Công nhân lao động lao đao vì giá xăng và hàng hóa tăng cao

Chân Phúc |

TPHCM - Từ 15h ngày 1.6, giá xăng tăng đạt mức 31.570 đồng/lít loại xăng RON95, mức giá cao kỉ lục trong nhiều năm qua. Việc giá xăng tăng cao kéo theo giá lương thực, thực phẩm tiếp tục neo ở mức cao, trong khi đồng lương vẫn giữ nguyên, khiến cuộc  sống của những công nhân lao động tại các thành phố trở nên khó khăn hơn.

Tằn tiện từng đồng, thắt chặt chi tiêu

"Gạo, đường, mắm muối... cái gì cũng tăng. Cái nào tăng ít 3.000-5.000 đồng, nhiều 10.000-20.000 đồng, nhưng đồng lương vẫn vậy. Chi nhiều lên mà thu không tăng nên ngoài việc tằn tiện lại thì không biết làm như thế nào" - chị Nguyễn Xuân Huệ (sinh năm 1991, quê Đồng Tháp) than vãn.

Theo chị Huệ, khoản tiền hơn 8 triệu đồng/tháng là tổng thu nhập của chị có từ việc làm công nhân tại một công ty đóng ở khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, TPHCM). Và khoảng 7 triệu đồng/tháng cũng là số tiền mà chồng chị Huệ có thể kiếm được từ công việc thợ sửa máy.

Thu nhập chỉ có vậy, nhưng hai vợ chồng chị đang phải cáng đáng nuôi 6 miệng ăn trong nhà. "Nhà có trẻ nhỏ, người già nên việc ăn uống không thể qua loa, phải đảm bảo dinh dưỡng. Thời gian gần đây, xăng dầu liên tục tăng giá, đẩy giá thực phẩm tăng theo. Ngày xưa đi chợ, 1 ngày chi khoảng 150.000 đồng nhưng giờ số tiền ấy không còn đủ, tằn tiện lắm cũng phải 180.000-200.000 đồng, loay hoay mãi nhưng không có cách giải quyết" - chị Huệ bật khóc.

Đồng lương thấp, không đủ lo cho cuộc sống gia đình khiến chị Nguyễn Xuân Huệ (sinh năm 1991, quê Đồng Tháp) bật khóc. Ảnh: Chân Phúc
Đồng lương thấp, không đủ lo cho cuộc sống gia đình khiến chị Nguyễn Xuân Huệ (sinh năm 1991, quê Đồng Tháp) bật khóc. Ảnh: Chân Phúc

Chị Huệ tâm sự, hơn tháng nay, chị thường xuyên nhịn ăn sáng, đồng thời, những hoạt động vui chơi giải trí trong gia đình cũng được chị cắt giảm, vì theo người phụ nữ hơn 30 tuổi này, đây là những biện pháp tiết kiệm trước mắt mà chị có thể nghĩ ra.

Luẩn quẩn, bế tắc...

Đang mang bầu đứa con thứ 2 gần 4 tháng, chị Lê Thị Ngọc Minh (28 tuổi, quê Đồng Tháp) chỉ biết lắc đầu khi được chúng tôi hỏi về cuộc sống hiện tại.

"Em không biết nữa" là câu nói đầu tiên chúng tôi nghe từ chị. Chị Minh kể, lên TPHCM từ 8 năm trước, sau đó gặp chồng người cùng quê và kết hôn. Hiện gia đình chị sống tại căn phòng trọ gần công ty với giá 2.500.000 đồng/tháng, rộng chừng 20m2.

Khoản tiền khoảng 15 triệu đồng là tổng thu nhập của 2 vợ chồng chị Minh hàng tháng. Theo chị, với số tiền ấy ngày chưa có con, 2 vợ chồng cũng đủ sống, ngoài ra còn để dành được một khoản nho nhỏ. Nhưng từ ngày có con, tiền tã, sữa... rồi tiền học hành nên khoản lương nhỏ của 2 vợ chồng đã còn không đủ. Thời điểm này, khi mang thai đứa con thứ 2, cuộc sống của gia đình nhỏ này càng trở nên chông chênh hơn.

 
Cuộc sống gia đình chị Lê Thị Ngọc Minh (28 tuổi, quê Đồng Tháp) trở nên chông chênh, khó khăn hơn trong những ngày giá thực phẩm tăng cao. Ảnh: Chân Phúc

Căn phòng chừng 15m2 trên đường số 20, phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức đang là chỗ ở tạm thời của 2 vợ chồng anh Công Quang (29 tuổi) và chị Nguyễn Thị Mỹ Lan (26 tuổi, cùng quê Nghệ An). Những ngày này, chuyện nên tiếp tục ở lại TPHCM làm việc hay về quê sinh sống đang khiến 2 vợ chồng anh chị phân phân, chưa thể đưa ra quyết định.

Anh Quang cho rằng nên về quê sinh sống vì giá cả từ tiền thuê phòng, đến lương thực, thực phẩm ở thành phố đang leo thang theo từng ngày. Còn ở quê, tuy thu nhập thấp nhưng giá cả có lên cũng không quá nhiều mà lại có thể tự túc được phần nào thực phẩm, đi chợ cũng chỉ phải mua thịt, cá và một thứ khác.

Trong khi đó, chị Mỹ Lan lại cho rằng, nên tiếp tục ở lại làm việc thêm vài năm rồi hẵng về. "Ở lại cố gắng làm. Ít ăn, ít tiêu thì hàng tháng cũng có thể để được khoản tiết kiệm, đi làm công ty cũng được đóng bảo hiểm, nếu sau này nghỉ làm thì cũng có được khoản nữa, chứ nếu về quê làm ruộng, thu nhập ít không đủ lo cho con cái" - chị Lan đưa ra lý do.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập thấp, công nhân Bình Dương tiếp tục “thắt lưng buộc bụng”

Đình Trọng |

Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, qua khảo sát tình hình đời sống và những khó khăn của 2.100 công nhân lao động trên địa bàn tỉnh mới đây, có trên 90% người lao động cho biết, khó khăn nhất hiện nay của họ chủ yếu là về thu nhập do số tiền làm ra, không đủ trang trải cuộc sống, phải nuôi con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già…

Con công nhân xa quê - thiệt thòi trăm bề

Bảo Hân |

Tha hương mưu sinh, nhiều vợ chồng công nhân buộc phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Được gần gũi, vui chơi với cha mẹ tưởng chừng là một điều rất đơn giản, nhưng đối với nhiều trẻ em là con công nhân di cư, đây là điều mà các em không thể có được hằng ngày. 

Giá nhu yếu phẩm tăng, lương công nhân khó có thể đảm bảo cuộc sống

Minh Hương |

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã ký văn bản số 4130/TLĐ-TG về việc tổng hợp kiến nghị của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước tại Chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động được dự kiến tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều kiến nghị của công nhân đều mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp bình ổn giá thị trường.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Thu nhập thấp, công nhân Bình Dương tiếp tục “thắt lưng buộc bụng”

Đình Trọng |

Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, qua khảo sát tình hình đời sống và những khó khăn của 2.100 công nhân lao động trên địa bàn tỉnh mới đây, có trên 90% người lao động cho biết, khó khăn nhất hiện nay của họ chủ yếu là về thu nhập do số tiền làm ra, không đủ trang trải cuộc sống, phải nuôi con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già…

Con công nhân xa quê - thiệt thòi trăm bề

Bảo Hân |

Tha hương mưu sinh, nhiều vợ chồng công nhân buộc phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Được gần gũi, vui chơi với cha mẹ tưởng chừng là một điều rất đơn giản, nhưng đối với nhiều trẻ em là con công nhân di cư, đây là điều mà các em không thể có được hằng ngày. 

Giá nhu yếu phẩm tăng, lương công nhân khó có thể đảm bảo cuộc sống

Minh Hương |

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã ký văn bản số 4130/TLĐ-TG về việc tổng hợp kiến nghị của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước tại Chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động được dự kiến tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều kiến nghị của công nhân đều mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp bình ổn giá thị trường.