại cho mình, giờ mình sẽ tiếp tục truyền lại cho con cháu. Mỗi người một công việc từ đồ xôi con đến sửa soạn ban thờ vừa là thể hiện lòng thành nhưng cũng là để thế hệ trẻ làm cho quen”.

Tết cơm mới, truyền thống đẹp của người Tày vẫn được lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Tết cơm mới, truyền thống đẹp của người Tày vẫn được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Theo ông Nguyễn Việt Hưng - Trưởng phòng Dân tộc huyện Võ Nhai, cộng đồng người Tày hiện chiếm hơn 20% dân số toàn huyện và Tết cơm mới được đồng bào gìn giữ. Ngay cả đối với các gia đình hiện không còn làm nông nghiệp vẫn giữ được phong tục này.

Nhiều năm nghiên cứu về văn hoá, phong tục của các dân tộc, PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, Tết cơm mới được người Tày coi trọng và giữ gìn từ đời này sang đời khác, bởi nó vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Trụ, không chỉ người Tày đón cơm mới mà nhiều dân tộc thiểu số khác cũng đang duy trì phong tục này bởi tính nhân văn sâu sắc và những giá trị trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

Thể hiện cho sự đa dạng và làm phong phú hơn kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Phong tục chiều cuối năm của người Tày Bình Liêu

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Bình Liêu, Quảng Ninh là huyện miền núi, biên giới có trên 96 % là đồng bào dân tộc thiểu số, gồm các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ,… Trong đó, dân tộc Tày chiếm trên 50%. Với đồng bào Tày Bình Liêu, chiều cuối năm cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm để tiễn năm cũ qua đi và chào đón một năm mới về với bao niềm hi vọng về một mùa Xuân mới.

Xem người Tày làm bánh dày ngũ sắc dịp Tết

Vân Hoa |

Để tạo nên nhiều màu sắc cho bánh dày, người Tày dùng lá cẩm đỏ, cẩm tím nấu thành nước để nhuộm, màu xanh được tạo nên từ tro trộn với lá cẩm, còn màu vàng thì giã nghệ... Những màu sắc thiên nhiên đem lại sức sống tươi mới cho bản làng ngày Tết.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành

Vân Trang |

Phụ huynh, học sinh theo dõi cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành năm 2024.

Xóa sổ loại "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh các quyết định giao đất, cho thuê đất từ loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở" sang đất thương mại, dịch vụ tại dự án Sông Lô Nha Trang.

Nga tiết lộ về hệ thống thanh toán chung của BRICS

Ngọc Vân |

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cập nhật thông tin mới nhất về hệ thống thanh toán chung của BRICS.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Phong tục chiều cuối năm của người Tày Bình Liêu

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Bình Liêu, Quảng Ninh là huyện miền núi, biên giới có trên 96 % là đồng bào dân tộc thiểu số, gồm các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ,… Trong đó, dân tộc Tày chiếm trên 50%. Với đồng bào Tày Bình Liêu, chiều cuối năm cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm để tiễn năm cũ qua đi và chào đón một năm mới về với bao niềm hi vọng về một mùa Xuân mới.

Xem người Tày làm bánh dày ngũ sắc dịp Tết

Vân Hoa |

Để tạo nên nhiều màu sắc cho bánh dày, người Tày dùng lá cẩm đỏ, cẩm tím nấu thành nước để nhuộm, màu xanh được tạo nên từ tro trộn với lá cẩm, còn màu vàng thì giã nghệ... Những màu sắc thiên nhiên đem lại sức sống tươi mới cho bản làng ngày Tết.