Học phí đại học tăng cao, thí sinh chuyển hướng học nghề

Phùng Nhung |

Trước áp lực học phí tăng cao, nhiều thí sinh đắn đo gác lại ước mơ vào đại học để giảm áp lực kinh tế cho gia đình. Nhiều em hoang mang trước bước ngoặt tuổi 18, mang nỗi phân vân nên học đại học hay học nghề?

Đại học có phải con đường thành công duy nhất?

Nuôi nấng giấc mơ trở thành một phóng viên chuyên nghiệp, Đào Doãn Linh - học sinh lớp 12 tại Thái Bình dự định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhiều năm nay, nữ sinh luôn theo dõi đề án tuyển sinh của trường để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tuyển sinh em tham dự. Tuy nhiên, Linh đã ngỡ ngàng và gọi đó là "cú sốc đầu đời" khi nhận thông tin tăng học phí cho khóa mới.

"Em không ngờ học phí lại tăng cao tới mức đó, em sợ gia đình em không đủ khả năng chi trả cho 4 năm đại học của em. Em biết, mức chi tiêu ở Hà Nội rất đắt đỏ, mẹ em sẽ không gồng gánh nổi. Em đã rất mông lung và có ý định đi học nghề chăm sóc sắc đẹp. Em sợ đầu tư cho 4 năm đại học nhưng sau này lại thất nghiệp, trong khi đó học nghề chỉ cần 1-2 năm là có thể kiếm tiền" - Linh bộc bạch.

Đã từng rơi vào trạng thái mất phương hướng trong môi trường đại học, Hoàng Quốc Hữu sinh năm 1999 (Bắc Kạn) liên tục bỏ học, nghỉ thi. Sau thời gian dài suy nghĩ, Quốc Hữu đã quyết định nghỉ học và chuyển qua học nghề.

“Năm 2017, em thi đỗ vào Trường Đại học Nội Vụ - chuyên ngành Quản trị văn phòng. Học hết năm nhất, em cảm thấy chán nản vì nhận ra đây không phải đam mê và mục tiêu nghề nghiệp muốn hướng tới. Em đã bị strees và bỏ bê học hành một thời gian, cũng vì vậy mà sức khỏe sa sút và gầy rộc. Khi đó em quyết định tìm đến gym để cải thiện sức khỏe.

Ban đầu em chỉ muốn bản thân khỏe khoắn hơn nhưng càng tập lại càng đam mê và yêu thích. Đến năm 3 đại học, em quyết định nghỉ hẳn để chuyển sang tập luyện và trau dồi kỹ năng trở thành huấn luyện viên thể hình. Em chưa bao giờ hối hận vì quyết định nghỉ ngang đại học, bởi hiện tại em đang theo đuổi đam mê và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho cuộc sống của mình" - Quốc Hữu tâm sự.

 
Hiện tại, Quốc Hữu là huấn luyện viên thể hình. Ảnh: NVCC

Còn Nguyễn Trọng - sinh năm 2001 (Vĩnh Phúc) từng có ý định thi vào Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội - chuyên ngành Nhiếp ảnh. Bởi Trọng thích những góc nhìn của cuộc sống qua ống kính máy ảnh. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình Trọng lúc bấy giờ không đủ khả năng kinh tế nuôi em học đại học.

"Thời điểm đó, gia đình em có một tiệm ảnh nhỏ, nhưng khá vắng khách. Khi đó bố mẹ em cũng đang nuôi chị gái lớn học đại học, điều kiện cũng không dư giả gì nên em quyết định đi học nhiếp ảnh ở studio tại Hà Nội.

Hiện tại sau 3 năm học nghề, em đã đi làm và có thu nhập. Ngoài chụp ảnh cưới, em còn nhận thêm những công việc như chụp kỉ yếu, chụp đơn lẻ, chụp phóng sự. Với mức thu nhập ổn như hiện tại, em sẽ tiếp tục phát triển bản thân và đi học thêm nhiều khóa nhiếp ảnh khác để nâng cao tay nghề” - Trọng chia sẻ.

 
Nguyễn Trọng cảm thấy hài lòng với quyết định đi học nghề. Ảnh: NVCC

Xác định rõ năng lực và sở thích cá nhân

Trao đổi về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên Trường THPT Đông Sơn (Thanh Hóa) cho biết, thực tế cho thấy sau khi học hết THPT, nhiều học sinh vẫn chưa định hình sở trường và ước mơ của bản thân. Nhiều trường hợp khi vào đại học mới biết mình thích gì, muốn học nghề gì. Nhưng nhiều em vì sợ mà "cố đấm ăn xôi", cố học cho xong, đặt áp lực lên chính mình. Sau khi ra trường làm trái ngành, thậm chí bỏ ngang gây lãng phí tiền bạc và thời gian.

Trước thực trạng trên, cô Nga khuyên học sinh dành thời gian tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp, nếu không đủ đam mê, không đủ khả năng theo học đại học hãy học nghề. Vì chi phí đầu tư cho việc học nghề so với học đại học, cao đẳng rẻ hơn rất nhiều và thời gian cũng ngắn hơn.

"Tuy nhiên, dù lựa chọn học đại học hay học nghề thì các bạn cũng cần xác định được thế mạnh của bản thân, nhu cầu thực tế của địa phương, tránh lựa chọn nghề theo xu hướng, sở thích nhất thời" - cô Nga lưu ý.

TS Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cũng cho rằng, để lựa chọn được môi trường phù hợp, thí sinh phải xác định được bản thân mình mong muốn điều gì, năng lực của bản thân ra sao? Đặc biệt, xác định đâu là nghề mình yêu thích và mong mỏi được làm việc? Từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

ĐBQH: Nên cấm bán sách tham khảo ở nhà trường, tạm hoãn tăng giá học phí

Nhóm PV |

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, sách tham khảo cần được hiểu theo đúng bản chất như tên gọi của nó là "chỉ để tham khảo". Do vậy đề nghị nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường.

Lý do các trường đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học tới

Thiều Trang |

Cận kề tuyển sinh 2022, câu chuyện tăng học phí một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận khi mới đây các trường đại học đã bắt đầu công bố dự kiến mức học phí năm học mới. Theo lý giải của các trường, học phí tăng để tăng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành trong bối cảnh hướng tới tự chủ đại học.

Trường đại học “quên” công khai học phí, thí sinh mòn mỏi chờ đợi

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học đã công bố thông tin tuyển sinh và tổ chức xét tuyển nhưng vẫn chưa công khai học phí trên website của mình. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc không công khai học phí hoặc công bố chậm sẽ gây bất lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

ĐBQH: Nên cấm bán sách tham khảo ở nhà trường, tạm hoãn tăng giá học phí

Nhóm PV |

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, sách tham khảo cần được hiểu theo đúng bản chất như tên gọi của nó là "chỉ để tham khảo". Do vậy đề nghị nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường.

Lý do các trường đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học tới

Thiều Trang |

Cận kề tuyển sinh 2022, câu chuyện tăng học phí một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận khi mới đây các trường đại học đã bắt đầu công bố dự kiến mức học phí năm học mới. Theo lý giải của các trường, học phí tăng để tăng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành trong bối cảnh hướng tới tự chủ đại học.

Trường đại học “quên” công khai học phí, thí sinh mòn mỏi chờ đợi

Phùng Nhung |

Nhiều trường đại học đã công bố thông tin tuyển sinh và tổ chức xét tuyển nhưng vẫn chưa công khai học phí trên website của mình. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc không công khai học phí hoặc công bố chậm sẽ gây bất lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.