Dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi gần 20 năm vẫn treo:

Đừng để lặp lại một Cát Linh - Hà Đông thứ 2

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Theo Luật Đường sắt, dự án đường sắt đô thị số 1 sẽ do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư, do đó trong thời gian tới, các đơn vị liên quan sẽ di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia để bàn giao mặt bằng triển khai thực hiện Dự án Dự án đường sắt đô thị (metro) Yên Viên - Ngọc Hồi. Một số chuyên gia cho rằng cần đánh giá lại năng lực và khả năng thực hiện dự án một cách nghiêm túc tránh lặp lại một Cát Linh - Hà Đông thứ 2 vì đây là dự án vô cùng phức tạp.

Dự án phải kết nối đồng bộ

Theo đại diện Bộ GTVT, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 22.3.2022 Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội đã họp để phân định rõ trách nhiệm làm cơ quan chủ quản đầu tư các hạng mục thuộc Tổ hợp ga Ngọc Hồi.

Cụ thể, Bộ GTVT sẽ đầu tư các hạng mục với chức năng lập các đoàn tàu của đường sắt quốc gia. Còn lại, Hà Nội sẽ đầu tư các hạng mục khu depot thuộc Dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi. Hiện, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan của dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi để UBND TP.Hà Nội chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư.

Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát, để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện dự án. Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các tuyến đường sắt quốc gia không xuyên tâm qua ga Hà Nội như hiện nay, mà đường sắt khu đầu mối Hà Nội được quy hoạch kết nối tại ga tổ hợp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.

Trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được phê duyệt hồi tháng 3, Hà Nội dự kiến dỡ bỏ tuyến đường sắt quốc gia hiện có gồm tuyến xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi và tuyến vành đai Hà Đông - Bắc Hồng, thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 và 6.

Theo đó, tuyến xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi được cải tạo và xây dựng lại chủ yếu đi trên cầu cạn, chạy chung đường sắt quốc gia vào ga liên vận quốc tế Hà Nội và đường sắt đô thị (tuyến số 1), dự kiến đi qua sông Hồng tại vị trí phía bắc cầu Long Biên.

Trao đổi với ông Hoàng Gia Khánh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam (VNR) - được biết, bản chất vấn đề là Bộ GTVT bàn giao Dự án đường sắt nội đô Ngọc Hồi - Yên Viên về Hà Nội tiếp quản và quản lý. Khi UBND TP.Hà Nội nghiên cứu dự án và triển khai từng bước, đến khi nào VNR bàn giao Ga Hà Nội và Ga Giáp Bát. Do đó, bước 1 chỉ bàn giao dự án vì hiện đường sắt từ Ngọc Hồi về Ga Hà Nội là tuyến đường sắt quốc gia, do Nhà nước là chủ đầu tư, VNR không có cơ sở để bàn giao. Do đó, Chính phủ, Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính và Bộ GTVT quyết định.

Đại diện VNR cho rằng, nếu Chính phủ yêu cầu sẽ thực hiện bàn giao, tuy nhiên khi bàn giao hạ tầng Ga Giáp Bát và Ga Hà Nội thì Ga Ngọc Hồi phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức khai thác vận tải tuyến đường sắt quốc gia như khu depot được xây dựng, công tác khám chữa đầu máy toa xe đủ điều kiện về cơ sở vật chất mới triển khai di dời được.

Cần phải đánh giá nghiêm túc dự án

Theo các chuyên gia, đường sắt phải xuyên tâm vào trong nội đô, nếu đường sắt tốc độ cao kết nối tại Ngọc Hồi hoặc đường sắt quốc gia thì sẽ phải đi một chặng trên 10km từ trung tâm ra, trong khi đó việc kết nối về hạ tầng của chúng ta đang rất yếu.

Cũng theo các chuyên gia cần nhất là thay đổi cầu Long Biên vì cây cầu này là kết nối của tuyến đường sắt số 1 mà hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao. Trong khi đó, vị trí đặt cầu Long Biên mới vẫn chưa chốt.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, GS-TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) - cho rằng, một dự án kéo dài gần 20 năm đến nay mới khởi động lại và giao lại cho UBND TP.Hà Nội nhưng về tư vấn kỹ thuật vẫn phải là bên giao thông chủ lực.

Theo GS-TS Đặng Đình Đào, từ năm 1936 Nga đã xây tàu điện ngầm dưới lòng đất với những nhà ga như cung điện, ngoài việc vận tải hành khách nó còn là điểm thu hút khách du lịch. Với một dự án đồ sộ, khổng lồ và với chi phí lớn như vậy cần phải cân nhắc lại sự hơn thiệt của dự án. Nếu triển khai không cẩn thận sẽ lại đi vào “vết xe đổ” của tuyến Cát Linh - Hà Đông. Thực tế tuyến đã đi vào khai thác và mặc dù đã mang lại những lợi ích nhưng vẫn phải bù lỗ, do đó cần phải nghiêm túc học tập các nước chứ không thể giậm chân tại chỗ mãi được.

“Cần dẹp lại để nghiên cứu một cách bài bản, để tránh lãng phí về tiền bạc và thời gian” - GS-TS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản GTVT - cho rằng, đây là tuyến đường sắt rất quan trọng, nhưng cũng tốn kém nhất. Việc kéo dài đến 20 năm là vì nó chưa làm, nên cứ nêu ra quy hoạch treo vậy, đây là tình trạng chung. Liên quan đến việc thời gian kéo dài vậy thì công nghệ có còn phù hợp, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng do chưa triển khai nên khi thực hiện chỉ cần áp dụng tự động hoá là xong. Tuy nhiên việc thay đổi các nhà ga cần phải nghiên cứu kỹ cả lịch sử và văn hoá vì Ga Hàng Cỏ (Ga Hà Nội) không thể thay đổi được. Chủ yếu là tránh vấn nạn đội giá, chậm tiến độ, gây khó khăn cho người dân trong quá trình thực hiện dự án.

Đặng Tiến - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi gần 20 năm vẫn treo: Liên tục đội vốn, lỗi hẹn nhiều lần

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Năm 2004, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, dài 28,7km với khổ đường đôi lồng 1.000mm và 1.435mm. Trên tuyến sẽ xây dựng hai cầu đường sắt mới qua sông Hồng và sông Đuống để thay thế cầu Long Biên và cầu Đuống hiện tại. Tuy nhiên đến nay sau gần 20 năm dự án vẫn chưa thể triển khai.

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Lắp rào cứng khu vực thi công ga ngầm S12 đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội

Đình Long |

Sau một khoảng thời gian tiến hành triển khai công tác rào đường, phân luồng thi công trên phố Trần Hưng Đạo, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã lắp đặt rào chắn cứng, đảm bảo an toàn cho người dân di chuyển qua đây cũng như nhà thầu CP3 có thể tiến hành giai đoạn 2 - ga ngầm S12 của dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi gần 20 năm vẫn treo: Liên tục đội vốn, lỗi hẹn nhiều lần

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Năm 2004, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, dài 28,7km với khổ đường đôi lồng 1.000mm và 1.435mm. Trên tuyến sẽ xây dựng hai cầu đường sắt mới qua sông Hồng và sông Đuống để thay thế cầu Long Biên và cầu Đuống hiện tại. Tuy nhiên đến nay sau gần 20 năm dự án vẫn chưa thể triển khai.

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Lắp rào cứng khu vực thi công ga ngầm S12 đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội

Đình Long |

Sau một khoảng thời gian tiến hành triển khai công tác rào đường, phân luồng thi công trên phố Trần Hưng Đạo, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã lắp đặt rào chắn cứng, đảm bảo an toàn cho người dân di chuyển qua đây cũng như nhà thầu CP3 có thể tiến hành giai đoạn 2 - ga ngầm S12 của dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.