Bờ Sông Sài Gòn bị "xẻ thịt", chiếm đoạt:

"Đại gia" và doanh nghiệp đua nhau lấn chiếm: Xử lý không xuể?

Huân Cao |

Tính đến tháng 7.2019 toàn thành phố có 63 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn và các tuyến kênh bị cơ quan chức năng xử lý. Trong đó, quận 7, quận Bình Thạnh, quận 2,... được xem là có nhiều dự án và biệt thự cá nhân xây lấn chiếm hành lang bờ sông nhiều nhất. Tuy nhiên số lượng các trường hợp đã bị xử lý chưa phản ánh hết tình trạng lấn chiếm bờ sông Sài Gòn.

Sông Sài Gòn là "báu vật" của mọi người dân

 
Nhà hàng Vilage Thảo Điền  xây tràn ra cả lòng sông như một sự thách thức với các quy định về bảo vệ hành lang hai bên bờ sông Sài Gòn

Sông Sài Gòn có 80km chảy dọc theo địa phận TPHCM, bề rộng sông khoảng 370 m, độ sâu khoảng 20 m và diện tích lưu vực trên sông 5.000 km². Dòng sông này chảy qua huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và các quận 1, 2, 4, 7, 9, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp và Bình Thạnh.

Khi chảy vào trung tâm thành phố, sông đã hình thành thêm phụ lưu là những con kênh có giá trị lớn về mặt kinh tế và đời sống của người dân. Từ đó các con kênh này đã hình thành nên nhiều tuyến đường chạy ven kênh rất đẹp. Cụ thể, Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài 8,7 km, chạy dọc theo con kênh này có 2 con đường nổi tiếng là Hoàng Sa và Trường Sa.

Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài  22 km, dọc hai bờ kênh là các đường Võ Văn Kiệt, Bến Vân Đồn, Ba Đình và Bến Bình Đông. Kênh Tẻ dài 4.5 km gắn với tuyến đường Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn. Kênh Đôi dài 8.5 km gắn với đường Phạm Thế Hiển, Nguyễn Duy, Hoài Thanh và Lưu Hữu Phước.

 

Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé này là một nhánh của sông Sài Gòn và được quy hoạch đúng chuẩn

Theo PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, người trực tiếp tham gia quy hoạch Bờ Đông Sài Gòn, đã ví con sông như là một "báu vật" quý giá nhất của 10 triệu dân thành phố.

Theo bà Trân, nếu quy hoạch và phát triển sông Sài Gòn đi đúng hướng như Sông Hàn (Đà Nẵng), sông Hương (Huế), sông Sen (Paris, Pháp), sông Hàn (Soul, Hàn Quốc),... thì sẽ đem lại lợi ích kinh tế và đời sống tinh thần vô giá cho người dân.

"Cần phải xây dựng 2 tuyến đường chạy dọc bên hai bờ sông, làm công viên ven sông để tạo điều kiện cho người dân đi lại, tham quan. Bên cạnh đó, phát triển các điểm du lịch và khai thác quỹ đất ven sông để tạo ra hiệu quả kinh tế và đời sống văn hóa cho người dân." - PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân nói.

 
Dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé là đường Võ Văn Kiệt và Bến Vân Đồn chạy song song

Nhiều đại gia đua nhau xẻ thịt sông Sài Gòn 

Sau một thời gian dài thâm nhập thực tế, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại được nhiều hình ảnh về hai bên bờ sông đã bị đại gia và doanh nghiệp đua nhau xẻ thịt. Điển hình cho sự "đặc quyền" này phải kể đến công trình khách sạn, nhà hàng, bar Vilage Thảo Điền tại số 197/1 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2.

Đơn vị chủ quản của hệ thống Vilage Thảo Điền này là Công Ty TNHH Dịch Vụ Tiệc Thảo Điền, được xây dựng trên diện tích hàng nghìn m2 và trải dài mặt sông hàng trăm mét. Công trình được xây dựng sát sông Sài Gòn và không lùi vào tạo hành lang bờ sông theo quy định 50m. Một công trình quy mô xây dựng vi phạm hành lang bờ sông như vậy nhưng vẫn tồn tại bao năm qua.

 
Nhà hàng Vilage Thảo Điền số 197/1 Nguyễn Văn Hưởng xây tràn ra sông không lùi 1m nào

Nằm đối diện với công trình trên, là Villa Sông Sài Gòn thuộc Công ty TNHH Làng Thảo Điền cũng xây dựng sát sông, không lùi tạo hành lang bờ sông theo quy định.

Villa Sông Sài Gòn là một khách sạn với 23 phòng nghỉ dọc theo bờ sông Sài Gòn, nơi đây còn là nhà hàng, quán cafe được xây sát sông kiên cố. Một công trình xây dựng lấn chiếm hành lang bờ sông Sài Gòn chỉ cách UBND phường Thảo Điền 2km, nhưng vẫn tồn tại trong nhiều năm qua.

Đối diện với Làng Biệt thự Lan Anh là dự án Sunwah Pearl (phường 22, quận Bình Thạnh) do Tập đoàn Sunwah làm chủ đầu tư, với quy mô dự án khoảng 1.000 căn hộ và 63 căn biệt thự biệt lập. Dự án "khủng" này nằm ngay dưới chân cầu Thủ Thiêm, đang khẩn trương xây dựng rầm rộ và chiếm bờ sông Sài Gòn từ mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh.

 
Công trình Sunwah Pearl đang chiếm bờ sông Sài Gòn từ mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh.

Doanh nghiệp lấn sông coi thường pháp luật

Nhiều công trình xây dựng bên bờ sông Sài Gòn bị cơ quan chức năng phát hiện xử phạt, yêu cầu ngừng triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn bất chấp. Điển hình cho việc coi thường pháp luật này, phải kể đến dự án Khu dân cư Thảo Điền Sapphire tại số 35 – 45 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2 do Công ty Cổ phần TDS làm chủ đầu tư.

Dự án được Sở Xây dựng TPHCM cấp phép xây dựng vào tháng 6.2015, quá trình thi công bị UBND quận 2 kiểm tra và xử phạt hành chính do xây dựng sai nội dung giấy phép. Sau đó, Sở Xây dựng TPHCM phát hiện chủ đầu tư xây thêm hồ bơi, khuôn viên vi phạm khoảng lùi sông Sài Gòn, rạch Ông Hóa với tổng diện tích vi phạm 1.400 m2 nên xử phạt lần 2.

Cơ quan chức năng yêu cầu tạm ngưng thi công, nhưng dự án vẫn tiếp tục triển khai đến khi hoàn thành. Sau khi dự án hoàn thành, UBND TPHCM ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 1 tỉ đồng và buộc tháo dỡ trong vòng 30 ngày.

 
Villa Sông Sài Gòn thuộc Công ty TNHH Làng Thảo Điền xây tràn sát sông Sài Gòn

Tính đến tháng 7.2019 toàn thành phố có 63 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn và các tuyến kênh bị cơ quan chức năng xử lý. Trong đó, quận 7, quận Bình Thạnh, quận 2,... được xem là có nhiều dự án và biệt thự cá nhân xây lấn chiếm hành lang bờ sông nhiều nhất.

Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM cho biết, tính đến đầu năm 2019 có hơn 110 lô đất ảnh hưởng đến hành lang an toàn bờ sông Sài Gòn. Trong đó, có tới 80 dự án đã vi phạm Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND về việc triển khai dự án phải cách bờ sông 50 m.

Đại diện Sở Xây dựng TPHCM xác nhận, có tình trạng lấn chiếm hành lang bờ sông Sài Gòn để sử dụng vào mục đích thương mại tại nhiều nơi. Tình trạng lấn chiếm này, tập trung nhiều nhất ở những nơi có mật độ đô thị hóa cao, gần trung tâm thành phố và giá đất tăng cao.

"Thời gian qua, Sở Xây dựng cùng với các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nhiều công trình xây dựng vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều công trình vi phạm khác chưa được xử lý dứt điểm." - đại diện Sở Xây dựng nói.

 
Con kênh rạch hiếm hoi  nối với sông Sài Gòn cũng bị lấn chiếm
Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Được thuê đất ưu đãi giá 730 đồng/m2/tháng, nhưng vẫn xẻ thịt bờ sông

Huân Cao |

Dễ nhìn thấy một thực tế phũ phàng: Hai bên bờ sông Sài Gòn đã biến thành của riêng cho một số ít người. Không chỉ biến bờ sông thành của riêng, nhiều "đại gia" còn ngang nhiên biến những con hẻm nối ra sông thành lối đi cho riêng mình. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng lấn sông dù đã được ưu đãi thuê với giá rẻ.

Dân nhường đất mở hẻm, “đại gia” chiếm đường đi riêng

CAO HUÂN |

Tại TPHCM, nhiều người dân sẵn sàng nhường phần diện tích đất vàng của mình để mở rộng lối đi chung, trong khi không ít “đại gia” lại đang chiếm đường, lập trạm gác để người dân không thể đi lại. Nhiều con hẻm dẫn ra sông Sài Gòn đang bị “tư hữu” hóa theo cách này.

TPHCM: Công ty giặt ủi xả trộm nước thải ra sông

Hà Tú |

Ngày 17.10, Công an huyện Nhà Bè (TP.Hồ Chí Minh) phối hợp với Bộ Công an lập hồ sơ xử lý Công ty TNHH Monarch Laundry có trụ sở tại 465/6 Nguyễn Văn Tạo, xã Long Thới (huyện Nhà Bè) về hành vi xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Được thuê đất ưu đãi giá 730 đồng/m2/tháng, nhưng vẫn xẻ thịt bờ sông

Huân Cao |

Dễ nhìn thấy một thực tế phũ phàng: Hai bên bờ sông Sài Gòn đã biến thành của riêng cho một số ít người. Không chỉ biến bờ sông thành của riêng, nhiều "đại gia" còn ngang nhiên biến những con hẻm nối ra sông thành lối đi cho riêng mình. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng lấn sông dù đã được ưu đãi thuê với giá rẻ.

Dân nhường đất mở hẻm, “đại gia” chiếm đường đi riêng

CAO HUÂN |

Tại TPHCM, nhiều người dân sẵn sàng nhường phần diện tích đất vàng của mình để mở rộng lối đi chung, trong khi không ít “đại gia” lại đang chiếm đường, lập trạm gác để người dân không thể đi lại. Nhiều con hẻm dẫn ra sông Sài Gòn đang bị “tư hữu” hóa theo cách này.

TPHCM: Công ty giặt ủi xả trộm nước thải ra sông

Hà Tú |

Ngày 17.10, Công an huyện Nhà Bè (TP.Hồ Chí Minh) phối hợp với Bộ Công an lập hồ sơ xử lý Công ty TNHH Monarch Laundry có trụ sở tại 465/6 Nguyễn Văn Tạo, xã Long Thới (huyện Nhà Bè) về hành vi xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.