Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ kiểm tra việc lấn chiếm bờ sông Sài Gòn

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc bờ sông Sài Gòn đã và đang bị "xẻ thịt", một số “đại gia” chiếm đường làm lối đi riêng cho mình.

Báo Lao Động vừa có loạt bài phản ánh về việc bờ sông Sài Gòn bị xẻ thịt, lấn chiếm nghiêm trọng. Theo đó, sông Sài Gòn có 80km chảy dọc theo địa phận TPHCM, bề rộng sông khoảng 370 m, độ sâu khoảng 20 m và diện tích lưu vực trên sông 5.000 km²; chảy qua huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và các quận 1, 2, 4, 7, 9, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp và Bình Thạnh.

Khi chảy vào trung tâm thành phố, sông đã hình thành thêm phụ lưu là những con kênh có giá trị lớn về mặt kinh tế và đời sống của người dân. Thế nhưng, hai bên bờ sông Sài Gòn đã biến thành của riêng cho một số ít người. Không chỉ biến bờ sông thành của riêng, nhiều "đại gia" còn ngang nhiên biến những con hẻm nối ra sông thành lối đi cho riêng mình.

 
Dọc bờ sông Sài Gòn có nhiều hàng quán được cơi nới, lấn chiếm lòng sông. Ảnh: Cao Huân.

Trao đổi với Lao Động bên hàng lang Quốc hội ngày 23.10 về vấn đề này, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho biết, theo Luật Tài nguyên nước có hành lang bảo vệ bờ sông và bất cứ ai cũng phải chấp hành luật đó. Khi khai thác sử dụng sông hồ cũng phải thực hiện theo quy định này, phải để lại không gian bảo vệ bờ sông, chứ không được chiếm dụng.

Điều 9 Luật Tài nguyên nước quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cũng nêu rõ: Cấm khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu quan điểm về việc bờ sông Sài Gòn đang bị "xẻ thịt".  Ảnh: Ngọc Thắng

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ kiểm tra, chỉ đạo cơ quan liên quan làm rõ những vấn đề Báo Lao Động phản ánh, nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về không gian bảo vệ bờ sông thì sẽ có hướng xử lý.

 
Bà Trần Kim Yến (Đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM).

Cũng nêu quan điểm về vấn đề này, bà Trần Kim Yến (Đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM) cho rằng, việc cơi nới, lấn chiếm bờ sông Sài Gòn là làm mất mỹ quan bờ sông. Điều này là không nên.  Không những thế, trong khi người dân hy sinh, hiến đất để cải tạo bờ sông thì một số cá nhân lại cơi nới, chiếm dụng để kinh doanh là điều khó chấp nhận.

“Đó là biến lợi ích công thành lợi ích cá nhân. Những khoảng không, khuôn viên ở bờ sông đó là sở hữu chung chứ không thể nói là của riêng một ai, hay viện lý do mình cải tạo thì được xây dựng, sử dụng ”- bà Yến nhấn mạnh.

Bà Yến cũng cho rằng phía TPHCM cần vào cuộc, chấn chỉnh tình trạng này. Bà nêu rõ: “Tôi không đồng tình việc này. Để có được những khoảng không, khuôn viên ở ven bờ sông  Sài Gòn là sự cống hiến của người dân. Họ phải hy sinh lợi ích của mình để làm đẹp cho tuyến đường, làm đẹp cho thành phố, để cho mọi người cùng hưởng. Việc chiếm dụng những tài sản thuộc về của chung như vậy là hết rất vô lý”.

Đặng Chung - Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Bờ sông Sài Gòn bị "xẻ thịt": Chính quyền phải có trách nhiệm với dân

Huân Cao |

Để hai bờ sông Sài Gòn bị lấn chiếm như ngày hôm nay thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý và quy hoạch. Chính quyền TPHCM cần có chính sách và giải pháp phù hợp để lấy lại quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn phục vụ cho mục đích công cộng.

Bờ sông Sài Gòn bị "xẻ thịt": Đời cha thấy sông, đời con chỉ thấy bê tông

Huân Cao |

Nhiều người dân đã gắn bó với con sông Sài Gòn hằng bao đời nay với những buối tắm sông, thả diều hay đi bộ thể dục trên bờ sông. Thế nhưng, giờ con sông này đã bị bê tông hóa, các đại gia và doanh nghiệp xây dựng kín hết hai bên bờ sông nên không thể vào được.

"Đại gia" và doanh nghiệp đua nhau lấn chiếm: Xử lý không xuể?

Huân Cao |

Tính đến tháng 7.2019 toàn thành phố có 63 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn và các tuyến kênh bị cơ quan chức năng xử lý. Trong đó, quận 7, quận Bình Thạnh, quận 2,... được xem là có nhiều dự án và biệt thự cá nhân xây lấn chiếm hành lang bờ sông nhiều nhất. Tuy nhiên số lượng các trường hợp đã bị xử lý chưa phản ánh hết tình trạng lấn chiếm bờ sông Sài Gòn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bờ sông Sài Gòn bị "xẻ thịt": Chính quyền phải có trách nhiệm với dân

Huân Cao |

Để hai bờ sông Sài Gòn bị lấn chiếm như ngày hôm nay thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý và quy hoạch. Chính quyền TPHCM cần có chính sách và giải pháp phù hợp để lấy lại quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn phục vụ cho mục đích công cộng.

Bờ sông Sài Gòn bị "xẻ thịt": Đời cha thấy sông, đời con chỉ thấy bê tông

Huân Cao |

Nhiều người dân đã gắn bó với con sông Sài Gòn hằng bao đời nay với những buối tắm sông, thả diều hay đi bộ thể dục trên bờ sông. Thế nhưng, giờ con sông này đã bị bê tông hóa, các đại gia và doanh nghiệp xây dựng kín hết hai bên bờ sông nên không thể vào được.

"Đại gia" và doanh nghiệp đua nhau lấn chiếm: Xử lý không xuể?

Huân Cao |

Tính đến tháng 7.2019 toàn thành phố có 63 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn và các tuyến kênh bị cơ quan chức năng xử lý. Trong đó, quận 7, quận Bình Thạnh, quận 2,... được xem là có nhiều dự án và biệt thự cá nhân xây lấn chiếm hành lang bờ sông nhiều nhất. Tuy nhiên số lượng các trường hợp đã bị xử lý chưa phản ánh hết tình trạng lấn chiếm bờ sông Sài Gòn.