Ca COVID-19 tăng nhanh, Hà Nội cần thay đổi chiến lược điều trị F0 thế nào?

Vương Trần |

Hà Nội - PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần lường trước tình huống số ca mắc vượt 1.000 ca mỗi ngày. Khi đó cần chuyển sang trạng thái điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

Trong vòng 14 ngày trở lại đây, số ca mắc mới COVID-19 của TP.Hà Nội tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Trong nhiều ngày, số ca mắc COVID-19 tới con số gần 300 ca. Dữ liệu mới nhất từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội  cho biết, ngày 27.11, Hà Nội ghi nhận 272 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó cộng đồng 146 ca, khu cách ly 88 ca, khu phong tỏa 38 ca. Số ca vào ngày 26.11 là 264 ca.

UBND TP.Hà Nội cũng đưa ra nhận định, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới đang tăng nhanh. Kinh nghiệm thực tiễn từ các tỉnh, thành phía Nam cho thấy, diễn biến dịch bệnh có thể bùng phát nhanh chóng với số lượng người mắc lớn.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam, số ca mắc tăng rất nhanh là điều đã được lường trước. Song, Hà Nội cần có chiến lược phù hợp hơn khi số ca mắc có thể lên đến 4 con số mỗi ngày.

TP.Hà Nội đã lên kế hoạch, chuẩn bị điều trị với kịch bản 10.000, 40.000 và 100.000 ca nhiễm. Đây là một tín hiệu tốt trong việc chuẩn bị nhân, vật lực để phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, khi số ca nhiễm không triệu chứng và nhẹ chiếm tỷ lệ chủ yếu, y tế cơ sở sẽ phát huy vai trò chủ lực thay vì các bệnh viện tuyến Trung ương và thành phố.

Trạm Y tế lưu động 300 giường tại Hoài Đức được thí điểm để điều trị F0 thể nhẹ. Ảnh T.Vương
Trạm Y tế lưu động 300 giường tại Hoài Đức được thí điểm để điều trị F0 thể nhẹ. Ảnh T.Vương

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho rằng, Hà Nội cần lường trước tình huống số ca mắc vượt 1.000 ca mỗi ngày. Khi đó cần chuyển sang trạng thái điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

"Bộ Y tế đã hướng dẫn quy trình điều trị F0 tại nhà, cơ chế quản lý, giám sát sẽ phân cấp triệt để cho địa phương, tổ COVID-19 cộng đồng, trạm y tế lưu động", ông Phu nói.

Trao đổi với Lao Động, ông Trương Quang Việt - Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội cho biết: Vừa qua, thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng các kịch bản ứng phó với tình hình dịch bệnh khi lên tới 100.000 ca mắc COVID-19. Việc này nhằm đảm bảo việc thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 được tốt nhất, vừa đảm bảo theo dõi, điều trị sức khoẻ cho bệnh nhân nhưng cũng tránh quá tải tại các cơ sở y tế.

Theo ông Việt, với F0 không triệu chứng, thể nhẹ không nhất thiết phải đưa vào bệnh viện mà có thể điều trị ngay tại tuyến cơ sở, tại các trạm y tế lưu động. Như vậy F0 vừa được theo dõi sức khoẻ và cũng đảm bảo được tránh quá tải ở các tầng khác như bệnh viện tuyến huyện, tuyến thành phố.

Còn với các F0 có triệu chứng mức độ vừa và mức độ nặng cần được đưa vào các cơ sở y tế theo phân tầng để đảm bảo việc điều trị được tốt nhất, hạn chế tình trạng nguy kịch, tử vong.

Một trạm y tế lưu động được thiết lập tại phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Ảnh T.Vương
Một trạm y tế lưu động được thiết lập tại phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Ảnh T.Vương

Cùng trao đổi về việc này, một lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện nay việc điều trị, thu dung người mắc COVID-19 của thành phố đang được thực hiện theo kịch bản lên tới 100.000 ca mắc COVID-19. Có 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19 tuỳ theo các mức độ.

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế, liên quan tới ý kiến của các chuyên gia liên quan tới khuyến cáo về chiến lược điều trị F0, Sở Y tế cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng các phương án cụ thể phù hợp với tình hình để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay, Hà Nội đang triển khai thực hiện thí điểm Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung điều trị F0 tại cộng đồng) tại 5 quận, huyện: Long Biên quy mô 150 giường, Hoài Đức 300 giường, Sóc Sơn 200 giường, Thanh Trì 300 giường, Mỹ Đức 200 giường.


Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Công viên Hà Nội: Nơi đóng phòng dịch, nơi mở vẫn có người không khẩu trang

Vương Trần |

Hà Nội - Trong ngày cuối tuần, nhiều người dân đã tới các công viên trên địa bàn thành phố Hà Nội để vui chơi, đi bộ, thể dục... Tuy nhiên, cũng có công viên đang phải tạm ngừng đóng cửa do dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội ở cấp độ 2 về phòng chống dịch, có 19 quận huyện chuyển "vùng xanh"

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19, thành phố hiện vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng). Cùng với đó, 19 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hà Nội phân loại F1, F2 theo nguy cơ, đặc thù đô thị lớn thế nào?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố giao Sở Y tế tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Công viên Hà Nội: Nơi đóng phòng dịch, nơi mở vẫn có người không khẩu trang

Vương Trần |

Hà Nội - Trong ngày cuối tuần, nhiều người dân đã tới các công viên trên địa bàn thành phố Hà Nội để vui chơi, đi bộ, thể dục... Tuy nhiên, cũng có công viên đang phải tạm ngừng đóng cửa do dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội ở cấp độ 2 về phòng chống dịch, có 19 quận huyện chuyển "vùng xanh"

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19, thành phố hiện vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng). Cùng với đó, 19 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hà Nội phân loại F1, F2 theo nguy cơ, đặc thù đô thị lớn thế nào?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố giao Sở Y tế tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.