Nông dân ở Ninh Thuận lý giải việc cắt măng tây cho bò ăn

Huỳnh Hải |

Nông dân trồng măng tây ở Ninh Thuận cho biết phải cắt bỏ những cây già cỗi để nuôi dưỡng lại vụ mới sau 3 tháng thu hoạch liên tục. Những phế phẩm này được tận dụng cho bò ăn thay vì đốt bỏ.

Trước thông tin do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người trồng măng tây ở Ninh Thuận phải ngậm ngùi cắt bỏ cho bò ăn vì không có thương lái thu mua, chiều 29.7, chúng tôi đến Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tuấn Tú tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, để tìm hiểu rõ thông tin trên. Đây là vùng trồng măng tây trọng điểm của cả tỉnh.

Ông Hùng Ky, Giám đốc Hợp tác xã Tuấn Tú, cho biết Hợp tác xã nằm trong vùng rau an toàn của xã An Hải. Trong đó, măng tây là cây chủ lực, cây làm giàu của người nông dân nơi đây.

Hợp tác xã đã ký hợp đồng bao tiêu măng tây của các thành viên với đối tác. Vì vậy, mặc dù dịch COVID-19 hoành hành nhưng Hợp tác xã vẫn thu mua cho người trồng măng tây với giá cả ổn định.

Hiện nay, thời tiết nắng nóng không phải chính vụ măng tây nên Hợp tác xã cho bà con cắt dưỡng để măng tây có năng suất cao hơn. Ông Hùng Ky giải thích rằng măng tây sau 3 tháng thu hoạch liên tục thì phải xả bỏ những cây già để nuôi dưỡng lại cây non.

Hợp tác xã phải tính toán luân phiên các thành viên xả bỏ để đảm bảo sản phẩm cung cấp ra thị trường. Theo ông Hùng Ky, hiện đối tác phải thu mua thêm bên ngoài để đủ lượng hàng.

“Trong bối cảnh dịch COVID-19 nhưng sản phẩm của bà con trong hợp tác xã đã được bao tiêu. Vì vậy, không có chuyện măng tây ứ đọng”, ông Hùng Ky cho biết.

Trao đổi với phóng viên, ông Châu Thành Lương, thành viên Hợp tác xã Tuấn Tú, cho biết ông chính là nhân vật trong những bài báo cắt bỏ măng tây cho bò ăn. Gia đình ông có 2,5 sào măng tây đã trồng được 4 năm. Sau 3 tháng thu hoạch liên tục, ông đang cắt xả để măng tây già để nuôi dưỡng những cây nhỏ thành cây mẹ.

Theo ông Lương, sau một tháng nuôi dưỡng sẽ tiếp tục thu hoạch. Những cây già cắt bỏ, ông đã tận dụng làm thức ăn cho bò thay vì phải đốt bỏ.

“Dịch COVID-19 cùng với lúc măng tây đã già nên tôi cắt xả để dưỡng lứa mới. Những cây cắt bỏ được tận dụng cho bò ăn”, ông Lương cho hay.

Ông Lương tận dụng những cây măng tây già cắt bỏ để cho bò ăn. Ảnh: Huỳnh Hải.
Ông Lương tận dụng những cây măng tây già cắt bỏ để cho bò ăn. Ảnh: Huỳnh Hải.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận Đặng Kim Cương cho biết tình hình lưu thông, phân phối và tiêu thụ nông sản được Tỉnh ủy UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt trong dịch COVID-19. Dự kiến sản lượng nông sản trên địa bàn tỉnh đủ khả năng cung cấp đến hết tháng 8/2021 với hàng trăm tấn lương thực, rau củ, thịt gia súc, gia cầm và hải sản.

Ông Đặng Kim Cương cho biết một số phương tiện thông tin có thông tin về việc nông dân ngậm ngùi phá bỏ măng tây cho bò ăn vì không có thương lái thu mua. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, không có sự việc này xảy ra.

Giám đốc Sở NNPTNT Ninh Thuận giải thích, theo quy trình trồng trọt hướng dẫn cho nông dân, một vụ măng tây sau 3 tháng thu hoặc phải cắt bỏ những cây mẹ già cỗi. Quy trình này để nuôi dưỡng cây mới cho vụ kế tiếp có sản phẩm chất lượng và năng suất cao hơn.

Theo ông Cương, trước tình hình dịch COVID-19, nông sản đặc thù của tỉnh cơ bản được kết nối cung cầu đảm bảo, không để ùn ứ tại các vườn của nông dân.

“Ngoài cây măng tây, các sản phẩm đặc thù trên địa bàn hiện được kết nối tiêu thụ đảm bảo. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, giao thương hàng hóa các tỉnh có phần chậm lại và giá cả cũng có giảm xuống so với trước khi có dịch”, ông Đặng Kim Cương cho hay.

Măng tây là cây trồng chủ lực, cây làm giàu của người dân ở xã An Hải. Ảnh: Huỳnh Hải.
Măng tây là cây trồng chủ lực, cây làm giàu của người dân ở xã An Hải. Ảnh: Huỳnh Hải.

Ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã ký văn bản gửi Sở NNPTNT đề nghị phối hợp với Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải và địa phương khẩn trương làm rõ thông tin báo chí phản ánh việc nông dân ngậm ngùi cắt bỏ măng tây xanh cho bò ăn vì không có thương lái thu mua.

Đồng thời, Sở NNPTNT thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản, hải sản trên địa bàn tỉnh. Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ những vướng mắc trong lưu thông hàng hóa, vật tư nông nghiệp, thu mua, thu hoạch nông hải sản.

Huỳnh Hải
TIN LIÊN QUAN

Ninh Thuận xem xét cấm người dân ra đường sau 18 giờ

Huỳnh Hải |

Ngày 28.7, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh vừa ký thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng chống dịch COVID-19. Trong đó có việc xem xét nghiêm cấm người dân ra đường từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Vụ 4 ngư dân đi bộ kiệt sức từ Ninh Thuận về Phú Yên: Chủ tàu lên tiếng

Huỳnh Hải |

Chủ tàu cho biết sau khi năn nỉ 6 bạn thuyền ở lại không thành đã ứng cho mỗi người 3 triệu để làm lộ phí, sau đó 4 ngư dân đã đi bộ đến kiệt sức để về quê.

Ninh Thuận tạm đóng cửa chợ nông sản, siết chặt giãn cách xã hội

Huỳnh Hải |

Ngày 19.7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh đã ký văn bản gửi Sở Y tế, Công thương và UBND TP.Phan Rang - Tháp Chàm về việc tạm thời đóng cửa chợ nông sản Phan Rang.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Ninh Thuận xem xét cấm người dân ra đường sau 18 giờ

Huỳnh Hải |

Ngày 28.7, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh vừa ký thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng chống dịch COVID-19. Trong đó có việc xem xét nghiêm cấm người dân ra đường từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Vụ 4 ngư dân đi bộ kiệt sức từ Ninh Thuận về Phú Yên: Chủ tàu lên tiếng

Huỳnh Hải |

Chủ tàu cho biết sau khi năn nỉ 6 bạn thuyền ở lại không thành đã ứng cho mỗi người 3 triệu để làm lộ phí, sau đó 4 ngư dân đã đi bộ đến kiệt sức để về quê.

Ninh Thuận tạm đóng cửa chợ nông sản, siết chặt giãn cách xã hội

Huỳnh Hải |

Ngày 19.7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh đã ký văn bản gửi Sở Y tế, Công thương và UBND TP.Phan Rang - Tháp Chàm về việc tạm thời đóng cửa chợ nông sản Phan Rang.