Hàng loạt công trình trái phép trên đất rừng Vĩnh Phúc: Trách nhiệm người đứng đầu huyện Tam Đảo ở đâu?

Đặng Tiến – Cao Nguyên |

Những công trình kiên cố được xây dựng trái phép để làm nhà hàng, quán ăn và nơi ở trên đất rừng sản xuất của Trung tâm phát triển lâm nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện và tồn tại suốt một thời gian dài. Thậm chí, trong số các công trình vi phạm này có cả công trình xây dựng lớn của gia đình một cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Điều đáng nói, Trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc được giao quản lý bảo vệ rừng nhưng khi sai phạm xảy ra thì phía đơn vị này lại than khó.

Sai phạm trong thời gian dài

Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp Vĩnh Phúc tiền thân là Lâm trường Tam Đảo được giao quản lý 900ha đất rừng. Thực hiện việc quản lý đất không thu tiền, quản lý đất rừng, phòng hộ rừng sản xuất với mục tiêu quan trọng là giữ rừng, bảo vệ môi trường và vườn quốc gia Tam Đảo.

Từ trước đến nay Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp Vĩnh Phúc (từ đây viết tắt là Trung tâm) có ký hợp đồng giao khoán đất với một số hộ, cán bộ công nhân viên… để trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ lâu năm. Điều đáng nói, lợi dụng việc này, một số hộ dân đã ngang nhiên xây dựng các công trình trái phép để làm nhà hàng, quán ăn, nơi ở…

Dọc đường km11 (huyện Tam Đảo) đến khu cổng sân Golf Tam Đảo đang phát triển rõ rệt. Nhiều ngôi nhà, nhà hàng được mọc lên khiến nơi đây từ xưa đìu hiu, hoang vắng trở nên nhộn nhịp. Tưởng chừng đó là sự phát triển một cách văn minh, đúng luật, nhưng không phải vậy.

Vào tháng 3.2019 tại lô rừng sản xuất số 6 - khoảnh 22 tại thửa đất số 201, tờ bản đồ số 43 thuộc thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo do Trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc quản lý bất ngờ có 2 công trình trái phép được dựng lên (một công trình 157,5 mét vuông và một công trình gần 100 mét vuông).

Chưa dừng lại, vào đêm 2.9.2019, một số đối tượng đã tổ chức tạo lập 1 căn lán trái phép (gần 80 mét vuông) tại vị vị trí lô 6-K22 và đến ngày 10.9.2019, các đối tượng lại tập kết gạch để xây dựng phần móng kiên cố. Theo ghi nhận của PV Lao Động, đến nay cả 3 công trình nêu trên được xây dựng xong phần khung, gạch rất kiên cố. Một số công trình được người dân sử dụng cho mục đích bán hàng, làm nơi ở.

Trong các trường hợp vi phạm, rõ nhất là trường hợp của bà Nguyễn Phương Thảo ở thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Nhà hàng Thảo Nguyên của bà Thảo sừng sững, kiên cố trước cổng sân Golf Tam Đảo. Ngổn ngang phía sau là công trình vừa được thi công nhưng không ai cho phép. Bà Thảo được Trung tâm ký hợp đồng giao đất khoán số 38/HĐGK về việc giao khoán đất lâm nghiệp trồng cây ăn quả và cây gỗ lâu năm tại lô 1 khoảnh 22 (nay đổi thành lô 2 khoảnh 22). Tuy nhiên, liên tục trong các ngày 28-29.7.2020, gia đình bà Nguyễn Phương Thảo đã tự ý tổ chức tạo lập công trình trái phép trên diện tích đất rừng được giao khoán. Đến tháng 8.2020 công trình của bà Thảo đã được hoàn thiện.

Ngoài ra, ngày 1 và 4.10.2020 bà Thảo tiếp tục ngang nhiên tổ chức đổ bê tông nền, xây dựng trái phép trên diện tích được giao khoán. Việc xây dựng của gia đình bà Nguyễn Phương Thảo xảy ra trong thời gian dài và bất chấp việc được các cấp ngăn chặn nhưng không thành.

Cán bộ địa phương ngang nhiên vi phạm

Theo tài liệu của PV Lao Động, phần lớn các trường hợp xây dựng vi phạm khi xảy ra đều được Trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc nhắc nhở và có báo cáo tới chính quyền địa phương. Thậm chí, như trường hợp của bà Nguyễn Phương Thảo khi vi phạm được Trung tâm mời lên làm việc nhiều lần, nhưng bà này đều từ chối và không có lý do.

Báo cáo của Trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc cho thấy, trong quá trình xử lý các công trình vi phạm đất rừng nói trên đã xuất hiện nhiều đối tượng ngăn cản đe dọa cán bộ của Trung tâm. Thậm chí, có cả cán bộ địa phương tham gia cụ thể: Ngày 21.1.2020 tại vị trí km11, thôn Tân Long, xã Hồ Sơn xuất hiện 2 xe ôtô mang BKS 88A - 30174 và 88A - 25481 chở 5 người đàn ông đến đập phá toàn bộ cọc sắt để bảo vệ hành vi xâm phạm đất rừng do Trung tâm tạo dựng trong buổi sáng cùng ngày. Đặc biệt, trong 5 người đập phá cọc tiêu có ông Quang - hiện là trưởng thôn Sơn Long.

Cũng trong ngày, khi thực hiện nhiệm vụ, đồng chí Đỗ Quốc Toàn (cán bộ Trung tâm) đã bị ông Khổng Văn Hồng (trú tại xã Yên Dương, huyện Tam Đảo) ngăn cản và hành hung. Ông Hồng dùng xà beng đánh đồng chí Toàn. Không những thế, khi các cán bộ Trung tâm đến ứng cứu cũng bị đe dọa và hành hung.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp Vĩnh Phúc cho rằng, ngoài việc các cá nhân vi phạm còn có cả gia đình cán bộ Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo. Cụ thể, công trình xây dựng vi phạm đất rừng của bà Nguyễn Phương Thảo nay là nhà hàng Thảo Nguyên và đáng chú ý, bà này là vợ ông Lưu Thế Hùng (cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo).

Trách nhiệm chính quyền ở đâu?

Còn theo Giám đốc Trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc Triệu Anh Tuấn, trước việc ngang nhiên vi phạm đất rừng tại địa bàn, từ năm 2019 đến nay đơn vị đã nhiều lần có văn bản gửi các cơ quan chức đề nghị phối hợp hỗ trợ tháo dỡ trả lại mặt bằng cho Trung tâm nhưng các công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại. Trong khi đó lực lượng của Trung tâm mỏng và không đủ thẩm quyền để tháo dỡ các công trình vi phạm.

Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng khi xử lý phải có quy trình. “Khi thực hiện việc tháo dỡ công trình vi phạm mà công trình được xử lý ngay thì dễ nhưng công trình đã xử lý rồi thì phải xử lý theo quy trình. Ở đây vai trò của địa phương rất quan trọng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Trao đổi với Lao Động ông Phan Đình Huy - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho rằng, UBND tỉnh giao đất cho các tổ chức thì đơn vị đó phải có trách nhiệm quản lý. Nếu có vi phạm trên địa bàn thì các cơ quan chức năng sẽ phối hợp khi nhận được báo cáo.

Theo ông Huy Khi có báo cáo phòng sẽ có văn bản hướng dẫn và giao trực tiếp cho UBND các xã nơi xảy ra sai phạm để xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, một thực tế là các sai phạm vẫn tồn tại lâu nay và thậm chí khá phức tạp.

Khi được hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương, ông Huy cho biết chưa nhận được báo cáo của Trung tâm phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc và chưa biết vị trí. Cùng đó, khi được hỏi các vi phạm về đất rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo thì ông Huy cũng đổ trách nhiệm cho các đơn vị được tỉnh Vĩnh Phúc giao quản lý đất rừng. “Đã giao cho Trung tâm, Trung tâm ký hợp đồng giao đất rừng cho các hộ trồng cây và trong các hợp đồng đều có điều khoản rõ ràng. Do đó, giờ quy cho trách nhiệm cho Trung tâm cũng không đúng mà quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương cũng không đúng. Nhưng Trung tâm phải điều hành việc quản lý”, ông Huy nói và cho biết thêm phía Trung tâm phải có đề xuất với các xã, thị trấn nơi xảy ra các trường hợp vi phạm để xử lý dứt điểm. Huyện không thể đi xử lý từng trường hợp được.

Đặng Tiến – Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Bị phạt 251 triệu đồng vì chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái quy định

Nhiệt Băng |

Chuyển đổi mục đích đất sản xuất đất rừng trái quy định, một doanh nghiệp ở TP.Bảo Lộc bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 251 triệu đồng.

Bất ngờ 500ha rừng trồng trên đất rừng bị lấn chiếm "vô chủ"

HƯNG THƠ |

Gần 500ha đất rừng bị lấn chiếm rồi trồng cây keo tràm ở xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) hiện không có người nhận là chủ sở hữu. Chính quyền đang bàn bạc phương án, nếu không có người nhận sẽ khai thác cây rồi sung công quỹ, còn đất sẽ đem chia cho người dân canh tác.

Xử lý biệt thự mọc trái phép trên đất rừng: Hạn chót đến hết tháng 10

QUANG ĐẠI |

Mặc dù đã buộc chủ đầu tư xây biệt thự trái phép trên đất rừng phải tháo dỡ, nhưng UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) tiếp tục gia hạn xử lý đến hết tháng 10/2020.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bị phạt 251 triệu đồng vì chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái quy định

Nhiệt Băng |

Chuyển đổi mục đích đất sản xuất đất rừng trái quy định, một doanh nghiệp ở TP.Bảo Lộc bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 251 triệu đồng.

Bất ngờ 500ha rừng trồng trên đất rừng bị lấn chiếm "vô chủ"

HƯNG THƠ |

Gần 500ha đất rừng bị lấn chiếm rồi trồng cây keo tràm ở xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) hiện không có người nhận là chủ sở hữu. Chính quyền đang bàn bạc phương án, nếu không có người nhận sẽ khai thác cây rồi sung công quỹ, còn đất sẽ đem chia cho người dân canh tác.

Xử lý biệt thự mọc trái phép trên đất rừng: Hạn chót đến hết tháng 10

QUANG ĐẠI |

Mặc dù đã buộc chủ đầu tư xây biệt thự trái phép trên đất rừng phải tháo dỡ, nhưng UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) tiếp tục gia hạn xử lý đến hết tháng 10/2020.