Hà Nội phân loại F1, F2 theo nguy cơ, đặc thù đô thị lớn thế nào?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố giao Sở Y tế tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Không cách ly tràn lan, tiết kiệm nguồn lực

Ngày 27.11, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18h ngày 25.11 đến 18h ngày 26.11 là 264 ca bệnh trong đó, cộng đồng (130), khu cách ly (111), khu phong tỏa (23). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27.4.2021) là 9096 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.456 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 5.640 ca.

Đáng chú ý, trong công điện số 25 của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh, thành phố yêu cầu Sở Y tế tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn. Trong đó phân loại các trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, có đeo khẩu trang, đứng trong cùng khoang thang máy với người nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian ngắn.

Thành phố cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo các biện pháp y tế phù hợp quy định và diễn biến dịch tễ.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cho biết, vừa qua, các tiêu chí về người tiếp xúc gần (F1) cũng có một số điều chỉnh. Chẳng hạn, ngoài điều kiện là người tiếp xúc gần với F0 trong khoảng 2m thì còn là người có tiếp xúc gần trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

"Việc phân loại các trường hợp F1, F2 rất quan trọng khi số ca mắc tăng cao, nhiều F1 liên quan đến ca bệnh. F1 cũng có trường hợp nguy cơ nhiễm bệnh cao, người chỉ có liên quan. Do đó, khi không đánh đồng các trường hợp F1 sẽ giúp thành phố không tốn nguồn lực, đúng với tinh thần thích ứng an toàn" - lãnh đạo CDC Hà Nội cho hay.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dịch COVID-19 có cơ chế lây lan cao nhất trong phạm vi giữa người với người là 2m, trong phòng kín. Nếu coi F1 là những người tiếp xúc gần với F0 thì chỉ những ai trong phạm vi dưới 2m mới có khả năng mắc bệnh cao. Đây là những người cần được cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Còn lại, những người ngoài phạm vi đó dù vẫn là F1 nhưng không cần phải cách ly, chỉ cần theo dõi sức khoẻ và tránh tập trung đông người.

Ngoài ra, việc phân loại này cũng rất cần thiết khi đến một địa điểm nào đó có xuất hiện ca mắc COVID-19, đi trên tàu xe có ca F0. Thậm chí nếu, gia đình hàng xóm mà xuất hiện ca bệnh nhưng họ không tiếp xúc, không qua lại thì dù có trong khu vực đó thì cũng không cần phải cách ly. Việc sàng lọc phân loại các trường hợp F1, F2 giúp cơ quan y tế đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp thành phố phong toả hẹp, không cách ly tràn lan.

Quy định của Bộ Y tế ra sao?

Trước đó, Quyết định 3638/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã đưa ra cách thức phân loại F1 và F2 mới. Ca bệnh xác định (F0) là người có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 được thực hiện bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.

Ngoài ra, trường hợp tiếp xúc gần (F1) cũng được phân loại cụ thể đối với F0 có triệu chứng và F0 không có triệu chứng (khác với Quyết định cũ 3468).

Việc xác định F1 đối với F0 có triệu chứng: Trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của F0 cho đến khi F0 được cách ly y tế. Thời điểm khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng như: Mệt mỏi, chán ăn, đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt, ho, đau họng...

Việc xác định F1 đối với F0 không có triệu chứng: Nếu F0 đã xác định được nguồn lây (trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho đến khi F0 được cách ly y tế); nếu F0 chưa xác định được nguồn lây (trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế).

Ngoài ra, Quyết định 3638 cũng quy định một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm: Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng; người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh; người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc; người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: Nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông...

Cũng theo quyết định mới này, người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn học sinh lớp 9 được tiêm vaccine COVID-19 mũi một ở Hà Nội

Đức Thiện - Tùng Giang |

Hà Nội - Tiếp sau lứa tuổi học sinh THPT, bắt đầu từ hôm nay, ngày 27.11, thành phố tiếp tục triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 1 cho nhóm trẻ 14 tuổi, tương đương học sinh lớp 9.

Hình ảnh ngày đầu Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh lớp 9

Phạm Đông |

Hà Nội - Từ sáng nay (27.11), Hà Nội đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh lớp 9 và giảm dần độ tuổi đến 12 tuổi như lộ trình đề ra cũng như theo lượng vaccine mà Bộ Y tế phân bổ.

Hà Nội: Số ca COVID-19 cộng đồng tăng nhanh, phân loại F1, F2 theo nguy cơ

Phạm Đông |

Hà Nội - Ngày 26.11, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh ký, ban hành công điện số 25 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, yêu cầu Sở Y tế phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn (như với các trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, có đeo khẩu trang, đứng trong cùng khoang thang máy với người nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian ngắn).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hàng nghìn học sinh lớp 9 được tiêm vaccine COVID-19 mũi một ở Hà Nội

Đức Thiện - Tùng Giang |

Hà Nội - Tiếp sau lứa tuổi học sinh THPT, bắt đầu từ hôm nay, ngày 27.11, thành phố tiếp tục triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 1 cho nhóm trẻ 14 tuổi, tương đương học sinh lớp 9.

Hình ảnh ngày đầu Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh lớp 9

Phạm Đông |

Hà Nội - Từ sáng nay (27.11), Hà Nội đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh lớp 9 và giảm dần độ tuổi đến 12 tuổi như lộ trình đề ra cũng như theo lượng vaccine mà Bộ Y tế phân bổ.

Hà Nội: Số ca COVID-19 cộng đồng tăng nhanh, phân loại F1, F2 theo nguy cơ

Phạm Đông |

Hà Nội - Ngày 26.11, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh ký, ban hành công điện số 25 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, yêu cầu Sở Y tế phân loại các trường hợp F1, F2, đánh giá phân tích các nguy cơ trong một số trường hợp theo đặc thù của những đô thị lớn (như với các trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, có đeo khẩu trang, đứng trong cùng khoang thang máy với người nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian ngắn).