Lễ cúng Mở kho lúa mang đậm nét đẹp văn hóa riêng của người H’rê

Hoài Luân |

Đối với người H'rê tại Bình Định, Lễ cúng “Mở kho lúa” được xem là một phong tục riêng biệt, mang đậm tính nhân văn, giáo dục con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động. Đây cũng là cách mà người H'rê bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian của mình.

Nét đặc trưng của văn hóa H’rê

Tỉnh Bình Định hiện có 3 dân tộc thiểu số chủ yếu gồm: Bana, Chăm H’roi, H’rê, sinh sống phân bổ ở 6 huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Mỗi đồng bào dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa đặc trưng.

 
Thầy cúng Đinh Văn Ét đang thực hiện Lễ cúng "Mở kho lúa" cho người trong làng. Ảnh: Hoài Luân

Từ xưa đến nay, người H’rê (huyện An Lão) luôn lấy nông nghiệp làm nguồn sống chính. Ngoài việc quanh năm bên nương rẫy, người H’rê còn tự trang bị cho mình một đời sống văn hóa, nghệ thuật mang bản sắc, đậm đà nét riêng theo một cách tự nhiên.

Theo người H’rê, tất cả những hiện tượng tự nhiên liên quan với sản xuất nông nghiệp đều chịu sự chi phối của các vị thần linh (Yàng) như thần lúa, thần nước, thần kho, thần rừng, thần mưa, thần đất.

 
Phụ nữ H'rê giã cốm để chuẩn bị phẩm vật dâng lễ cúng "Mở kho lúa". Ảnh: Hoài Luân

Vào tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, khi hoa màu đã được thu hoạch xong, các gia đình người H’rê sẽ làm Lễ cúng “Mở kho lúa”. Với mục đích xin thần kho, thần lúa đừng hoảng sợ, cầu mong thần lúa yên tâm ở lại với gia đình, để cuộc sống luôn no đủ, không phải thiếu đói, không phải ăn củ, ăn khoai. Đây cũng là cách mà người H'rê gìn giữ giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian, giáo dục cho thế hệ sau biết quý trọng thành quả lao động của mình.

Lễ cúng "Mở kho lúa" thường bắt đầu vào buổi sáng sớm, sau khi gia chủ dâng đầy đủ các lễ vật lên thần linh. Tiếp đến, thầy cúng sẽ bắt đầu nghi lễ với lời cúng: “Hỡi thần Lúa, thần Kho. Ta báo với thần Cơm, thần Lúa, ta bắt đầu xuất lúa kho nhà. Chúng tôi ăn lúa một kho này, chúng tôi ăn cho đủ năm giáp vụ, chúng tôi cho khách ăn đủ, số lúa thừa ta để lại mùa sau…”.

 
Điệu múa Xoang không thể thiếu trong lễ cúng "Mở kho lúa" của người đồng bào dân tộc H'rê. Ảnh: Hoài Luân

Khi thầy cúng thực hiện xong nghi lễ, các gia chủ sẽ dùng các Ka đáp xúc lúa đem về nhà để giã cốm. Đến ngày hôm sau, mới có thể xuất lúa khỏi kho nhiều ít tùy ý. Bởi người H’rê quan niệm, nếu đưa lúa gạo ra bên ngoài kho mà không cúng báo thần lúa, thần kho thì người chủ nhà sẽ bị thần quở phạt.

Lưu truyền không gian văn hóa cộng đồng

Nói về lễ cúng “Mở kho lúa”, ông Đinh Văn Ét (thầy cúng trong làng) chia sẻ: Sau lễ cúng tại gia đình chủ nhà, mọi người cùng quây quần xung quanh, cùng ăn cốm, ăn thịt, uống rượu vui vẻ, mong các vị thần, tổ tiên phù hộ mọi người mạnh khỏe, nhà nhà no ấm, mùa màng bội thu. Đặc biệt, lễ cúng “Mở kho lúa” còn là dịp để bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống của người H’rê như múa Xoang, đánh cồng chiêng…

Em Đinh Thị Thùy Linh, người đồng bào H’rê vùng cao tại huyện An Lão vui vẻ nói: Nhờ biết đến lễ cúng “Mở kho lúa”, em đã học được điệu múa Xoang, hiểu âm điệu của cồng chiêng. Hơn hết, là cơ hội để lớp trẻ chúng em bảo tồn đặc sắc văn hóa của đồng bào mình.

Ông Lương Lu, nguyên Trưởng phòng VHTT huyện An Lão cho biết: Tại lễ cùng “Mở kho lúa” của người H’rê, chúng ta sẽ nhìn thấy đủ vị sắc màu không gian văn hóa cộng đồng xưa kia được tái hiện. Các điệu múa Xoang, “báu vật” nhịp điệu cồng chiêng, sắc màu trang phục, rượu cần, nhà sàn… sẽ được hiện hữu trong lễ hội này.

Theo ông Lu, dịp lễ cũng là lúc thế hệ trẻ người H’rê có dịp trao đổi học tập, khám phá nét đẹp tiềm ẩn trong không gian văn hóa của dân tộc mình, đặc biệt là đánh cồng chiêng. Thời gian tới, lễ cúng “Mở kho lúa” không chỉ với mục đích bảo tồn văn hóa dân gian của đồng bào H’rê mà còn phục vụ cho khách du lịch, từ đó phát triển kinh tế đời sống của người dân vùng cao.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Bảo tồn và phát huy bản sắc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số

Hương Mai |

Trong Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 đề cập đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Đặc biệt, đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số.

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Thảo Quyên |

Sáng 19.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam hiện nay". 

Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam

Mai Hương |

Sáng 11.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã thông tin về Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bảo tồn và phát huy bản sắc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số

Hương Mai |

Trong Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 đề cập đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Đặc biệt, đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số.

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Thảo Quyên |

Sáng 19.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam hiện nay". 

Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam

Mai Hương |

Sáng 11.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã thông tin về Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022.