Khảo sát ý kiến việc gọi là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế"

PHÚC ĐẠT |

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã lấy khảo sát của người dân và các chuyên gia về việc tên gọi sau khi lên thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế".

Theo hồ sơ phương án "Mô hình thành phố trực thuộc Trung ương" của Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế, về mặt lịch sử, mặc dù đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định địa danh “Huế” bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào, nhưng theo các tài liệu cho thấy, tên gọi “Huế” đã có từ rất sớm (có từ thời Lê Sơ, trong thơ của vua Lê Thánh Tông, thế kỷ XV).

Tên gọi “Huế” từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX vẫn mang ý nghĩa của một địa danh gắn liền với phủ Kim Long của các chúa Nguyễn chứ chưa trở thành tên gọi của một đơn vị hành chính của đất nước.

Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sắc lệnh số 77 ngày 21.12.1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố.

Từ năm 1981, TP. Huế là đô thị loại 2, từ năm 2005 là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, sau nhiều lần nâng cấp, điều chỉnh địa giới hành chính của các đơn vị trực thuộc, TP. Huế có 36 đơn vị hành chính (gồm 29 phường và 7 xã).

Pháo hoa rực sáng Kinh thành Huế. Ảnh: Đình Hoàng.
Pháo hoa rực sáng Kinh thành Huế. Ảnh: Đình Hoàng

Như vậy, về mặt lịch sử, tên gọi Huế đã xuất hiện từ rất sớm và đã từng là thành phố trực thuộc Trung ương thời vua Nguyễn với vai trò kinh đô, cùng với Sài Gòn và Hà Nội trở thành 3 trung tâm của đất nước.

Về mặt văn hóa - xã hội, TP. Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch, khoa học - kỹ thuật của khu vực. Với dòng sông Hương chảy qua thành phố và khối di sản khổng lồ của triều đại phong kiến để lại, Huế là danh xưng được mọi người trong nước và quốc tế biết đến, là thành phố có hai di sản văn hóa thế giới, là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).

Theo dòng lịch sử của các thành phố tiêu biểu trải dài từ Bắc vào Nam của đất nước ta, Huế đã từng cùng với Hà Nội và Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh tạo thành một mắt xích đồng điệu trên cả phương diện lịch sử, văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

Du khách tham quan Kinh thành Huế. Ảnh: Đình Hoàng.
Du khách tham quan Kinh thành Huế. Ảnh: Đình Hoàng

Cách đây 62 năm, ngày 8.10.1960, lễ kết nghĩa giữa ba thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã diễn ra tại Ba Ðình - Hà Nội, đúng vào dịp kỷ niệm 950 năm Thăng Long - Hà Nội. Ba thành phố lớn, tiêu biểu của ba miền có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau trong lịch sử dân tộc. Chặng đường lịch sử từ Thăng Long - Hà Nội đến Phú Xuân - Huế và Sài Gòn đã gắn liền với quá trình mở cõi của cha ông.

Thăng Long - Hà Nội là Thủ đô nghìn năm văn hiến, là trung tâm của hậu phương trong kháng chiến. Huế từng là thủ phủ của xứ Ðàng Trong, Kinh đô thời Nguyễn (1802-1945), giữ vị trí chiến lược, miền đất đóng vai trò cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam. Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng đất Nam Bộ.

Đặc biệt, ngày 30.8.2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng TP. Huế thành thành phố Festival, với có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, Huế đã là một thương hiệu chung của cả nước. Thế giới đều biết đến Huế rồi. Huế còn là di sản văn hóa thế giới, khi nói đến danh xưng Thừa Thiên Huế và đặt Huế là đô thị trực thuộc trung ương thì lấy tên Huế là đủ vì sức lan tỏa của đô thị Huế.

Còn ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bản chất chúng ta xây dựng thành phố Huế là di sản văn hóa vì phát huy giá trị truyền thống lâu đời. Đối với các địa phương mới thì không thành vấn đề, có thể đặt tên công nghiệp như là quận 1, quận 3 nhưng với Huế thì tên là giá trị vật chất, đã là thương hiệu.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Thừa Thiên - Huế, cả tỉnh “lên”... thành phố

Hoàng Văn Minh |

Còn nhớ giữa năm 2009, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, ông Nguyễn Ngọc Thiện - nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL, thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi được hỏi về hình hài của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố! Và giờ sau hơn 10 năm, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước cơ hội cả tỉnh “lên” thành phố thật!

Huế: Sôi động giải đua ghe truyền thống mừng Quốc khánh 2.9

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khai mạc giải đua ghe truyền thống lần thứ 33 nhằm chào mừng Quốc khánh 2.9. Giải đua ghe đã tạo nên một không khí lễ hội vô cùng sôi động và thu hút rất đông người dân, du khách theo dõi.

Trải nghiệm lễ hội khinh khí cầu tại Tuần lễ Festival Huế 2022

MINH PHONG |

Điểm nhấn đặc biệt trong tuần lễ Festival Huế 2022 là lễ hội khinh khí cầu mang chủ đề "Cố đô Huế nhìn từ bầu trời".

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Vụ chuyến bay giải cứu: Bắt tạm giam thêm một giám đốc

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến "chuyến bay giải cứu", Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm một bị can để làm rõ hành vi "đưa hối lộ".

Người thừa kế của bà Hứa Thị Phấn sẽ thực hiện nghĩa vụ thi hành án

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 21.3, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM cho biết, cơ quan này vừa có thông báo về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án của bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) cho người thừa kế của bà.

Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong lộ trình thực hiện đối với tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.

Chưa tìm được nguyên vật liệu cách âm “không cháy và khó cháy" cho karaoke

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chiều 23.3, trả lời về việc hơn 400 cơ sở karaoke, vũ trường tại Quảng Ninh tiếp tục bị dừng hoạt động, đại diện Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là tình trạng chung của cả nước và vẫn phải đợi các bộ, ngành liên quan vào cuộc tháo gỡ.

Thừa Thiên - Huế, cả tỉnh “lên”... thành phố

Hoàng Văn Minh |

Còn nhớ giữa năm 2009, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, ông Nguyễn Ngọc Thiện - nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL, thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi được hỏi về hình hài của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố! Và giờ sau hơn 10 năm, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước cơ hội cả tỉnh “lên” thành phố thật!

Huế: Sôi động giải đua ghe truyền thống mừng Quốc khánh 2.9

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khai mạc giải đua ghe truyền thống lần thứ 33 nhằm chào mừng Quốc khánh 2.9. Giải đua ghe đã tạo nên một không khí lễ hội vô cùng sôi động và thu hút rất đông người dân, du khách theo dõi.

Trải nghiệm lễ hội khinh khí cầu tại Tuần lễ Festival Huế 2022

MINH PHONG |

Điểm nhấn đặc biệt trong tuần lễ Festival Huế 2022 là lễ hội khinh khí cầu mang chủ đề "Cố đô Huế nhìn từ bầu trời".