Dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi gần 20 năm vẫn treo: Liên tục đội vốn, lỗi hẹn nhiều lần

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Năm 2004, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, dài 28,7km với khổ đường đôi lồng 1.000mm và 1.435mm. Trên tuyến sẽ xây dựng hai cầu đường sắt mới qua sông Hồng và sông Đuống để thay thế cầu Long Biên và cầu Đuống hiện tại. Tuy nhiên đến nay sau gần 20 năm dự án vẫn chưa thể triển khai.

Ì ạch sau nhiều năm đình trệ

Chủ trương được phê duyệt cho thấy, đoạn phía bắc từ ga Hà Nội đi trên cao theo tim đường sắt hiện nay, qua phố Lê Duẩn, Trần Phú, Trần Nhật Duật đến Long Biên, qua cầu vượt sông Hồng. Sau đó, tuyến đường sẽ đi trên cao qua Long Biên, Gia Lâm, dừng ở ga Yên Viên. Đoạn phía nam đi trên cao từ ga Hà Nội theo đường Giải Phóng tới ga Ngọc Hồi với chiều cao tối thiểu 5m so với mặt đất.

Theo thiết kế, toàn tuyến có 16 ga, trong đó 5 ga dùng chung giữa đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia là Ngọc Hồi, Giáp Bát, Hà Nội, Gia Lâm, Yên Viên.

Năm 2007, Bộ GTVT đã điều chỉnh chủ trương đầu tư, tách ra làm hai giai đoạn và giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo đó, giai đoạn 1 dự kiến được hoàn thành vào năm 2017, sẽ xây dựng tổ hợp Ngọc Hồi và đoạn Gia Lâm - Giáp Bát với tổng mức đầu tư khoảng 19.460 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản hơn 13.970 tỉ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam là 5.480 tỉ đồng.

Giai đoạn 2 gồm xây dựng đoạn Giáp Bát - Ngọc Hồi và đoạn Yên Viên - Gia Lâm. Trong đó, giai đoạn 2A cho đoạn Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5,6km, với tổng mức đầu tư 24.825 tỉ đồng (trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 20.340 tỉ đồng, vốn đối ứng 4.470 tỉ đồng).

Năm 2009, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án với nhà thầu Nhật Bản là liên doanh 5 công ty mà đứng đầu là Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC). Tuy nhiên, vào năm 2014, một số quan chức của Ban Quản lý dự án đường sắt (RPMU) thuộc VNR bị truy cứu về nhận hối lộ của JTC Nhật Bản.

Vụ việc đã ảnh hưởng lớn tới quá trình triển khai dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi. Hợp đồng với đơn vị tư vấn nước ngoài phải chấm dứt, hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tư vấn không được phê duyệt.

Sau những bê bối dự án này đã được chuyển giao về Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, dự án lúc này vẫn chỉ tập trung vào giải phóng mặt bằng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu chính và chưa triển khai được gói thầu thi công, xây lắp nào.

Dự án tiếp tục được điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2024 nhưng  đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng do nguồn vốn đối ứng bố trí hằng năm không đáp ứng được so với nhu cầu.

Tăng vốn vẫn không triển khai được

Năm 2019, Bộ GTVT đã tính toán lại tổng mức đầu tư, dự kiến toàn tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi cần khoảng 81.530 tỉ đồng mới đảm bảo triển khai.

Lý giải về việc chậm tiến độ và đội vốn, đại diện Bộ GTVT cho biết, do dự án có quy mô lớn, kỹ thuật công nghệ mới, quá trình triển khai đã gặp phải nhiều khó khăn như xác định vị trí, phương án kiến trúc cầu đường sắt mới vượt sông Hồng; điều chỉnh hướng tuyến đoạn Gia Lâm đến ga Nam Long Biên để phù hợp với vị trí cầu mới; vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật và cơ chế tài chính, trượt giá xây dựng trong thời gian thực hiện.

Vị trí cầu Long Biên mới để thay thế cầu cũ cũng được các cơ quan bàn thảo, lấy ý kiến qua nhiều năm và đến nay vẫn chưa chốt phương án cụ thể. Và theo Luật Đường sắt, dự án đường sắt đô thị số 1 sẽ do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư. Do đó, Bộ GTVT đang bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án này để TP.Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đầu tư trong thời gian tới.

Từ năm 2014, Bộ GTVT đã lấy ý kiến về phương án xây dựng cầu đường sắt Long Biên mới qua sông Hồng, theo phương án cầu mới nằm theo tim cầu hiện tại, di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng lưu để bảo tồn với chi phí khoảng 7.980 tỉ đồng. Theo đó, cầu mới sẽ có đường sắt đôi chạy giữa, hai bên dành cho ôtô, xe máy và xe thô sơ.

Ngoài ra, còn có các phương án giữ nguyên cầu Long Biên cũ, làm cầu mới cách cầu cũ 30m, 186m hoặc 75m. Với phương án của Hà Nội sẽ xây dựng cầu Long Biên mới cách cầu Long Biên hiện tại 75m về phía thượng lưu, kiến trúc dầm vòm thép, chiều cao thấp để hạn chế che chắn tầm nhìn từ phía thượng lưu đối với cầu Long Biên. Mố, trụ cầu mới đảm bảo tương thích cầu cũ, chiều cao thông thủy đảm bảo tĩnh không thông thuyền.

Liên tục lỗi hẹn, đến nay cầu Long Biên vẫn chưa được thay thế bằng cầu mới phục vụ giao thông đường sắt qua sông Hồng mặc dù cây cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn giao thông sau 120 năm xây dựng và khai thác. Trong khi nó vẫn phải phục vụ 3 tuyến đường sắt quốc gia gồm Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng và Hà Nội - Lào Cai khiến chất lượng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 5 vừa qua, sàn cầu dành cho người đi bộ và xe thô sơ hai lần bị thủng, buộc đơn vị quản lý phải vá tạm để người dân lưu thông.

Đặng Tiến - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Tháng 9 sẽ trình Bộ Chính trị dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ái Vân |

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, tổng mức đầu tư hơn 58 tỉ USD, tốc độ chạy tàu tối đa 320km/h.

Thủ tướng thị sát, kiểm tra dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

Vương Trần - Hải Nguyễn |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thực địa dự án tuyến Đường sắt đô thị thí điểm của Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội và có cuộc làm việc xử lý các khó khăn, vướng mắc của dự án.

Làm rõ trách nhiệm chậm tiến độ Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội

Đặng Tiến |

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có tổng mức đầu tư 1,176 tỉ EURO được khởi công từ năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2022. Nhưng đến nay, tiến độ dự án mới đạt 74,4% (trong đó đoạn trên cao đạt 95,1%, đoạn ngầm đạt 33%). Không chỉ chậm tiến độ, dự án này còn đội vốn hàng nghìn tỉ đồng khi tăng thêm hơn 4.905 tỉ đồng (khoảng gần 203 triệu euro). Các chuyên gia cho rằng dự án đang đi vào vết xe của tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Tháng 9 sẽ trình Bộ Chính trị dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ái Vân |

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, tổng mức đầu tư hơn 58 tỉ USD, tốc độ chạy tàu tối đa 320km/h.

Thủ tướng thị sát, kiểm tra dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

Vương Trần - Hải Nguyễn |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thực địa dự án tuyến Đường sắt đô thị thí điểm của Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội và có cuộc làm việc xử lý các khó khăn, vướng mắc của dự án.

Làm rõ trách nhiệm chậm tiến độ Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội

Đặng Tiến |

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có tổng mức đầu tư 1,176 tỉ EURO được khởi công từ năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2022. Nhưng đến nay, tiến độ dự án mới đạt 74,4% (trong đó đoạn trên cao đạt 95,1%, đoạn ngầm đạt 33%). Không chỉ chậm tiến độ, dự án này còn đội vốn hàng nghìn tỉ đồng khi tăng thêm hơn 4.905 tỉ đồng (khoảng gần 203 triệu euro). Các chuyên gia cho rằng dự án đang đi vào vết xe của tuyến Cát Linh - Hà Đông.