Nhiều công trình trọng điểm không chi được tiền, Cao Bằng lọt top cuối giải ngân vốn đầu tư công

Nhóm PV |

Qua 5 tháng thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công, Cao Bằng vẫn nằm trong nhóm rất chậm.

Tiến độ giải ngân chậm hơn năm trước

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Cao Bằng được giao trên 4.924 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 23.5, tỉnh đã giải ngân được trên 476 tỉ đồng, bằng 10,1% kế hoạch năm.

So với cùng thời điểm năm 2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm nay của Cao Bằng đang thấp hơn 1,9%.

Trong số các chủ đầu tư được giao vốn, chỉ 2 đơn vị đạt tỉ lệ giải ngân khá. Có tới 13/33 đơn vị chủ đầu tư giải ngân 0% gồm: Quỹ phát triển đất; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở VHTT&DL; Sở TNMT; Sở Y tế, Sở KH&CN; Sở GTVT; Công ty Cổ phần thủy điện - luyện kim Cao Bằng, Công an tỉnh Cao Bằng, Sở Xây dựng; Sở TTTT; Đài Phát thanh truyền hình tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Văn bản số 4848 của Bộ Tài Chính (ký ngày 13.5) về việc công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách trung ương (vốn trong nước) do địa phương quản lý đã nêu tên 3 dự án tại Cao Bằng do giải ngân chậm.

3 dự án gồm: Dự án đường tránh thị trấn Xuân Hòa; Đường giao thông đồn Biên phòng Cốc Pàng (155) ra các mốc từ 520 - 534; Dự án đường giao thông thị trấn Nước Hai (Hòa An) - Nà Bao (Nguyên Bình).

Bên cạnh những chủ đầu tư được giao vốn có tỉ lệ giải ngân tốt, nhiều đơn vị tại Cao Bằng đang rất chậm trong việc giải ngân. Ảnh: Tân Văn.
Bên cạnh những chủ đầu tư được giao vốn có tỉ lệ giải ngân tốt, nhiều đơn vị tại Cao Bằng đang rất chậm trong việc giải ngân. Ảnh: Tân Văn.

Trong báo cáo số 1213 của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Cao Bằng nêu rõ, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh vẫn còn rất chậm, tỉ lệ đạt thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

Các chủ đầu tư chậm trễ

"Nguyên nhân vẫn do các đơn vị chủ đầu tư chưa chú trọng vào khâu thanh toán khối lượng đang có, chưa quyết liệt đẩy mạnh làm thủ tục hồ sơ thanh toán, chưa giải quyết và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc cố hữu đã được chỉ ra..." - văn bản số 1213 nêu.

Mặt khác, tổng số ngân sách địa phương năm 2023 khá lớn (866 tỉ đồng) trong tháng 5.2024 được thông báo cho phép kéo dài sang năm 2024 nên các chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn.

Tại dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo tình thức đối tác công tư, vốn cho dự án này khoảng 1.865 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 39,4% kế hoạch vốn năm 2024. Tuy nhiên, kết quả giải ngân chỉ được khoảng 16 tỉ đồng (đạt 0,9%).

Nguyên nhân được cho là công tác giải phóng mặt bằng vừa thực hiện xong việc kiểm đếm, chưa phê duyệt được phương án và dự toán bồi thường. Chưa thống nhất được phương án chuyển vốn cho công tác GPMB bên địa phận tỉnh Lạng Sơn, tiến độ hồ sơ thiết kế kỹ thuật chậm nên tiến độ giải ngân trong 5 tháng đầu năm thấp.

Về các giải pháp để cải thiện tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới, Sở KH&ĐT tỉnh Cao Bằng cho rằng các chủ đầu tư cần quyết liệt hơn nữa trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Dự án đường tránh Xuân Hoà vừa bị Bộ Tài chính điểm tên có tỉ lệ giải ngân thấp. Ảnh: Tân Văn.
Dự án đường tránh Xuân Hoà vừa bị Bộ Tài chính điểm tên có tỉ lệ giải ngân thấp. Ảnh: Tân Văn.

Các đơn vị này cũng cần theo dõi, bám sát tiến độ thực hiện dự án, bám sát và tiến độ thực hiện dự án, công tác thanh toán, nghiệm thu cũng cần được đẩy nhanh.

Tiếp đó, trong việc GPMB các chủ đầu tư cần chủ động triển khai các giải pháp xử lý dứt điểm như: Thu hồi đất, thanh lý tài sản, chuyển đổi mục đích sử dụng đất... việc đẩy nhanh tiến độ các công trình phải đảm bảo chất lượng và tránh lãng phí.

Các chủ đầu tư và kho bạc các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện giải ngân vốn, thực hiện tạm ứng, hoàn tạm ứng, thanh toán ngay khi có khối lượng...

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn cần đẩy nhanh quá trình thẩm định, nâng cao chất lượng tham mưu, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30% - 50% so với quy định.

Sở KH&ĐT tỉnh Cao Bằng kiến nghị UBND tỉnh sớm thống nhất, triển khai thực hiện cơ chế thanh toán khi sử dụng ngân sách tỉnh Cao Bằng chi cho nhiệm vụ GPMB của tỉnh Lạng Sơn và tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Bên cạnh đó cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có thẩm quyền xem xét về quy hoạch cấp phép thêm cho các mỏ vật liệu xây dựng để giải quyết việc thiếu vật liệu xây dựng cơ bản...

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh hài hòa dòng vốn đầu tư công, tránh thiếu vốn vào cuối năm

Đức Mạnh |

Tốc độ giải ngân từ đầu năm đến nay được đánh giá là tương đối cao nếu so với các năm gần đây. Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề có thể xảy ra là cuối năm một số nơi sẽ thiếu vốn trong khi luôn luôn có tình trạng nơi thiếu và nơi thừa vốn mà không giải ngân được.

Cao Bằng có cửa khẩu Quốc tế đầu tiên

Tân Văn |

Sáng 28.12, lễ công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế bao gồm lối thông quan Nà Đoỏng - Nà Ráy.

Vì sao Cao Bằng "tắc" giải ngân vốn đầu tư công, 11 tháng chưa đạt 30%?

An Trịnh - Trần Trọng |

Trải qua 11 tháng, Cao Bằng vẫn nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp của cả nước.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Điều chỉnh hài hòa dòng vốn đầu tư công, tránh thiếu vốn vào cuối năm

Đức Mạnh |

Tốc độ giải ngân từ đầu năm đến nay được đánh giá là tương đối cao nếu so với các năm gần đây. Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề có thể xảy ra là cuối năm một số nơi sẽ thiếu vốn trong khi luôn luôn có tình trạng nơi thiếu và nơi thừa vốn mà không giải ngân được.

Cao Bằng có cửa khẩu Quốc tế đầu tiên

Tân Văn |

Sáng 28.12, lễ công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế bao gồm lối thông quan Nà Đoỏng - Nà Ráy.

Vì sao Cao Bằng "tắc" giải ngân vốn đầu tư công, 11 tháng chưa đạt 30%?

An Trịnh - Trần Trọng |

Trải qua 11 tháng, Cao Bằng vẫn nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp của cả nước.