Các chùa Khmer đồng hành phòng chống dịch COVID-19

TRẦN LƯU |

Tạm gác lại niềm vui trong những ngày lễ hội truyền thống; các vị chư tăng và đồng bào Khmer đã tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh. Ở đó, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước đã tích cực phối hợp, cùng các địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19…

Tất cả vì cộng đồng

Trà Vinh và Sóc Trăng là hai tỉnh ở ĐBSCL có số lượng đồng bào Khmer lớn nhất (khoảng 30%). Trong hệ thống Phật giáo Nam tông Khmer, các vị chư tăng, chức sắc là những người có uy tín, luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân. Trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát, các vị sư sãi đã phối hợp tốt cùng chính quyền địa phương, kêu gọi bà con phật tử chấp hành tốt quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Trong 3 ngày (5-7.10) vừa qua, là những ngày diễn ra lễ hội Sene Dolta truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer. Tuy nhiên, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước Trà Vinh và Sóc Trăng đã có thông báo, yêu cầu Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước các huyện, thị, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử các chùa Phật giáo Nam tông tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Tại Trà Vinh, Hòa thượng Thạch Sok Xane, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh, yêu cầu không dùng loa phát thanh khi làm lễ Tam bảo nhằm tránh gây ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phòng dịch COVID-19 của chính quyền cơ sở; phật tử đến chùa từng người, từng người một, làm lễ tóm tắt, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa lễ nghi rồi về, không tập trung quá 20 người, phải thực hiện nghiêm 5K; không tổ chức đặt bát hội; dừng các lễ nghi trong gia đình tập trung đông người, chỉ người trong gia đình dọn mâm cơm cúng ông, bà trọn vẹn ý nghĩa ngày Sene Đolta.

Các vị sư sãi, chư tăng... cùng đồng bào dân tộc Khmer luôn chấp hành tốt những quy định phòng dịch COVID-19. Ảnh: P.V.
Các vị sư sãi, chư tăng... cùng đồng bào dân tộc Khmer luôn chấp hành tốt những quy định phòng dịch COVID-19. Ảnh: P.V.
Các vị sư sãi, chư tăng... cùng đồng bào dân tộc Khmer luôn chấp hành tốt những quy định phòng dịch COVID-19. Ảnh: P.V.

Hòa thượng Tăng Nô - Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết, suốt thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào phật tử Khmer gần xa nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 luôn được nhà chùa quan tâm thực hiện.

Đặc biệt, về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của gia đình và cộng đồng. Những biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã được khuyến cáo, nhất là chấp hành nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung đông người - Khai báo y tế”.

Bên cạnh đó, yêu cầu trụ trì và ban quản trị các chùa vận động đồng bào Phật tử Khmer khi có người thân hoặc phát hiện người từ vùng dịch về địa phương cần vận động thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, cách ly theo đúng quy định. Theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh từ những nguồn tin chính thống, không chia sẻ tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Một ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng dán thông báo tạm dừng hoạt động để phòng dịch COVID-19. Ảnh: P.V.
Một ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng dán thông báo tạm dừng hoạt động để phòng dịch COVID-19. Ảnh: P.V.

Cùng đồng bào Khmer vượt qua đại dịch

Ngoài việc kêu gọi đồng bào phật tử chấp hành nghiêm quy định phòng dịch, các vị chu tăng, chức sắc còn tích cực hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng dịch. Đầu tháng 8 vừa qua, sau khi phát hiện nhiều ca bệnh; xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã bị phong tỏa, làm đời sống của hơn 5.400 hộ dân lâm vào cảnh khó khăn.

Ngay sau đó, các chùa Khmer đã vận động các mạnh thường quân, doanh nghiệp cung cấp nhu yếu phẩm, vật tư hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Thượng toạ Lý Minh Đức, Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, trụ trì chùa Som Rông (phường 5, TP. Sóc Trăng) cho biết: Tính đến nay, nhà chùa đã vận động gần 12 tấn gạo, trên 40 triệu đồng tiền mặt, 1.000 thùng mì, nhiều nhu yếu phẩm khác để hỗ trợ vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đang gặp khó khăn do dịch bệnh.

Còn theo Hòa thượng Thạch Oai, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh, từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Hội đã vận động ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng dịch với tổng trị giá hơn 7,3 tỉ đồng, trong đó có 120,5 triệu đồng tiền mặt và hàng hóa, nhu yếu phẩm, vật tư y tế quy ra thành tiền gần 7,2 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp tuyên truyền, vận động chư tăng, phật tử trong tỉnh nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng dịch; nhất là tạm ngưng các hoạt động lễ nghi tại các chùa, nhà phật tử; tạm ngưng cho chư tăng đi khất thực; tạm ngưng hoạt động dạy học các lớp sơ – trung cấp Phật học để phòng, tránh lây nhiễm bệnh trong cộng đồng…

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Tấm lòng của phật tử và chùa Giác Ngộ trong những ngày đỉnh dịch ở TPHCM

Nguyên Chân/Ảnh: Chùa Giác Ngộ - ĐPNN |

TPHCM - Trong 5 tháng (1.6-30.10), đã có hàng nghìn suất cơm, bình oxi, túi thuốc điều trị COVID-19,... lần lượt được chùa Giác Ngộ - Quỹ Đạo Phật ngày nay (TPHCM) chuyển đến các tập thể, cá nhân gặp khó khăn trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại TPHCM.

Mở cửa đón Phật tử, các chùa ở Cần Thơ gương mẫu thực hiện 5K

Tạ Quang |

Cần Thơ - Thực hiện Nghị quyết 128, nhiều ngôi chùa ở TP.Cần Thơ đã mở cửa trở lại để đón Phật tử đến viếng. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các chùa triển khai thực hiện nghiêm 5K để vừa đảm bảo yêu cầu phòng dịch vừa tuyên truyền, nhắc nhở Phật tử đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đại Lễ Dâng y Kathina đặc biệt của đồng bào Khmer Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Đối với cộng đồng người Khmer Nam bộ, chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Các hoạt động trong các lễ hội của đồng bào Khmer hầu hết đều gắn chặt với ngôi chùa. Năm nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các ngôi chùa tại Cần Thơ tổ chức Lễ Dâng y Kathina quy mô nhỏ, song vẫn đầy đủ các nghi thức trang nghiêm, long trọng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tấm lòng của phật tử và chùa Giác Ngộ trong những ngày đỉnh dịch ở TPHCM

Nguyên Chân/Ảnh: Chùa Giác Ngộ - ĐPNN |

TPHCM - Trong 5 tháng (1.6-30.10), đã có hàng nghìn suất cơm, bình oxi, túi thuốc điều trị COVID-19,... lần lượt được chùa Giác Ngộ - Quỹ Đạo Phật ngày nay (TPHCM) chuyển đến các tập thể, cá nhân gặp khó khăn trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại TPHCM.

Mở cửa đón Phật tử, các chùa ở Cần Thơ gương mẫu thực hiện 5K

Tạ Quang |

Cần Thơ - Thực hiện Nghị quyết 128, nhiều ngôi chùa ở TP.Cần Thơ đã mở cửa trở lại để đón Phật tử đến viếng. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các chùa triển khai thực hiện nghiêm 5K để vừa đảm bảo yêu cầu phòng dịch vừa tuyên truyền, nhắc nhở Phật tử đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đại Lễ Dâng y Kathina đặc biệt của đồng bào Khmer Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Đối với cộng đồng người Khmer Nam bộ, chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Các hoạt động trong các lễ hội của đồng bào Khmer hầu hết đều gắn chặt với ngôi chùa. Năm nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các ngôi chùa tại Cần Thơ tổ chức Lễ Dâng y Kathina quy mô nhỏ, song vẫn đầy đủ các nghi thức trang nghiêm, long trọng.