Thừa Thiên - Huế, cả tỉnh “lên”... thành phố

Hoàng Văn Minh |

Còn nhớ giữa năm 2009, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, ông Nguyễn Ngọc Thiện - nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL, thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi được hỏi về hình hài của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố! Và giờ sau hơn 10 năm, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước cơ hội cả tỉnh “lên” thành phố thật!

Sẽ không giống với bất kỳ thành phố nào...

Thời điểm ấy ông Nguyễn Ngọc Thiện hình dung: Thành phố Thừa Thiên - Huế trong tương lai sẽ lớn hơn bất kỳ thành phố nào trên cả nước hiện nay, với tổng diện tích hơn 5.000km2. Thành phố Thừa Thiên - Huế cũng sẽ không giống với bất kỳ một thành phố nào trong cả nước bởi diện tích lớn như vậy, nhưng dân số lại chỉ có hơn 1,3 triệu người (thời điểm thống kê năm 2009). Thành phố Thừa Thiên - Huế còn khác biệt bởi các yếu tố: Đây là một Cố đô, thành phố di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Thành phố trong tương lai hội đủ các yếu tố: Sông, núi, biển, đầm phá, gò đồi, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên...

Hình dung của ông Nguyễn Ngọc Thiện đã mang lại không ít băn khoăn cho người dân bởi nếu đúng như thế thì thành phố của Thừa Thiên - Huế hơi... kỳ cục vì diện tích quá rộng mà dân số lại quá ít. Đó là chưa nói đến hàng chục, hàng trăm hệ lụy khác liên quan đến mâu thuẫn và vấn đề đặt ra cho những người dân ở các vùng sâu, xa, sau một đêm ngủ dậy bỗng dưng... trở thành người thành phố. Tôi đặt sự băn khoăn đó lên bàn làm việc của ông Nguyễn Ngọc Thiện và được trả lời rất nhanh: “Chúng ta cần phải thay đổi một chút về nhận thức đô thị. Theo tôi, đô thị không nhất thiết phải có nhiều nhà cao tầng, dân số đông"...

Cả tỉnh sẽ “lên” thành phố thật!

Bây giờ là cuối năm 2022, tức hơn 10 năm kể từ ngày ông Nguyễn Ngọc Thiện hình dung về một thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai khi vừa có kết luận của Bộ Chính trị. Tiếp đến là Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Và con đường “lên Trung ương” đang ngày một rút ngắn với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng thành phố Huế hồi giữa năm 2021 cũng như thông qua 6 cơ chế, chính sách đặc thù. Và mới nhất là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19.10.2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tôi lại đặt câu hỏi tương tự với ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay rằng, Thừa Thiên - Huế trực thuộc Trung ương, nếu được sẽ có hình hài như thế nào? Và bất ngờ, câu trả lời vẫn là: Cả tỉnh “lên” thành phố! Tức thành phố Huế hay Thừa Thiên - Huế của tương lai vẫn sẽ là “không giống với bất kỳ một thành phố nào trong cả nước”.

“Mục tiêu xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được thực hiện dựa trên những đặc trưng riêng của một đô thị có đặc thù về di sản và được định hướng phát triển trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, không giống như các đô thị khác tại Việt Nam. Sự khác biệt trong định hướng phát triển Thừa Thiên - Huế so với một số thành phố trực thuộc Trung ương hiện hành thể hiện Thừa Thiên - Huế sẽ không khuyến khích phát triển với mật độ dân cư cao, không quá tập trung “nóng” vào khu, cụm công nghiệp và ngành công nghiệp. Mà ngược lại, Thừa Thiên - Huế sẽ phát triển theo hướng hài hoà, lấy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làm trọng tâm, phi tập trung dân cư, lấy dịch vụ, du lịch và các thế mạnh của một trung tâm văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ,... để phát triển”, ông Phương hình dung.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Phương, sau khi bàn bạc, cân nhắc, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định chọn phương án chia thành phố Huế hiện nay thành 2 quận, lấy sông Hương làm ranh giới. “Chúng tôi đã chọn các cặp tên gồm: Quận Thừa Thiên/ Thuận Hóa/ Ngự Bình (phía Nam) và Phú Xuân/ Thuận Hóa/ Hương Giang (phía Bắc) để sắp tới đưa ra lấy ý kiến toàn thể nhân dân”, ông Nguyễn Văn Phương cho biết. Ngoài hai quận trung tâm, thành phố sẽ có thêm một quận nữa là quận Hương Thủy và các thị xã gồm: Hương Trà, Phong Điền; các huyện gồm: Phú Vang, Phú Lộc (gộp chung với huyện Nam Đông hiện nay), Quảng Điền và huyện A Lưới.

Về tên gọi của thành phố tương lai, ông Nguyễn Văn Phương cho biết: “Cũng tương tự như tên các quận, hiện chúng tôi đang trình Thường vụ xin ý kiến sau đó sẽ trưng cầu lấy ý kiến rộng rãi toàn thể nhân dân với hai tên để lựa chọn là thành phố Thừa Thiên - Huế và thành phố Huế. Tuy nhiên tôi nghĩ, người dân phần lớn sẽ chọn là Huế bởi nó ngắn gọn cũng như bản thân chữ Huế đã là một thương hiệu toàn cầu”.

Cán bộ đã đủ tầm Trung ương?

Trở lại với thời điểm năm 2009, một sự lo lắng rất phổ biến và thời sự đối với người dân lúc đó là Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm nữa. Nhưng có vẻ như lực lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ của Huế thì... còn lâu mới lên được tầm Trung ương! Còn nhớ bên lề một cuộc họp báo ngày 30.5.2009, ông Nguyễn Văn Cường - thời điểm ấy là Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế - thừa nhận với tôi: "Những lo lắng của người dân là có cơ sở, bởi thực tế là năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của Thừa Thiên - Huế chưa xứng tầm, chưa theo kịp với những yêu cầu và đòi hỏi mới".

Đến năm 2022 này, sau hơn 10 năm “vừa làm vừa bổ sung”, có vẻ như nguồn nhân lực đã không còn là câu chuyện gây đau đầu của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh thì đến thời điểm này, có thể nói chất lượng cán bộ các cấp của Huế cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho địa phương trong tình hình mới. “Trở ngại lớn nhất của Huế bây giờ là nề nếp văn hóa. Đây là một lợi thế của Huế và Huế sẽ cất cánh bằng nội lực văn hóa, nhưng đôi khi nội lực văn hóa lại là rào cản tư duy, dẫn đến việc chậm đổi mới cũng như thích nghi với cái mới”, ông Phương nói.

Khó khăn nữa với Huế thời điểm này, theo thừa nhận của ông Nguyễn Văn Phương là kinh tế có xuất phát điểm thấp, hiện tại phát triển chậm nên có nguy cơ tụt hậu so với nhiều tỉnh thành trong cả nước. Quy mô kinh tế nhỏ, chưa cân đối được thu chi ngân sách; kinh tế biển, kinh tế số, các ngành công nghiệp văn hóa phát triển chậm, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn mạnh; chưa liên kết phát triển được với các tỉnh bạn...

Tiếp đến là cơ sở hạ tầng còn yếu, thiếu kết nối Đông - Tây, liên kết không gian đô thị - nông thôn còn nhiều vấn đề bất cập; vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn hạn chế, vẫn bị phụ thuộc một phần vào Trung ương. Các ngành kinh tế có lợi thế, lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; chưa giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển; kinh tế biển, kinh tế số, kinh tế đô thị và công nghiệp văn hoá phát triển chậm; chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn, mạnh...

“Chúng tôi luôn nhận thức một cách rất thẳng thắn về những khó khăn, thách thức, tuy nhiên với những tích luỹ của nội lực trong một thời gian dài, các điều kiện để vươn lên đã rất tốt, tỉnh đã và đang quyết tâm xây dựng một đô thị xứng tầm với kỳ vọng sau hàng chục năm phấn đấu", ông Phương khẳng định!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Hoa hậu Ngọc Hân giới thiệu bộ sưu tập áo dài mới từ tình yêu với cố đô Huế

Thanh Hương |

Hoa hậu Ngọc Hân giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập áo dài do chính cô thiết kế lấy cảm hứng từ cố đô Huế.

Gần 850 triệu tu bổ một phần cung An Định, cố đô Huế

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Gần 850 triệu đồng để tu bổ lại phần mái Khải Tường Lâu - Cung An Định (TP.Huế) - một trong những bối cảnh xuất hiện trong phim "Gái già lắm chiêu".

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.

Cận cảnh những du thuyền tiền tỉ bỏ hoang còn sót lại trên hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Những chiếc du thuyền bị bỏ hoang nhiều năm tại hồ Tây đều trong tình trạng hoen rỉ, xuống cấp nghiêm trọng... nhưng vẫn chưa được xử lý.

Gian nan vận động hiến tạng, hồi sinh những ca bệnh ngấp nghé cửa tử

Thùy Linh |

Danh sách chờ ghép tạng tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia luôn có khoảng 3000 bệnh nhân. Đây là những ca bệnh nặng, ngấp nghé "cửa tử", nếu như không có nguồn tạng hiến từ người cho chết não thì họ sẽ không có cơ hội sống. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Hoa hậu Ngọc Hân giới thiệu bộ sưu tập áo dài mới từ tình yêu với cố đô Huế

Thanh Hương |

Hoa hậu Ngọc Hân giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập áo dài do chính cô thiết kế lấy cảm hứng từ cố đô Huế.

Gần 850 triệu tu bổ một phần cung An Định, cố đô Huế

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Gần 850 triệu đồng để tu bổ lại phần mái Khải Tường Lâu - Cung An Định (TP.Huế) - một trong những bối cảnh xuất hiện trong phim "Gái già lắm chiêu".

Hai cổ vật mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế

Tường Minh |

Huế - Hai cổ vật Mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình đã trở về Cố đô Huế. Và lễ tiếp nhận hai cổ vật này sẽ diễn ra vào ngày 17.4 tới đây.