Nhiều sinh viên khó khăn vì chính sách vay vốn ưu đãi chưa thay đổi

Thiều Trang |

Đối diện với nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và học phí tăng, nhiều học sinh, sinh viên mong mỏi được vay vốn với định mức cao hơn, thời gian vay kéo dài và đơn giản các thủ tục vay.

Bó hẹp đối tượng vay, thủ tục còn phức tạp

Hiện nay, chi phí học tập bình quân của sinh viên liên tục tăng, tạo áp lực không nhỏ lên các gia đình, đặc biệt gia đình ở nông thôn.

Chính sách về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như chiếc "phao cứu sinh", nâng đỡ sinh viên nghèo đến với giảng đường đại học. Mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên đã tăng từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn ngần ngại đăng ký vì mức vay thấp, thủ tục phức tạp, lãi suất chưa thật sự ưu đãi.

Một năm qua, kinh tế gia đình em Ngô Ánh Linh - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền - kiệt quệ do phải chạy chữa bệnh hiểm nghèo cho bố, gánh nặng tài chính đè lên vai người mẹ công nhân. Ánh Linh đã nhiều lần tìm hiểu chính sách tín dụng sinh viên, rất muốn vay tiền để lo học phí nhưng không thuộc đối tượng vay vốn.

"Quyết định mới đã sửa đổi đối tượng được vay vốn gồm: Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, gia đình em vẫn không thuộc đối tượng được vay vốn từ chương trình tín dụng sinh viên. Em rất mong Nhà nước mở rộng thêm đối tượng được vay vốn học tập để tín dụng sinh viên phổ biến cho toàn thể sinh viên" - Ánh Linh mong mỏi.

Gia đình em Nguyễn Như Quỳnh - sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - cũng có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và được tư vấn, Quỳnh cảm thấy thời hạn vay ngắn, thủ tục và phương thức vay còn phức tạp.

"Mức vay còn thấp, lãi suất không quá ưu đãi, trong khi đó cần nhiều giấy tờ để hoàn thành thủ tục nên gia đình em quyết định không vay vốn. Thời gian qua, em đã tự lo liệu sinh hoạt phí bằng việc đi làm thêm, còn học phí thì bố mẹ vay thêm tiền người thân quen gửi cho em.

Để việc vay vốn thực sự có ý nghĩa, em mong được tăng số vốn và đơn giản hóa các thủ tục, giúp nhiều bạn sinh viên được tiếp cận" - Như Quỳnh bộc bạch.

Kiến nghị cho sinh viên vay vốn định mức cao hơn, thời gian dài hơn

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, chi phí học tập bình quân hiện nay của một học sinh, sinh viên rơi vào khoảng 6,5 - 9,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức cho vay 4 triệu đồng/tháng khó có thể hỗ trợ tốt cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Mới đây, tại buổi tiếp đón, làm việc cùng ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đại diện các bộ, ban ngành trung ương, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM  - đã ủng hộ chủ trương và có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi chính sách vay vốn cho sinh viên theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tín dụng sinh viên; sinh viên được vay với định mức cao hơn, thời gian vay được kéo dài hơn, đảm bảo sinh viên có thể chi tiêu cho đời sống bằng nhóm trung bình của xã hội và đủ tiền nộp học phí.

Thông tin thêm về kết quả khảo sát được thực hiện trên quy mô gần 40.000 sinh viên của Đại học Quốc gia TPHCM sau đại dịch COVID-19, có đến 60% sinh viên có gia đình mất đi ít nhất một nguồn thu và cũng có đến 60% sinh viên lo lắng về học phí.

Hiện nhiều phụ huynh cũng kiến nghị các đoàn thể cần nắm bắt nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên để hỗ trợ cho vay kịp thời. Đồng thời, có chính sách gia hạn thời gian vay cho các sinh viên có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, tránh tình trạng bỏ hoặc nghỉ học do không đủ kinh tế đóng học phí.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.

Học phí đại học tăng cao, thí sinh chuyển hướng học nghề

Phùng Nhung |

Trước áp lực học phí tăng cao, nhiều thí sinh đắn đo gác lại ước mơ vào đại học để giảm áp lực kinh tế cho gia đình. Nhiều em hoang mang trước bước ngoặt tuổi 18, mang nỗi phân vân nên học đại học hay học nghề?

Sinh viên nào được vay vốn đi học?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email hoangtxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên đại học năm thứ hai và gia đình thuộc hộ nghèo. Tôi có được vay vốn ngân hàng để đi học không?

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.

Học phí đại học tăng cao, thí sinh chuyển hướng học nghề

Phùng Nhung |

Trước áp lực học phí tăng cao, nhiều thí sinh đắn đo gác lại ước mơ vào đại học để giảm áp lực kinh tế cho gia đình. Nhiều em hoang mang trước bước ngoặt tuổi 18, mang nỗi phân vân nên học đại học hay học nghề?

Sinh viên nào được vay vốn đi học?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email hoangtxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên đại học năm thứ hai và gia đình thuộc hộ nghèo. Tôi có được vay vốn ngân hàng để đi học không?