Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.

"Cuồng làm thêm"

Thay vì miệt mài ghi chép bài vở trên giảng đường, Nguyễn Thị Phượng - sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền - lại ngủ gục trên mặt bàn mỗi khi vào tiết. Ngày bước chân vào cánh cổng đại học, nữ sinh mong mỏi học thật chăm chỉ, ra trường có tấm bằng giỏi để xin việc thuận lợi. Nhưng hoàn cảnh khó khăn khiến Phượng rơi vào trạng thái "cuồng làm thêm" mà bỏ bê việc học.

Từ khi nhập học năm nhất, chỉ sau 1 tuần lên Hà Nội, Phượng đã đi tìm việc làm thêm, từ bán bánh bao, gà rán, trà sữa đến những công việc đòi hỏi nhiều tư duy hơn. Số tiền Phượng kiếm mỗi tháng ước chừng từ 3 - 3,5 triệu đồng. Chi phí sinh hoạt tại thành phố đắt đỏ, số tiền ấy chi tiêu tiết kiệm cũng chỉ vừa đủ.

"Những năm tháng sinh viên, em lao đi kiếm tiền, khắp người lúc nào cũng là mùi quán gà rán, mùi mồ hôi khi dọn nhà theo giờ, là bất chấp kiếm tiền đủ để trang trải nơi thành phố đắt đỏ và dành dụm để đóng học phí. Em phải tự lo cho bản thân vì cha em lúc nào cũng say xỉn, mẹ em còn phải nuôi 2 em nhỏ ăn học" - Phượng bộc bạch.

3 năm nỗ lực nơi thành thị xô bồ, tự thân gồng gánh mọi chi phí sinh hoạt và học phí. Nhiều lần, Phượng kiệt sức và mất dần động lực bước tiếp vì mải mê kiếm tiền mà nợ môn, vì nợ học phí mà bị nhà trường cảnh cáo. Hiện tại, nữ sinh đang gánh cả vạn nỗi lo khi học phí ngày một tăng cao.

Năm 10 tuổi, bố của Chu Thị Lệ bị xuất huyết não và qua đời. Mẹ em cùng lúc đóng 2 vai, nuôi chị em Lệ ăn học nên người. Năm 2021, nữ sinh đỗ vào Trường Đại học Thương mại, lúc này gánh nặng trên vai người mẹ tần tảo càng nặng trĩu.

Thời điểm nhập học đúng vào đợt dịch COVID-19 bùng phát, trường tổ chức học online nên Lệ chưa phải lo tiền nhà trọ, sinh hoạt. Để phụ mẹ tiền đóng học phí, em đã xin làm thêm tại cơ sở gói nem chua ở gần nhà. Khi dịch bệnh được kiểm soát, nữ sinh khăn gói lên Hà Nội đi học.

"Hiện tại, em đang làm thêm theo giờ tại cửa hàng giặt là, buổi tối em tranh thủ dạy gia sư cho bạn nhỏ lớp 4. Một tháng thu nhập được 2,7 triệu đồng. Số tiền đó chi tiêu tằn tiện cũng đủ cho chi phí sinh hoạt, tiền nhà, tiền điện nước. Còn tiền học phí, mẹ em vẫn phải gồng gánh, 1 kỳ hơn 9 triệu đồng.

Hè năm nay, em dự định ở lại đi làm thêm để phụ mẹ lo học phí. Em dự định nghỉ việc ở cửa hàng giặt là để đi làm tại cửa hàng tiện lợi và tranh thủ nhận thêm học sinh dạy gia sư. Em phải nỗ lực kiếm tiền để đi học" - Lệ tâm sự.

"Em sợ em sẽ bỏ cuộc"

"Các trường tăng học phí cực mạnh nên em không biết liệu mình có thể trụ được không" - đó là tiếng thở dài của Hoàng Mỹ Duyên - thí sinh tự do tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Duyên nói, gia đình em không phải hộ nghèo nhưng rất khó khăn do đông anh em.

"Học phí các trường đại học tăng mạnh, em thấy lạc lõng vô cùng. Em cũng không biết có nên từ bỏ hay không vì với mức học phí như vậy thì có làm thêm cũng không thể đủ. Lương sinh viên làm thêm cao lắm cũng chỉ 3-4 triệu đồng/tháng, nhưng 1 năm học có 10 tháng thì làm không thể đủ tiền đóng học, chưa kể tiền trọ, tiền sinh hoạt.

Đã gần thi rồi nhưng em mất gần hết hy vọng, sự tự tin và nỗ lực. Dù đủ điểm đỗ vào trường, ngành mơ ước cũng không thể đi học, không biết kiếm công việc nào để gồng gánh khoản học phí đắt đỏ như vậy" - Duyên nghẹn ngào.

Vì không muốn mẹ phải lo lắng, Lê Thị Trang - sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam - đã tự gồng gánh chi phí đi học bằng cách đi làm thêm "bạt mạng".

"Thời gian khủng hoảng nhất với em là ngày đóng học phí, em phải sử dụng toàn bộ số tiền mình dành dụm được. Nhiều ngày, em phải chạy vạy từng bữa ăn. Có lúc em không còn 1 đồng nào trong người, em đã bẻ đôi gói mì tôm chia ra ăn trong 1 ngày, có lúc em còn nấu cơm rồi rang lên ăn.

Em từng rất chán nản, nhiều lúc muốn nghỉ học đi làm ngay để có tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Nhưng nhờ có mẹ luôn động viên, nên em vẫn nỗ lực cố gắng từng ngày. Em hy vọng bản thân sẽ có cuộc sống tốt đẹp sau khi ra trường" - Trang bộc bạch.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Học phí đại học tăng cao, thí sinh chuyển hướng học nghề

Phùng Nhung |

Trước áp lực học phí tăng cao, nhiều thí sinh đắn đo gác lại ước mơ vào đại học để giảm áp lực kinh tế cho gia đình. Nhiều em hoang mang trước bước ngoặt tuổi 18, mang nỗi phân vân nên học đại học hay học nghề?

Lý do các trường đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học tới

Thiều Trang |

Cận kề tuyển sinh 2022, câu chuyện tăng học phí một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận khi mới đây các trường đại học đã bắt đầu công bố dự kiến mức học phí năm học mới. Theo lý giải của các trường, học phí tăng để tăng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành trong bối cảnh hướng tới tự chủ đại học.

Trường đại học “quên” công khai học phí, thí sinh mòn mỏi chờ đợi

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học đã công bố thông tin tuyển sinh và tổ chức xét tuyển nhưng vẫn chưa công khai học phí trên website của mình. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc không công khai học phí hoặc công bố chậm sẽ gây bất lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Học phí đại học tăng cao, thí sinh chuyển hướng học nghề

Phùng Nhung |

Trước áp lực học phí tăng cao, nhiều thí sinh đắn đo gác lại ước mơ vào đại học để giảm áp lực kinh tế cho gia đình. Nhiều em hoang mang trước bước ngoặt tuổi 18, mang nỗi phân vân nên học đại học hay học nghề?

Lý do các trường đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học tới

Thiều Trang |

Cận kề tuyển sinh 2022, câu chuyện tăng học phí một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận khi mới đây các trường đại học đã bắt đầu công bố dự kiến mức học phí năm học mới. Theo lý giải của các trường, học phí tăng để tăng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành trong bối cảnh hướng tới tự chủ đại học.

Trường đại học “quên” công khai học phí, thí sinh mòn mỏi chờ đợi

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học đã công bố thông tin tuyển sinh và tổ chức xét tuyển nhưng vẫn chưa công khai học phí trên website của mình. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc không công khai học phí hoặc công bố chậm sẽ gây bất lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.