Hơn 200 ca COVID-19/ngày trong 11 ngày liên tiếp, Hà Nội còn 9 ổ dịch

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo thống kê của CDC Hà Nội, 11 ngày vừa qua, thành phố liên tiếp vượt mốc 200 ca COVID-19/ngày. Dịch tại Hà Nội đang ở cấp độ 2 (theo Nghị quyết 128 của Chính phủ).

Hơn 200 ca COVID-19/ngày trong 11 ngày liên tiếp

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 26.11 đến 18h ngày 27.11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 272 ca dương tính với virus SARS-Cov-2, trong đó có 146 ca tại cộng đồng, 88 ca tại khu cách ly và 38 ca tại khu phong tỏa.

Như vậy, liên tiếp trong 11 ngày qua (tính từ ngày 17.11 đến nay), Hà Nội ghi nhận hơn 200 ca/ngày. F0 ghi nhận trong cộng đồng vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Theo CDC Hà Nội, hiện thành phố có 9 ổ dịch COVID-19 phức tạp, giảm 3 ổ dịch so với tuần trước (trước đó có 12 ổ dịch, không còn ổ dịch tại đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình; Ổ dịch Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình; Ổ dịch Phú La, quận Hà Đông). Cụ thể:

- Ổ dịch La Thành, Giảng Võ: 222 ca.

- Ổ dịch Phú Đô, quận Nam Từ Liêm từ ngày 9.11: 356 ca.

- Ổ dịch đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy từ ngày 2.11: 177 ca.

- Ổ dịch chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm từ ngày 31.10: 315 ca.

- Ổ dịch kho hàng Shopee, KCN Đài Tư từ ngày 5.11: 175 ca.

- Ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang từ ngày 14.11: 145 ca.

- Ổ dịch xóm Mới, Tốt Động, huyện Chương Mỹ từ ngày 17.11: 63 ca.

- Ổ dịch Xuân Dương, huyện Thanh Oai từ 18.11: 15 ca.

- Ổ dịch tổ 6, phường Mộ Lao từ ngày 17.11: 22 ca.

Đặc biệt, chùm ca bệnh ho, sốt thứ phát liên tục gia tăng F0. Đến nay, Hà Nội ghi nhận 694 ca mắc COVID-19 được phát hiện qua sàng lọc ho, sốt ngoài cộng đồng; 6.709 F0 thuộc ổ dịch cũ hoặc đã được kiểm soát. Thành phố rà soát 252 F0 về từ các tỉnh có dịch, từ đó lây nhiễm thứ phát cho 223 trường hợp khác.

Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4 đến nay) là 9.368 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 3.602 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 5.766 ca. Về điều trị, toàn thành phố hiện đang điều trị cho 3.623 trường hợp F0 tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Sẵn sàng kịch bản 100.000 ca mắc

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhu cầu điều trị sẽ tăng, Hà Nội đã xây dựng phương án đáp ứng thu dung, điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả” theo mô hình 3 tầng của Bộ Y tế. Ước tính thời gian tới có 2% ca nặng và nguy kịch, 6% mức độ vừa, 92% nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Tầng 1 là các cơ sở thu dung và trạm y tế lưu động: Hiện tất cả những bệnh nhân nhẹ (có biểu hiện không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, không viêm phổi hoặc thiếu oxy, SpO2 trên 96%, nhịp thở dưới 20 lần/phút) và không triệu chứng (không có biểu hiện lâm sàng, được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2) được điều trị tại tầng 1.

Thành phố hiện có 5 cơ sở thu dung, điều trị đã được triển khai. Hà Nội cũng thí điểm cơ sở thu dung F0 nhẹ không triệu chứng tại cộng đồng ở 5 địa phương.

Tầng 2 - điều trị 6% bệnh nhân mức độ vừa. F0 được chăm sóc bởi 19 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố phụ trách, có đủ chuyên khoa và thiết bị chẩn đoán như: Đa khoa Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mỹ Đức...

Các bệnh nhân tại đây thường trên 65 tuổi, có bệnh nền hoặc mắc COVID-19 mức độ vừa (viêm phổi, khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút; da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SpO2 94-96%, có thể khó thở khi đi lại trong nhà, lên cầu thang); trẻ dưới 2 tháng tuổi nhịp thở trên 60 lần/phút; trẻ 2-11 tháng nhịp thở trên 50 lần/phút; trẻ 1-5 tuổi thở trên 40 lần/phút và không có các triệu chứng viêm phổi nặng; X-quang hoặc CT ngực của bệnh nhân cho thấy có tổn thương dưới 50%.

Tầng 3 - điều trị 2% F0 nặng và nguy kịch (thở máy, cần hỗ trợ về chức năng sống, lọc máu, ECMO...) do bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện hạng I và các bệnh viện tuyến trung ương, bộ, ngành đảm nhiệm, gồm: Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 (quy mô lớn nhất miền Bắc), Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Hà Đông...

Hà Nội cũng đã xây dựng kịch bản ứng phó nếu TP ghi nhận 10.000 ca nhiễm: tầng 1 tăng lên 9.200 giường; tầng 2 có 600 giường; tầng 3 là 200 giường. Trường hợp xuất hiện 40.000 ca, các tầng điều trị lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800.

Nếu có 100.000 ca, thành phố chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng 1 (22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã); 6.000 giường ở tầng 2 và 2.000 giường ở tầng 3.

Dịch ở cấp độ 2, có 19 quận huyện chuyển "vùng xanh"

Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19, TP hiện vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng). Cùng với đó, 19 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1, và 11 quận, huyện ở cấp độ 2.

Về cấp xã, phường, có 535 địa phương ở cấp độ 1; 42 xã, phường ở cấp độ 2 và 2 xã, phường ở cấp độ 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam), đó là phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm; xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức. Hiện thành phố không có địa bàn nào cấp độ 4.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Ca COVID-19 tăng nhanh, Hà Nội cần thay đổi chiến lược điều trị F0 thế nào?

Vương Trần |

Hà Nội - PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần lường trước tình huống số ca mắc vượt 1.000 ca mỗi ngày. Khi đó cần chuyển sang trạng thái điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

Hà Nội ở cấp độ 2 về phòng chống dịch, có 19 quận huyện chuyển "vùng xanh"

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19, thành phố hiện vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng). Cùng với đó, 19 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hà Nội phân loại F1, F2 theo nguy cơ, đặc thù đô thị lớn thế nào?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố giao Sở Y tế tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Ca COVID-19 tăng nhanh, Hà Nội cần thay đổi chiến lược điều trị F0 thế nào?

Vương Trần |

Hà Nội - PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần lường trước tình huống số ca mắc vượt 1.000 ca mỗi ngày. Khi đó cần chuyển sang trạng thái điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

Hà Nội ở cấp độ 2 về phòng chống dịch, có 19 quận huyện chuyển "vùng xanh"

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19, thành phố hiện vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng). Cùng với đó, 19 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hà Nội phân loại F1, F2 theo nguy cơ, đặc thù đô thị lớn thế nào?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố giao Sở Y tế tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.