Cuộc sống chật vật của sinh viên trong mùa “bão giá”

Văn Sỹ |

Cần Thơ - Hạn chế đi lại để tiết kiệm tiền xăng, không còn ngồi quán cafe hay ăn vặt, tiết kiệm trong các bữa ăn… là cuộc sống thích ứng trong thời buổi vật giá leo thang mà nhiều sinh viên chia sẻ với chúng tôi.

Phan Thị Hồng Nhi, sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, quê ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ: Cha mẹ em ở quê có mảnh vườn nhỏ trồng cam, quýt, kinh tế gia đình hạn hẹp nên mỗi tháng cũng gửi cho em gần 3 triệu đồng để đi học ở Cần Thơ. Lúc trước, khi mọi thứ chưa tăng giá thì ổn lắm. Em đóng trọ tháng 600 ngàn, còn lại hơn 2 triệu lo ăn uống nên cũng đảm bảo.

Sinh viên Đại học Cần Thơ Phan Hồng Nhi đạp xe đến trường
Sinh viên Đại học Cần Thơ Phan Hồng Nhi đạp xe đến trường. Ảnh: Văn Sỹ

Khoảng 3 tháng nay, giá mọi thứ đều tăng theo giá xăng dầu nên em phải siết chặt mọi thứ, từ mua đồ ăn, muốn uống ly nước cam cũng phải đắn đo, vì sợ hụt tiền chi tiêu. Cha mẹ ở quê làm chan chát cũng không có thêm thu nhập nên em không dám than thở để cha mẹ yên tâm. Cũng nhờ em đi xe đạp, không tốn tiền xăng, chứ em mà có xe máy chắc cũng phải trùm mền xe để đi bộ rồi”, Hồng Nhi chia sẻ.

Hạn chế đi lại để tiết kiệm tiền xăng, không còn ngồi quán cafe hay ăn vặt… là cuộc sống thích ứng trong thời buổi vật giá leo thang mà nhiều sinh viên chia sẻ với chúng tôi. Không chỉ vậy, với các bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, còn phải tiết kiệm trong các bữa ăn để đảm bảo chi tiêu.

Những món ăn đạm bạc của Sinh viên trong mùa bão giá
Những món ăn đạm bạc của sinh viên trong mùa bão giá.  Ảnh: Văn Sỹ

Phan Hoài Phương Em, quê ở thị xã Ngã 5, tỉnh Sóc Trăng, đang theo học ngành Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Cần Thơ cho biết: Cha mẹ em làm ruộng ở quê, nhưng thời tiết thường bất lợi ảnh hưởng đến năng suất, trong khi giá lúa khá thấp, cha mẹ thường hay bệnh nên kinh tế chỉ ở mức trung bình nên không thể lo cho em đi học được đủ đầy.

Ý thức được hoàn cảnh gia đình, mới lên Cần Thơ học Phương Em đã xin đi làm nhân viên phục vụ ở một quán cafe vỉa hè trên đường Nguyễn Văn Cừ với mong muốn giảm gánh nặng cho gia đình. Thời gian gần đây, khi giá xăng dầu tăng, kéo theo các dịch vụ, đồ dùng, tiền trọ đều tăng giá em cảm thấy lo lắng và siết chặt mọi chi tiêu, nhất là trong ăn uống.

Sinh viên Phan Hoài Phương Em chạy bàn ở quán cafe vỉa hè để giảm gánh nặng với gia đình
Sinh viên Phan Hoài Phương Em phục vụ ở quán cafe vỉa hè để kiếm thêm thu nhập, giảm gánh nặng cho gia đình.  Ảnh: Văn Sỹ

“Khoảng 1 tháng nay, em luôn phải suy nghĩ xem đi chợ mua gì để nấu ăn cho rẻ, đỡ tốn tiền. Chứ nếu mình mua theo sở thích ăn uống thì cha mẹ lo không nổi đâu”.

Bữa cơm của Phan Hoài Phương Em cùng người em bạn dì cùng phòng trọ
Bữa cơm của Phan Hoài Phương Em cùng người em cùng phòng trọ.  Ảnh: Văn Sỹ

Em Lý Quốc Kiệt - sinh viên ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học Bạc Liêu - lo lắng: “Em thấy lo thật sự. Thứ gì cũng tăng giá. Nhà làm có mấy công ruộng, cha em lại bệnh nhiều không làm nặng được. Em đi học chủ yếu nhờ tiền lương em lãnh từ công việc phục vụ quán nhậu hơn 2 triệu đồng/tháng”.

La Chí Khương, sinh viên năm nhất ngành Nông học, Trường Đại học Cần Thơ thông tin thêm: “Gia đình em làm ruộng ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu nên không dư giả gì. Hàng ngày em vẫn đạp xe đi về 4 bận gần 20 cây số. Em đi xe đạp nên đỡ lo chuyện tốn tiền đổ xăng. Nhưng giá xăng dầu tăng kéo theo mọi thứ đều tăng giá nên em phải thay đổi sinh hoạt để thích ứng. Em không còn gặp gỡ bạn bè ở quán cafe, cũng không dám ăn vặt này kia. Chủ yếu bữa sáng mì gói và 2 bữa cơm chính cũng nấu những món gì dưới 40 ngàn đồng/ngày”.

Những năm qua, điều kiện kinh tế của người dân các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL có bước phát triển khá, hầu hết cuộc sống các hộ gia đình đều được nâng lên. Mặc dù vậy, vẫn còn không ít gia đình khó khăn do thiếu điều kiện như vốn, phương tiện sản xuất. Vì thế mà vẫn còn nhiều sinh viên gặp khó trong đời sống, sinh hoạt khi xa nhà lên thành phố học. Trao đổi với chúng tôi, các sinh viên đều có chung hy vọng cơ quan chức năng sớm có chính sách kiềm chế tình trạng tăng giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, để không chỉ sinh viên nghèo mà những người dân còn khó khăn đỡ chật vật hơn trong cuộc sống.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Ngư dân Bạc Liêu "đuối sức" vì giá xăng dầu liên tục tăng

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân, cũng như doanh nghiệp. Với những người lao động, sản xuất trong lĩnh vực trực tiếp tiêu thụ nhiên liệu xăng, dầu như nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản thì họ đang đối mặt với khó khăn mà chưa có hướng đi nào khác.

Nhiều sinh viên khó khăn vì chính sách vay vốn ưu đãi chưa thay đổi

Thiều Trang |

Đối diện với nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và học phí tăng, nhiều học sinh, sinh viên mong mỏi được vay vốn với định mức cao hơn, thời gian vay kéo dài và đơn giản các thủ tục vay.

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngư dân Bạc Liêu "đuối sức" vì giá xăng dầu liên tục tăng

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân, cũng như doanh nghiệp. Với những người lao động, sản xuất trong lĩnh vực trực tiếp tiêu thụ nhiên liệu xăng, dầu như nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản thì họ đang đối mặt với khó khăn mà chưa có hướng đi nào khác.

Nhiều sinh viên khó khăn vì chính sách vay vốn ưu đãi chưa thay đổi

Thiều Trang |

Đối diện với nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và học phí tăng, nhiều học sinh, sinh viên mong mỏi được vay vốn với định mức cao hơn, thời gian vay kéo dài và đơn giản các thủ tục vay.

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.