Nghề porter - từ nghề phụ đến thu nhập chính của đồng bào H'Mông

Nhóm PV |

Nhờ công việc có cái tên rất Tây - “porter” mà sau một chuyến đi, nhiều đàn ông người H'Mông có tiền đóng học cho con, mua vải may váy cho vợ và mua rượu thịt để uống.

Cả bản làm nghề porter

Thào A Chừ (sinh năm 1991) và em trai Thào Anh Màng (sinh năm 2001) là hai trong số cả trăm người dân tộc H'Mông ở bản Tu San, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang làm công việc mang đồ và dẫn đường cho khách leo núi (porter).

Công việc đặc biệt mang tên porter giúp người dân tộc Mông có thêm thu nhập. Ảnh: Bảo Nguyên
Công việc đặc biệt mang tên porter giúp người dân tộc H'Mông có thêm thu nhập. Ảnh: Bảo Nguyên

Chừ cũng chẳng biết vì sao nghề này lại có tên là porter, cũng chẳng rõ du nhập về đây từ bao giờ. Trước đây chỉ lác đác vài người làm công việc này. Về sau thấy thu nhập ổn định, các thanh niên trong bản nhờ đỉnh Lùng Cúng (nằm ở độ cao 2.913m so với mực nước biển và là 1 trong 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam) rủ nhau lập hội nhóm tìm khách và dẫn đường cho đoàn.

Vài năm nay, họ còn dựng những lều bạt trên đường lên đỉnh núi để sắp xếp chỗ ngủ cho đoàn và phụ trách luôn công việc nấu ăn giữa rừng.

Ảnh: Bảo Nguyên
Các porter mang đồ đạc giúp khách và hỗ trợ mọi người qua những khe nước sâu, trơn trượt. Ảnh: Bảo Nguyên

Theo lời hẹn trên mạng xã hội, Chừ, Màng và 8 thanh niên người H'Mông khác đón chúng tôi ở trung tâm xã Nậm Cò để chở đoàn 10 người vào bản Lùng Cúng bằng xe máy với giá 300.000 đồng cho quãng đường 25km.

Thoạt nghe, ai cũng cho rằng giá quá cao. Nhưng khi ngồi trên xe mới thấy để vượt qua những con dốc dựng ngược, những đoạn đường nước dâng ngập quá nửa bánh xe do lũ thật không dễ dàng.

Anh Hờ A Nhà (38 tuổi) được bầu là tổ trưởng porter của người dân tộc Mông bản Tu San làm nhiệm vụ dẫn đường cho các đoàn khách chinh phục đỉnh Lùng Cúng. Ảnh: Bảo Nguyên
Anh Hờ A Nhà (38 tuổi) được bầu là tổ trưởng porter của người H'Mông bản Tu San - làm nhiệm vụ dẫn đường cho các đoàn khách chinh phục đỉnh Lùng Cúng. Ảnh: Bảo Nguyên

Khi đến chân núi, mỗi đoàn sẽ thuê từ 1 đến 2 porter dẫn đường và đi cuối để chốt đoàn. Trung bình mỗi trai bản mang trên vai 10 đến 20kg hành lí của khách và hỗ trợ mọi người ở những cung đường khó khăn, đoạn vách đá, vượt đèo...

Ngoài số tiền công 400.000 đồng/ngày, porter sẽ vào bản mua gà vịt, thịt lợn, rau… mang lên đỉnh núi giúp các đoàn nấu ăn và nghỉ ngơi lại lán trại (100.000 đồng/người) qua đêm.

Ngủ bên ngoài, nhường lán cho khách leo núi

Cũng như nhóm của Thào A Màng, một ngày làm việc của Phàng A Ble (SN 1998, người dân tộc Mông ở xã Tà Xùa, Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) bắt đầu khi gà gáy. Tháng 10 mùa lúa chín, khách du lịch đông anh tất bật với những chuyến đi nên chẳng còn khái niệm thời gian.

Gặp đoàn khách mà mình sẽ dẫn đường, Ble chất đầy dụng cụ, lương thực, thực phẩm, bếp gas mini, và một số balo... cho vào gùi của mình để phục vụ cho hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù (nằm ở độ cao 2.979m so với mực nước biển, đứng thứ 7 trong các ngọn núi cao nhất Việt Nam).

Đoàn khách hôm nay của Ble có tới 19 người, lượng thực phẩm và đồ đạc nhiều nên họ thuê 4 người trong nhóm Ble gùi đồ và dẫn đường.

Gùi hàng cao quá đầu người. Ảnh: Tân Văn.
Phụ nữ người H'Mông cũng làm công việc porter. Ảnh: Tân Văn

Anh Phàng A Chống (SN 1980 - làm nghề dẫn đường tròn một thập niên) kể, vài năm nay, ở xã Tà Xùa số người H'Mông làm nghề dẫn đường rất đông, trai, gái đủ cả, miễn có sức khoẻ. Mỗi ngày một người sẽ được trả 500.00 đồng/ngày cho việc khuân vác đồ đạc, nấu ăn và dẫn đường.

"Cái nghề này rất hay, vừa được đi chơi rừng núi, vừa kiếm được tiền uống rượu, mua vải cho vợ may váy, đóng học cho các con. Mỗi chuyến đi về mình đăng các đoạn clip, hình ảnh lên mạng xã hội lại có nhiều người liên hệ, nhờ dẫn đường leo núi. Từ nghề phụ bây giờ porter trở thành công việc chính của chúng tôi. Gà vịt nuôi trong vườn giờ đây cũng để bán phục vụ khách du lịch", anh Chống chia sẻ.

Theo anh Chống, khi gần đến nơi dừng chân, một số porter sẽ đến trước để dọn dẹp lán nghỉ hoặc dựng lều, đun nước nóng cho khách tắm. Sau đó họ lấy thực phẩm mang đi và nấu ăn bữa tối cho đoàn.

Các porter luôn là người ngủ cuối cùng sau khi đã dọn dẹp và dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng (thường là cháo hoặc mì tôm) cho đoàn. Tất cả rác thải, túi ni lông... được porter thu dọn, cho lại vào balo để mang xuống núi.

Porter chuẩn bị bữa ăn cho khách giữa rừng núi. Ảnh: Bảo Nguyên
Porter chuẩn bị bữa ăn cho khách giữa rừng núi. Ảnh: Bảo Nguyên

Chị Luông (vợ anh Phàng A Chống) tâm sự: "Trước đây 2 vợ chồng phụ thuộc nương rẫy nên cứ mùa mưa lũ là lại thiếu ăn. Giờ có thêm công việc này, cả 2 vợ chồng tôi đều đi làm. Mỗi chuyến đi 2 ngày, chúng tôi được khoảng 1 triệu đồng, nhiều khi khách thấy gùi hàng, nấu ăn vất vả lại cho thêm tiền".

Chị Luông cũng chia sẻ, vào mỗi dịp cao điểm, khách leo núi đông, các lán trại ngủ trên núi không còn chỗ ngủ nên porter sẽ phải ngủ bên ngoài hoặc tìm củi đốt lửa sưởi ấm suốt đêm...

Những ngày đầu mới làm nghề, vợ chồng chị thường xuyên đau nhức cơ thể sau mỗi chuyến đi. Nhưng làm lâu thành quen, giờ đây mỗi tuần họ có thể làm công việc porter tối đa 7 ngày, nếu có khách.

Bữa cơm tối lúc 2h sáng nơi lưng chừng núi cao mưa rét. Ảnh: Tân Văn.
Bữa cơm lúc 2h sáng được chuẩn bị cho đoàn leo núi. Ảnh: Tân Văn.

Nhiều porter khác cho hay, trước kia, quanh năm bà con chỉ biết bám vào nương rẫy, cây lúa, con gà thì nay họ đã biết chủ động làm dịch vụ, kết nối du khách và dẫn đoàn leo núi.

Từ tháng 9 đến cuối năm, trung bình mỗi porter dẫn 2 đoàn leo núi (2 ngày/chuyến) là có thể kiếm được từ 7-8 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập này với đồng bào người H'Mông vùng cao được xem là rất cao. Nhờ đó, vợ chồng anh Chống đã sửa sang được căn nhà sau bão còn Ble sắm được ti vi và tủ lạnh.

Mỗi đoàn leo núi thường sẽ có 3 - 4 porter đi cùng. Ảnh: Tân Văn.
Mỗi đoàn leo núi thường sẽ có 3 - 4 porter đi cùng. Ảnh: Tân Văn.

Nhiều porter ở Mù Cang Chải và Trạm Tấu còn cập nhật xu hướng, tích cực thay đổi tư duy, xây dựng nhiều mô hình dịch vụ du lịch hấp dẫn, liên kết với homestay…

Ví dụ, anh Hờ A Nhà cùng nhóm người H'Mông đã góp tiền dựng nhà gỗ giữa rừng núi, kéo đường ống nước sạch, mua máy phát điện để phục vụ khách leo núi ăn nghỉ.

Hay như Thào A Mang sau lần đi Hà Nội làm thuê và bị lừa sạch tiền phải trở về quê lập nghiệp chia sẻ, làm porter không chỉ có thu nhập mà còn là cách anh góp sức để nhiều người biết đến du lịch địa phương qua những hành trình, trải nghiệm thú vị.

Các porter tất bất chuẩn bị bữa cơm chiều trên hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Giải leo núi "Bước chân trên mây" chính thức khởi tranh ngày 29.9

Quốc Bảo/Pháp luật Plus |

Giải leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 29.9 với sự tham gia của 100 vận động viên là phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.

Đứng dậy sau bão lũ, người Mông ở Mù Cang Chải rộn ràng đón Tết Độc lập

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trong ngày Tết Độc lập 2.9, bà con người Mông ở Mù Cang Chải sẽ chưng diện những bộ quần áo đẹp nhất, nô nức xuống núi cùng nhau vui hội.

Công đoàn tổ chức Giải Leo núi nội bộ

Kiều Vũ |

Vũng Tàu – Các đơn vị thuộc Công đoàn Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro gồm: Công đoàn Xí nghiệp Dịch vụ cảng & Cung ứng vật tư thiết bị và Công đoàn Trung tâm An toàn & Bảo vệ Môi trường đã đồng thời tổ chức Giải Leo núi nội bộ tại núi Vi Ba, thành phố Vũng Tàu.

Nhận lại tượng Nữ thần Durga từ nước ngoài và câu hỏi cho quản lý di sản văn hóa

Trung Hiếu |

Cho đến khi Văn phòng Cục Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HSI) trong một chiến dịch chống buôn bán bất hợp pháp các cổ vật phát hiện và phối hợp cùng với Cảnh sát London trao trả cổ vật cho quốc gia bị đánh cắp, thì Quảng Nam là địa phương xuất xứ cổ vật và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta mới hay, tượng đồng nữ thần Durga bị kẻ gian đánh cắp từ năm 2008, và đã đưa trót lọt ra rao bán ở nước ngoài.

Kế toán trường học mỏi mòn chờ hưởng quyền lợi chính đáng

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết: “Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục”. Sau khi loạt bài viết được đăng tải, nhiều nhân viên, viên chức kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đã phản ánh bất cập mà họ phải chịu trong nhiều năm qua.

Cải cách tiền lương- bảo đảm cho người lao động đủ sống bằng lương

Hương Giang |

Cải cách tiền lương sẽ là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vừa chính thức được khai mạc sáng 23.10.

Chạy đua để đưa cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn về đích đúng hẹn

Ngọc Viên |

Dù nắng hay mưa, hàng nghìn kỹ sư, công nhân vẫn đang làm việc 24/24h, thi công Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn nhằm mục tiêu đảm bảo tiến độ công trình.

Cặp bài trùng Son - Maddison tỏa sáng, Tottenham giành lại ngôi đầu

TAM NGUYÊN |

Son Heung-min và James Maddison ghi bàn giúp Tottenham thắng Fulham ở trận đấu muộn vòng 9 Premier League.

Giải leo núi "Bước chân trên mây" chính thức khởi tranh ngày 29.9

Quốc Bảo/Pháp luật Plus |

Giải leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 29.9 với sự tham gia của 100 vận động viên là phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.

Đứng dậy sau bão lũ, người Mông ở Mù Cang Chải rộn ràng đón Tết Độc lập

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trong ngày Tết Độc lập 2.9, bà con người Mông ở Mù Cang Chải sẽ chưng diện những bộ quần áo đẹp nhất, nô nức xuống núi cùng nhau vui hội.

Công đoàn tổ chức Giải Leo núi nội bộ

Kiều Vũ |

Vũng Tàu – Các đơn vị thuộc Công đoàn Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro gồm: Công đoàn Xí nghiệp Dịch vụ cảng & Cung ứng vật tư thiết bị và Công đoàn Trung tâm An toàn & Bảo vệ Môi trường đã đồng thời tổ chức Giải Leo núi nội bộ tại núi Vi Ba, thành phố Vũng Tàu.