Động đất ở Kon Tum: Chưa gây thiệt hại, nhưng không thể chủ quan

Vũ Long |

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho hay, các trận động đất đã xảy ra tại Kon Plong tuy chưa đến mức độ nguy hiểm, nhưng cần tăng cường nghiên cứu, khảo sát, lắp đặt thêm các trạm quan trắc để ứng phó.

Các trận động đất tại Kon Plong (Kon Tum) chưa ở mức nguy hiểm

Chiều 24.8, tại cuộc họp về diễn biến động đất và công tác chỉ đạo ứng phó trên địa bàn huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum), Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai (PCTT) cho hay: Trận động đất độ lớn 4,7 vào hồi 14h08 ngày 23.8.2022 đã gây rung chấn trong khu vực huyện Kon Plong và các địa phương lân cận (Quảng Nam, Đà Nẵng).

Theo báo cáo ban đầu của các địa phương, động đất đã làm hư hại mái ngói của 1 nhà tại xã Đăk Ring, huyện Kon Plong (Kon Tum); trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không ghi nhận thiệt hại.

Thông tin về diễn biến và nguy cơ động đất tại Kon Plong và khu vực lân cận, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), ông Lê Văn Chính – Phó trưởng phòng Khoa học tự nhiên, nhấn mạnh: Không riêng các trận động đất ngày 23.8.2022, mà trước đó, ngay sau trận động đất ngày 18.4.2022, thực hiện sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ KHCN đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát liên ngành trực tiếp tại địa bàn xảy ra động đất và vùng lân cận.

Ngay sau khi làm việc, đoàn công tác liên ngành đã làm việc với đại diện các ban ngành của địa phương. Sau đợt khảo sát, ngày 1.5.2022, Bộ KHCN đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ báo cáo về kết quả đánh giá ban đầu nguyên nhân động đất tại khu vực Kon Plong (tỉnh Kon Tum).

“Các trận động đất từ tháng 3.2021 có độ lớn từ 1,6 đến 4,5 tại khu vực huyện Kon Plong (Kon Tum) đã gây chấn động lớn nhất ở cấp 5, cấp 6. Với chấn động như vậy chưa đến mức độ nghiêm trọng” – ông Chính nói.

Tỉnh Quảng Nam diễn tập ứng phó với động đất. Ảnh: TL
Tỉnh Quảng Nam diễn tập ứng phó với động đất. Ảnh: TL

Ông Lê Minh Long – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Xây dựng), cũng đánh giá: Với mức độ động đất này, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam thì nằm ở dưới cấp 6 theo bản đồ thì chưa đến mức nguy hiểm.

Báo cáo về tình hình thiệt hại, ông Đặng Thành Nam - Chủ tịch UBND huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum), cho hay: "Trận động đất có độ lớn 4,7 đã không gây thiệt hại về người và tài sản, chỉ một số nhà dân bị rơi một vài viên ngói. Tuy nhiên, hiện nay người dân hoang mang lo sợ. Chúng tôi đã chia lực lượng xuống các địa bàn các xã, trong đó đặc biệt là tại các lòng hồ thủy điện để tuyên truyền cho bà con an tâm lao động, sản xuất".

Cần có thêm khảo sát, đánh giá về động đất ở Kon Tum

Nhận định bước đầu, động đất ở khu vực Kon Plong là động đất kích thích do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện trên địa bàn này.

“Vì sao có kết luận như vậy thì trước đây có tiền lệ là hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và đặc biệt là hồ thủy điện Sông Tranh 2 cũng có quy luật như vậy. Các nhà khoa học cũng đã có những nhận định, nghiên cứu. Sau trận động đất có cường độ lớn sẽ có các động đất nhỏ do dư chấn, đây là quy luật mà các nhà khoa học cũng đã đưa ra. Tuy nhiên, để khẳng định nguyên nhân phát sinh các trận động đất cần có các quan trắc, khảo sát chi tiết về kiến tạo và địa chấn trong khu vực và lân cận” – ông Chính nói.

Cũng theo ông Lê Văn Chính, một khó khăn mà các nhà khoa học và Bộ KHCN dù đã cố gắng, nhưng do các kết quả nghiên cứu trước đây về hoạt động kiến tạo, động đất ở khu vực Kon Tum và lân cận chưa đủ độ chi tiết để đánh giá về nguyên nhân và mức độ nguy hiểm đối với các công trình dân sinh và thủy điện. Về nghiên cứu động đất kích thích thì chưa có một nghiên cứu nào ở khu vực này. Vì vậy, để phục vụ cho việc xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ nguy hiểm của động đất, đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp phải có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư các công trình thủy điện trên địa bàn cùng góp sức để có những nghiên cứu chi tiết.

“Hiện nay, ngay cả báo cáo khoanh vùng động đất tại khu vực cũng chưa có chi tiết. Động đất hôm nay có thể là 4,5 nhưng mai có thể tăng lên… Để có đủ cơ sở đánh giá nguyên nhân, mức độ, nguy cơ, ảnh hưởng của động đất và công bố để chính quyền biết để tuyên truyền, ứng phó, tránh gây hoang mang cho nhân dân thì Bộ KHCN đề nghị tăng cường mạng lưới quan trắc, lắp đặt thêm các trạm quan trắc về động đất. Theo đó, tỉnh Kon Tum cần phối hợp với các chủ đầu tư tăng mật độ các trạm quan trắc” – ông Chính nhấn mạnh.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Quảng Nam rà soát các công trình hồ đập, giao thông sau động đất ở Kon Tum

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 24.8 đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát các công trình xây dựng, giao thông, hồ đập thủy điện, thủy lợi... sau hàng loạt vụ động đất ở Kon Tum, gây dư chấn mạnh đến địa phương này.

Người dân vùng tâm chấn Kon Plông chưa được cảnh báo nhiều về động đất

THANH TUẤN |

Kon Tum – Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - vốn được nhiều du khách biết đến với thị trấn Măng Đen có khí hậu trong lành, ôn hoà như Đà Lạt, mấy ngày qua bỗng "có tiếng" bởi là tâm chấn của những đợt động đất kéo dài. Điều đáng lưu tâm là công tác tuyên truyền, cảnh báo về tình hình động đất tại địa phương còn hạn chế. 

Ứng phó với động đất, Quảng Nam từng diễn tập cho 2.000 dân vùng tâm chấn

Thanh Hải |

Kon Tum Động đất đang diễn ra tại Kon Tum được Viện Vật lý địa cầu nhận định là do tích nước hồ thủy điện Kon Tum Thượng, gây kích thích. 

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Quảng Nam rà soát các công trình hồ đập, giao thông sau động đất ở Kon Tum

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 24.8 đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát các công trình xây dựng, giao thông, hồ đập thủy điện, thủy lợi... sau hàng loạt vụ động đất ở Kon Tum, gây dư chấn mạnh đến địa phương này.

Người dân vùng tâm chấn Kon Plông chưa được cảnh báo nhiều về động đất

THANH TUẤN |

Kon Tum – Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - vốn được nhiều du khách biết đến với thị trấn Măng Đen có khí hậu trong lành, ôn hoà như Đà Lạt, mấy ngày qua bỗng "có tiếng" bởi là tâm chấn của những đợt động đất kéo dài. Điều đáng lưu tâm là công tác tuyên truyền, cảnh báo về tình hình động đất tại địa phương còn hạn chế. 

Ứng phó với động đất, Quảng Nam từng diễn tập cho 2.000 dân vùng tâm chấn

Thanh Hải |

Kon Tum Động đất đang diễn ra tại Kon Tum được Viện Vật lý địa cầu nhận định là do tích nước hồ thủy điện Kon Tum Thượng, gây kích thích.