Đề xuất một số cơ chế ưu đãi để đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa

Hà Vy |

Tính đến năm 2023, số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành đạt khoảng 8,9 triệu thẻ với 78 triệu giao dịch, cho thấy người dân ngày càng quan tâm và sử dụng thẻ nội địa nhiều hơn trong hoạt động thanh toán.

Toàn cảnh Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Ảnh: Tô Thế
Toàn cảnh Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Ảnh: Tô Thế

Số lượng phát hành thẻ tín dụng nội địa còn khiêm tốn so với thẻ tín dụng quốc tế

Tại hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt” do Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức ngày 21.5, ông Nguyễn Tấn Pháp - Giám đốc Trung tâm thẻ, Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) - cho biết, cùng với thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là một công cụ tài chính quan trọng giúp người dân thực hiện các giao dịch thanh toán một cách tiện lợi, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Trong giai đoạn từ năm 2020 - 2023, thị trường thẻ tín dụng nội địa có sự thay đổi tích cực cả về quy mô phát hành và doanh số sử dụng. Tính đến năm 2023, số lượng thẻ phát hành đã đạt khoảng 8,9 triệu thẻ với 78 triệu giao dịch tương đương tổng giá trị giao dịch là 260 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 70% so với số liệu năm 2020. Điều đó minh chứng cho việc người dân ngày càng quan tâm và sử dụng thẻ nội địa nhiều hơn trong hoạt động thanh toán.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa tại thị trường Việt Nam chưa khả quan do vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định.

Thứ nhất, số lượng ngân hàng TMCP tham gia phát triển thẻ tín dụng nội địa còn hạn chế, việc truyền thông, quảng cáo, các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng cũng chưa được chú trọng đẩy mạnh. Do vậy, người dân vẫn chưa tiếp cận được sản phẩm và những ưu điểm của sản phẩm, dẫn đến số lượng phát hành còn khiêm tốn so với thẻ tín dụng quốc tế.

Thứ hai, khó cạnh tranh với thẻ tín dụng quốc tế về phạm vi sử dụng, tính năng quốc tế cũng như các ưu đãi hấp dẫn từ Tổ chức thẻ quốc tế.

Thứ ba, do thói quen người tiêu dùng, họ có tâm lý ưa chuộng các sản phẩm thẻ quốc tế hơn vì tính phổ biến và số đông.

Cần cơ chế ưu đãi để đẩy mạnh thẻ tín dụng nội địa

Từ những khó khăn, thách thức nói trên, đại diện VietinBank bày tỏ mong muốn ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, NHNN, NAPAS đối với phát hành thẻ tín dụng nội địa. Đồng thời, đại diện ngân hàng này cũng đề xuất một số cơ chế ưu đãi để đẩy mạnh thẻ tín dụng trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Tấn Pháp - Giám đốc Trung tâm thẻ, Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Ảnh: Tô Thế
Ông Nguyễn Tấn Pháp - Giám đốc Trung tâm thẻ, Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Ảnh: Tô Thế

Theo đó, đối với NAPAS, đại diện VietinBank mong muốn NAPAS ưu tiên đẩy mạnh ưu đãi cho các Tổ chức Tín dụng (TCTD) nhằm khuyến khích và đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa.

Có cơ chế ưu đãi về phí xử lý giao dịch, phí chia sẻ giữa các Ngân hàng và tổ chức chuyển mạch sẽ là động lực giúp các Ngân hàng tập trung đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa; TCTD được hỗ trợ nguồn ngân sách từ NAPAS để triển khai các chương trình ưu đãi với khách hàng, các chương trình động lực, thi đua nội bộ một cách thường xuyên hơn.

Đối với Chính phủ, NHNN, VietinBank mong muốn được Chính phủ, NHNN và các doanh nghiệp tiếp tục chung tay mở rộng hệ sinh thái sử dụng thẻ cho khách hàng như thanh toán giao thông, thanh toán hóa đơn định kỳ,… kèm những ưu đãi hấp dẫn từ các đối tác nhằm thu hút hơn nữa khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán.

Chính phủ và NHNN có kế hoạch đẩy mạnh thực hiện triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ đối với công tác xác thực KH trong cấp tín dụng, phát hành và quản lý thẻ. Tạo môi trường đồng bộ đồng thời có cơ chế ưu đãi cho TCTD đối với việc sử dụng các dữ liệu phục vụ chấm điểm khách hàng trong phát hành thẻ trực tuyến, từ đó giúp đảm bảo chất lượng cấp tín dụng và các TCTD mạnh dạn mở rộng đối tượng khách hàng, đẩy mạnh phát hành thẻ hơn nữa.

Đại diện VietinBank nhấn mạnh, việc thực hiện các đề xuất nêu trên nhằm thúc đẩy mạnh phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nội địa tại thị trường Việt Nam góp phần mang lại lợi ích cho cả khách hàng, Ngân hàng và nền kinh tế.

Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí sử dụng thẻ như phí phát hành, phí thường niên do áp mức phí cạnh tranh so với thẻ tín dụng quốc tế. Người dân được tiếp cận với những công nghệ thanh toán ngày càng hiện đại, tiện lợi và an toàn của mạng lưới thanh toán nội địa, đồng thời tận hưởng nhiều ưu đãi đa dạng và phong phú với nhiều kênh chi tiêu.

Đối với các ngân hàng, tiếp cận được lượng lớn khách hàng với dư địa thị trường tiềm năng, gia tăng thị phần từ việc phát hành và doanh số sử dụng thẻ tín dụng nội địa; tiết giảm chi phí quá cao liên quan đến vận hành thẻ quốc tế cho tổ chức thẻ quốc tế.

Hoàn toàn chủ động và linh hoạt cải tiến sản phẩm thẻ tín dụng nội địa cung cấp cho chính khách hàng tại thị trường nội địa Việt Nam. Từ đó cải thiện được hình ảnh và nâng cao vị thế của Ngân hàng trong mắt khách hàng.

Đối với vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phổ cập tài chính toàn diện và góp phần đẩy lùi tín dụng đen đồng thời làm giảm chi phí lưu thông tiền tệ.

Khẳng định chủ quyền thanh toán quốc gia do thẻ tín dụng nội địa là thương hiệu thẻ thuần Việt Nam, đại diện VietinBank nhấn mạnh việc cần tăng cường sử dụng công nghệ, hạ tầng thanh toán trong nước, sử dụng đồng tiền Việt Nam để kết nối và xử lý thanh toán an toàn, tin cậy và thông suốt.

Hà Vy
TIN LIÊN QUAN

Hội thảo: Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt

Nhóm PV |

Ngày 21.5 tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng tham dự và điều hành Hội thảo.

Tiềm năng lớn để phát hành thẻ tín dụng nội địa

Đức Mạnh (thực hiện) |

Hiện nay, Việt Nam có hơn 900.000 thẻ tín dụng nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - đánh giá đây là một sản phẩm tiềm năng, góp phần vào phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Phát huy thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt

Nhóm PV |

Việc phát huy hết tiềm năng và giá trị của thẻ tín dụng nội địa sẽ giúp người dân, đặc biệt người dân thuộc nhóm khách hàng yếu thế tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức, hạn chế tín dụng đen và gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 14h ngày 21.5, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”.

Hội thảo tìm giải pháp "Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”

Nhóm PV |

Nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm phát triển thẻ tín dụng nội địa góp phần thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện, ngày 21.5 tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng tham dự và điều hành Hội thảo.

Ôtô 16 chỗ bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe ôtô 16 chỗ limousine đang chạy trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn Bình Thuận thì bốc cháy, tài xế tấp xe vào làn khẩn cấp. Lửa bùng phát mạnh cháy rụi trơ khung xe.

Công an Điện Biên đính chính thông tin "chưa khám xét nơi ở, nơi làm việc của lãnh đạo tỉnh"

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Công an Điện Biên vừa có văn bản đính chính thông tin về việc "chưa thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm việc" của bất kỳ lãnh đạo nào tại tỉnh Điện Biên.

Đại biểu Quốc hội nêu nghịch lý cứ sau đấu thầu, giá vàng lại tăng

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng để tăng nguồn cung cho thị trường nhưng lại xảy ra nghịch lý là cứ sau đấu thầu, giá vàng lại tăng vì giá sàn cao nên doanh nghiệp trúng thầu phải bán giá cao hơn.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh bị đề nghị mức án 6 năm tù giam

Bảo Nguyên |

Tại phiên tòa xét xử sáng 23.5, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào Cai đề nghị mức án từ 5-6 năm tù đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh về tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Hội thảo: Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt

Nhóm PV |

Ngày 21.5 tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng tham dự và điều hành Hội thảo.

Tiềm năng lớn để phát hành thẻ tín dụng nội địa

Đức Mạnh (thực hiện) |

Hiện nay, Việt Nam có hơn 900.000 thẻ tín dụng nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - đánh giá đây là một sản phẩm tiềm năng, góp phần vào phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Phát huy thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt

Nhóm PV |

Việc phát huy hết tiềm năng và giá trị của thẻ tín dụng nội địa sẽ giúp người dân, đặc biệt người dân thuộc nhóm khách hàng yếu thế tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức, hạn chế tín dụng đen và gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 14h ngày 21.5, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”.

Hội thảo tìm giải pháp "Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”

Nhóm PV |

Nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm phát triển thẻ tín dụng nội địa góp phần thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện, ngày 21.5 tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng tham dự và điều hành Hội thảo.