Nhà thầu gặp khó, cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa có nguy cơ chậm tiến độ

BẢO TRUNG |

Tại dự án thành phần 2 (thuộc công trình đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1), hàng loạt nhà thầu đảm nhiệm các gói thầu đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công. Nếu tiếp tục kéo dài, khả năng cao các doanh nghiệp thiệt hại nặng nề về kinh tế và kéo theo nguy cơ dự án có thể chậm tiến độ đề ra...

Hàng loạt nhà thầu điêu đứng

Ông Trịnh Trung Lượng - Giám đốc điều hành dự án của Tập đoàn Đạt Phương - thông tin, doanh nghiệp trúng thầu đoạn dài 2km, trong đó có 1 hầm và 3 cây cầu thuộc dự án thành phần 2 (dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1).

Khoảng 1 năm trước, doanh nghiệp đã đưa máy móc vào hỗ trợ làm mặt bằng khu vực tổ chức lễ khởi công đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Cũng từ đó đến nay, công ty này chưa được bàn giao mét mặt bằng nào để thi công.

Sau khi trúng thầu, ngoài tập kết máy móc, hơn 20 cán bộ, nhân viên của công ty đã vào Đắk Lắk xây dựng lán trại, lắp trạm trộn bêtông… rồi ngồi chờ mặt bằng. Khu vực đơn vị thi công đã được chuyển mục đích sử dụng rừng nhưng chưa được chuyển mục đích sử dụng đất, xử lý tài sản trên đất. Việc chậm trễ các thủ tục để bàn giao mặt bằng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Còn tại địa bàn xã Ea Păl, huyện Ea Kar, Công ty CP 484 (ở Nghệ An) trúng thầu đoạn dài 5,5km thuộc dự án thành phần 2.

Từ khi dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa khởi động, công ty đã xin chủ trương khai thác mỏ đá thôn 6B (xã Ea Păl, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) để cung cấp cho gói thầu của đơn vị và đá để phục vụ toàn bộ dự án thành phần 2 (đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk). Quan sát tại khu vực khai thác khoáng sản, doanh nghiệp đã tập kết đầy đủ phương tiện cơ giới nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức vì vướng vào hàng loạt thủ tục, hồ sơ chưa được cấp có thẩm quyền thông qua.

Ông Phạm Xuân Thùy - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP 484 - chia sẻ: "Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ thuê đất theo hướng dẫn của Sở TNMT tỉnh Đắk Lắk nhưng đến tận giữa tháng 5 vẫn chưa được cho thuê đất để khai thác khoáng sản. Do đang phải mua đá, cát bên ngoài nên so sánh với giá bỏ thầu thì phải bù lỗ khoảng hàng trăm nghìn đồng mỗi khối bêtông.

Chúng tôi kiến nghị cho phép nhà thầu thực hiện song song việc khai thác đá và thủ tục hành chính như các địa phương khác đã áp dụng khi có công trình cao tốc đi qua. Qua đó, đơn vị sẽ kịp thời cấp vật liệu cho 10 nhà thầu thi công trên toàn tuyến cao tốc đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk".

Một góc tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa (đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk) đang trong quá trình thi công thì gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Bảo Trung
Một góc tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa (đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk) đang trong quá trình thi công thì gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Bảo Trung

Nguy cơ chậm tiến độ

Trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk xác nhận, UBND tỉnh đã thống nhất thành lập 2 đoàn kiểm tra, giao Sở TNMT làm trưởng đoàn phối hợp với đơn vị liên quan khảo sát thực tế vị trí bổ sung bãi đổ thải phục vụ dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa.

Dự kiến trong tuần tới, cơ quan chức năng sẽ đi khảo sát thực địa để kiểm tra vị trí các bãi đổ thải tại dự án. Đây là một trong những công việc rất quan trọng, nếu không làm sớm dự án có nguy cơ chậm tiến độ đề ra, nhất là khi địa bàn sắp vào mùa mưa.

Ngoài ra, giữa tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn kiến nghị Bộ TNMT hướng dẫn sử dụng đất không thích hợp, đất hữu cơ từ Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột để hoàn thổ, cải tạo, phục hồi môi trường mỏ vật liệu phục vụ dự án.

Do đó, để có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án tỉnh cần có sự hướng dẫn của Trung ương để thực hiện hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường cho mỏ vật liệu phục vụ dự án và thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại các bãi thải của dự án để sử dụng cho các công trình, dự án đầu tư công của tỉnh.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Quảng Bình trễ hẹn bàn giao mặt bằng cao tốc lần 4, nguy cơ chậm tiến độ hiện hữu

CÔNG SÁNG |

Nguy cơ chậm tiến độ Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua tỉnh Quảng Bình đang hiện hữu, khi địa phương vẫn chưa bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư.

Sẽ chậm tiến độ nếu không xử lý sớm vướng mắc tại dự án cao tốc ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang quyết liệt xử lý những vướng mắc đang gặp ở công trình xây dựng cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa bởi nếu chậm trễ, dự án có nguy cơ chậm tiến độ.

Nhiều dự án điện gió hàng nghìn tỉ đồng ở Lâm Đồng chậm tiến độ đầu tư

HOÀNG ANH |

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 3 dự án điện gió đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Thế nhưng, đến nay, chủ đầu tư các dự án vẫn đang chậm trễ đầu tư, xây dựng.

Mất gần 20 năm cho 19,7km đường sắt đô thị nhưng vẫn chưa thể khai thác

Nhóm PV |

Thực tế sau khoảng 20 năm từ khi triển khai nghiên cứu, phát triển các dự án đường sắt đô thị, đến nay TPHCM vẫn chưa có tuyến đường sắt đô thị nào chính thức khai thác thương mại.

Điểm chuẩn xét tuyển sớm 2023 một số trường cán mốc 30 điểm

ANH ĐỨC |

Năm 2023, nhiều trường đại học có điểm chuẩn xét tuyển sớm ở mức gần 30 điểm, thậm chí "cán mốc" hoặc "vượt khung".

Đề xuất một số cơ chế ưu đãi để đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa

Hà Vy |

Tính đến năm 2023, số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành đạt khoảng 8,9 triệu thẻ với 78 triệu giao dịch, cho thấy người dân ngày càng quan tâm và sử dụng thẻ nội địa nhiều hơn trong hoạt động thanh toán.

Bắt buộc tháo dỡ cầu treo 15 năm tuổi ở Thái Nguyên

Việt Bắc |

UBND TP Thái Nguyên vừa có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Thái Nguyên (chủ đầu tư công trình) hoàn thành việc tháo dỡ cầu treo Đồng Liên trước ngày 20.6.2024.

EU ra quyết định về tài sản phong tỏa của Nga

Song Minh |

Liên minh châu Âu (EU) chấp thuận dùng tiền lãi từ tài sản phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraina.