Kỳ thi “hai trong một” - 7 năm nhìn lại: Cần thay đổi những gì?

Thạc sĩ Phan Thế Hoài |

Năm 2015, Bộ GDĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Nhìn chung, kỳ thi “hai trong một” này đã đạt được một số mục tiêu đề ra như: Áp lực thi cử giảm; thí sinh sẽ không phải đi thi quá xa; các trường đại học, cao đẳng đều sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia... Tuy nhiên, bên cạnh đó kỳ thi này cũng tồn tại không ít bất cập. Bộ GDĐT cần sớm đưa ra phương án cho kỳ thi năm tới. 

Thay đổi tên gọi kỳ thi

Từ năm 2015, “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông” được thay bằng tên gọi “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia”. Đến năm 2020, “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia” trở lại với tên gọi ban đầu “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông”.

Lý giải việc “đổi tên” cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2020, Bộ Giáo dục cho biết, mục đích của kỳ thi này là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Có thể nhận thấy, gọi là kỳ thi “hai trong một” - vừa lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh đại học cao đẳng - nhưng tên gọi “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia” hay “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông”, theo quan điểm cá nhân người viết là chưa thuyết phục vì mục tiêu của 2 kỳ thi hoàn toàn khác nhau.

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông là để đánh giá mức độ hoàn thành chương trình phổ thông, còn thi đại học là tuyển chọn người có năng lực học đại học.

Bất cập hai loại cụm thi

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 có 8 môn thi, 2 loại cụm thi: Cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp do Sở Giáo dục chủ trì, cụm thi liên tỉnh cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng do trường đại học chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục.

Kỳ thi này tồn tại những bất cập như, thí sinh phải di chuyển xa, gây tốn kém tiền bạc, áp lực. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn trục trặc khiến việc tổ chức thi, xét tuyển đến khâu thay đổi nguyện vọng vào đại học, cao đẳng gặp nhiều khó khăn.

Tiếp đến, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 thì mỗi tỉnh/thành tổ chức 2 loại cụm thi: cụm thi tốt nghiệp do địa phương chủ trì, cụm thi đại học do các trường đại hoc chủ trì. Việc tổ chức hai loại cụm thi khác nhau tại mỗi tỉnh/thành làm cho kỳ thi nặng nề - kể cả việc thiếu công bằng trong thi cử.

Tranh cãi môn thi trắc nghiệm

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, 2018, 2019 chỉ còn duy nhất cụm thi tại mỗi tỉnh do Sở Giáo dục chủ trì, các trường đại học, cao đẳng phối hợp thực hiện.

Kỳ thi này tổ chức với 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội). Trừ bài thi Ngữ văn, còn lại các bài thi độc lập và bài thi tổ hợp đều áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan, bài làm của thí sinh được chấm bằng máy tính với phần mềm chuyên dụng.

Việc thi trắc nghiệm khiến dư luận tranh cãi không hồi kết bởi thí sinh học đối phó, còn mang tính may rủi (nếu chọn đáp án trắc nghiệm ngẫu nhiên), chất lượng đề thi chưa giúp chọn được học sinh có năng lực và đặc biệt việc gian lận thi cử rất dễ xảy ra trong khâu chấm thi.

Minh chứng là, tình trạng tiêu cực và gian lận trong công tác tổ chức chấm thi trắc nghiệm ở tại 3 hội đồng thi các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình (năm 2018) gây tâm lý bất an cho thí sinh và xã hội.

Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm 2022 thế nào?

Ngày 27.9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022.

Trong đó, đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, ngành giáo dục tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp.

Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp trung học phổ thông.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2022 được tổ chức theo “Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp giai đoạn 2022-2025”, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cho những năm tới, còn phương án xét tuyển hay thi tuyển đại học như thế nào thì vẫn phải chờ. Vậy nên, theo tôi Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm đưa ra phương án cụ thể cho kỳ thi năm tới để các trường có kế hoạch cụ thể hơn trong việc dạy học từ thời điểm này.

Tổ chức thi cử khi dịch bệnh hoành hành

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cố gắng tổ chức 2 lần thi ở trung tuần tháng 8 và thượng tuần tháng 9 - khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Kết thúc kỳ thi đợt 1, dư luận xôn xao về điểm thi môn Ngữ văn ở tỉnh An Giang vì có quá nhiều bài thi từ 9,0 điểm trở lên và xếp ở vị trí số 1 cả nước với điểm trung bình là 7,682 điểm - khiến nhiều người liên tưởng chỉ có học sinh chuyên Văn dự thi.

Đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2020. Đề thi được giảm tải phù hợp với chương trình học do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kỳ thi diễn ra trong lúc dịch bệnh hoành hành ở một số địa phương như Bắc Giang và nhiều tỉnh, thành phía Nam, khiến học sinh, phụ huynh, giáo viên không khỏi hoang mang.

Kỳ thi này chia làm 2 đợt, đợt 1 vào thượng tuần tháng 7, đợt 2 vào thượng tuần tháng 8. Ở kỳ thi đợt 2, có 15.100 thí sinh không thể dự thi do ảnh hưởng dịch bệnh, các địa phương phải xin Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc cách cho số thí sinh không thể dự thi này. Nhiều thí sinh bỏ lỡ cơ hội xét tuyển vào đại học theo phương thức lấy điểm thi, khiến nhiều người trăn trở.

Điều đáng nói là, phổ điểm giỏi một số môn thi tốt nghiệp năm 2021 tăng “phi mã”. Theo đó, đỉnh phổ điểm môn Giáo dục công dân năm nay là 9,25 tăng 0,5 điểm so với năm ngoái và có tới 18680 điểm 10. Số điểm từ 9 đến 10 chiếm 39,99% số bài thi.

Tiếp đến, môn Tiếng Anh năm nay cao đột biến, có 4.582 bài thi đạt điểm 10, cao gấp khoảng 18 lần so với năm 2020 - chỉ có 225 bài thi đạt điểm 10. Số bài thi đạt từ 9 điểm trở lên là gần 101.789, chiếm 11,74% tổng số bài thi. Còn năm 2020, số thí sinh đạt điểm Tiếng Anh từ 9 trở lên là 12.347, tức chỉ chiếm 1,65% tổng số thí sinh dự thi năm đó.

Nhìn tổng thể, năm nay, cả nước có 24.555 điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cao gấp hơn 4 lần so với năm 2020.

Nhìn chung, bất cập lớn nhất của kì thi tốt nghiệp là chỉ loại được một vài phần trăm thí sinh nhưng gây tốn kém, lãng phí. Theo thống kê, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp đợt 1 năm 2021 là 981.773, trong đó, tỉ lệ tốt nghiệp là 96,88%. Còn tỉ lệ tốt nghiệp đợt 1 năm 2020 là 98,34%; năm 2019 là 94,06%; năm 2018 là 97,57%.  THẾ HOÀI

Thạc sĩ Phan Thế Hoài
TIN LIÊN QUAN

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được tổ chức như thế nào?

Tường Vân |

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022 sẽ được tổ chức linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Bổ sung phương án tuyển thí sinh không dự thi tốt nghiệp THPT do dịch bệnh

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học bổ sung phương án tuyển sinh đối với thí sinh không tham dự được kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 do dịch bệnh.

Đại học Huế xét tuyển bổ sung đợt 1 bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Tường Vân |

Đại học Huế thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2021 theo hình thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường đại học đầu tiên ấn định mức điểm chuẩn xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Huyên Nguyễn |

Trường Đại học Phan Châu Trinh đã sớm ấn định mức điểm xét tuyển (điểm sàn) và điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành của trường năm 2021.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được tổ chức như thế nào?

Tường Vân |

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022 sẽ được tổ chức linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Bổ sung phương án tuyển thí sinh không dự thi tốt nghiệp THPT do dịch bệnh

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học bổ sung phương án tuyển sinh đối với thí sinh không tham dự được kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 do dịch bệnh.

Đại học Huế xét tuyển bổ sung đợt 1 bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Tường Vân |

Đại học Huế thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2021 theo hình thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường đại học đầu tiên ấn định mức điểm chuẩn xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Huyên Nguyễn |

Trường Đại học Phan Châu Trinh đã sớm ấn định mức điểm xét tuyển (điểm sàn) và điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành của trường năm 2021.