Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng:

An sinh xã hội phải đi trước phát triển kinh tế một bước

Mai Chi |

Năm 2022, TP Hải Phòng vẫn tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, các chính sách liên quan đến an sinh xã hội được thành phố tiếp tục quan tâm.

Nhân dịp đầu năm mới, Lao Động có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Tùng – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng về những kết quả đạt được cũng như những chỉ tiêu, giải pháp trong năm 2023.

- Xin ông cho biết những kết quả mà thành phố Hải Phòng đã đạt được trong năm 2022 ?

Ông Nguyễn Văn Tùng: Năm 2022, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, phức tạp, khó lường. Trong bối cảnh đó, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, ngành, địa phương, kinh tế - xã hội thành phố tiếp tục ổn định và phát triển toàn diện, những kết quả nổi bật sau:

Theo đó, kinh tế thành phố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 12,32% so với cùng kỳ, gấp khoảng 1,5 lần bình quân chung cả nước, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tiếp tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ như chỉ số sản công nghiệp (IIP) tăng 14,5%; kim ngạch xuất khẩu 29 tỉ USD, tăng 10,56%; khách du lịch 7 triệu lượt, tăng 88,17%; sản lượng hàng qua cảng 168 triệu tấn, tăng 11,85%; tổng vốn đầu tư thực hiện 180 nghìn tỉ đồng, tăng 11,33%; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,5 tỉ USD.

Một góc thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Mừng
Một góc thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Mừng

Năm 2022 cũng là năm lần đầu tiên tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn vượt qua con số 100.000 tỉ đồng, đạt 108.674 tỉ đồng, đạt 118,4% dự toán Trung ương giao và 102,9% dự toán HĐND thành phố giao. Trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước 66.000 tỉ đồng, thu nội địa phấn đấu hoàn thành 41.000 tỉ đồng. Với số thu như trên, Hải Phòng đứng thứ 3 cả nước sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vượt lên xếp vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố, đạt vị trí cao nhất từ trước tới nay. Năm 2022 cũng là năm mà thành phố lần đầu tiên bứt phá lên ngôi vị quán quân Chỉ số cải cách hành chính năm 2021.

Cùng với đó, thành phố đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiều dự án trọng điểm, như: Dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển và các tuyến đường kết nối từ Vĩnh Bảo, An Lão, Đồ Sơn ra tuyến đường bộ ven biển; dự án cải tạo quốc lộ 10, dự án cải tạo đường 359 trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên. Xây dựng các bến cảng mới số 3,4 và bến 5,6 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Phê duyệt và chuẩn bị khởi công các dự án như dự án đầu tư xây dựng nút giao Tân Vũ - Hưng Đạo - Đường Bùi Viện; dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận; dự án đầu tư Hạ tầng KCN Tiên Thanh; dự án đầu tư xây dựng nhà ga T2 sân bay Cát Bi… Các dự án này sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Năm 2022, TP Hải Phòng có 14/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. 5/19 chỉ tiêu kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao.

Cây cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện. Ảnh: Hồng Phong
Cây cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện. Ảnh: Hồng Phong

- Với những kết quả tăng trưởng về kinh tế khá ấn tượng, vậy với công tác an sinh xã hội, Hải Phòng đã có những chính sách, cơ chế gì để chăm lo đời sống cho công nhân lao động, gia đình chính sách, trẻ em và hộ nghèo ?

Từ Đại hội XVI, TP Hải Phòng đã đưa ra chủ trương an sinh xã hội phải đi trước một bước so với phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, trong những năm vừa qua, thành phố hết sức quan tâm đến lĩnh vực an sinh xã hội, trong đó có chế độ cho người có công, hộ nghèo, cận nghèo với tiêu chí năm sau cao hơn năm trước với mức hỗ trợ thuộc mức cao nhất cả nước.

Theo đó, Tết nguyên đán 2023, thành phố quyết định hỗ trợ người có công với mức 5,5 triệu đồng/người, trong đó có 5,2 triệu đồng tiền mặt và 300 ngàn đồng túi quà. Hiện thành phố có khoảng 46.000 người có công, tổng số tiền chi quà Tết cho người có công là trên 253 tỉ đồng.

Với các hộ nghèo, thành phố tặng quà mức 1,8 triệu đồng/hộ; Hộ cận nghèo là 1,6 triệu đồng/hộ, tăng 200 ngàn đồng/hộ so với Tết nguyên đán năm 2022. Ngoài ra, thành phố cũng có quà chúc thọ người cao tuổi cho những người từ 70 tuổi trở lên với mức 700.000 – 1.500.000 đồng/người tùy theo mức tuổi thọ.

Các đối tượng khác như cán bộ, nhân viên nuôi dưỡng, chữa trị, đối tượng bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cơ sở sản xuất của thương bệnh binh, trung tâm nuôi dưỡng thương binh,… cũng có trong danh sách được tặng quà Tết của TP Hải Phòng.

Trong nhiều năm nay, thành phố đã thực hiện việc hỗ trợ, miễn học phí cho học sinh các cấp; Khen thưởng đối với học sinh và giáo viên giỏi, đạt giải trong các kỳ thi Quốc gia, quốc tế; Có chế độ hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo; Hỗ trợ công nhân, người lao động; Hỗ trợ hộ nghèo xây mới, sửa chữa nhà ở; Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn; Cấp thẻ BHYT cho các đối tượng người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình…

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng tặng quà Tết năm 2023 cho người cao tuổi. Ảnh: Đàm Thanh
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng tặng quà Tết năm 2023 cho người cao tuổi. Ảnh: Đàm Thanh

Thành phố cũng đã thông qua Nghị quyết về Đề án xây dựng nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho những người sinh sống trong những khu chung cu cũ trên địa bàn thành phố; Dành diện tích đất để xây nhà ở cho công nhân, nhất là đối tượng công nhân ngoại tỉnh...

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, năm 2022, thành phố khôi phục và duy trì tổ chức nhiều hoạt động như lễ hội Hoa Phượng Đỏ, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn; đăng cai tổ chức môn đua thuyền SEA Games 31, Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc – giải Sao Mai 2022… Tình hình quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, khu vực biên giới, biển đảo được giữ vững.

- Năm 2023 thành phố Hải Phòng sẽ làm gì để duy trì kết quả đạt được và thực hiện các chỉ tiêu đặt ra, thưa ông ?

Năm 2023 thành phố chọn chủ đề năm là “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số”. Theo dự báo, năm nay sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, với khát vọng phát triển, thành phố luôn đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu cao, nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố đề ra, là kinh tế - xã hội tăng trưởng cao hơn so với năm 2022. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 12,7% - 13%; GRDP bình quân đầu người đạt 8.150 USD Mỹ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 116.000 tỉ đồng, trong đó, thu nội địa 42.500 tỉ đồng, thu xuất nhập khẩu 69.900 tỉ đồng; thu hút khách du lịch đạt hơn 7,3 triệu lượt khách; thu hút từ 2 đến 2,5 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài;...

Năm 2023, thành phố tập trung cao chỉ đạo và bố trí nguồn lực để triển khai 20 công trình, dự án trọng điểm, trong đó, 11 dự án sử dụng ngân sách của thành phố, 9 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách.

Để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, trước hết, thành phố tập trung tăng tốc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại; Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư các dự án ngoài ngân sách để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị; Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính TP Hải Phòng vừa được khởi công xây dựng trên diện tích gần 14 ha với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỉ đồng, dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính TP Hải Phòng vừa được khởi công xây dựng trên diện tích gần 14 ha với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỉ đồng, dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành. Cổng TTĐT Hải Phòng

Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, chú trọng quan tâm các hộ gia đình có công, các đối tượng chính sách...

Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định Hải Phòng phát triển không chỉ cho Hải Phòng mà cho cả nước và đặt mục tiêu phát triển Hải Phòng trở thành động lực phát triển của vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

Trân trọng cảm ơn ông !

Mai Chi
TIN LIÊN QUAN

Công nhân Cảng Hải Phòng làm việc đến xuyên Tết, đảm bảo lưu thông hàng hóa

Mai Chi |

Đêm 30 Tết Quý Mão, lực lượng công nhân lao động tại Cảng Hải Phòng vẫn làm việc, đảm bảo việc xếp dỡ hàng hóa, không để ảnh hưởng đến các tàu vào cảng làm hàng.

Người Hải Phòng xúng xính áo dài chụp ảnh cùng hoa xuân ngày cuối năm

Lương Hà |

Hải Phòng - Chiều 30 Tết, tại khu vực trung tâm TP Hải Phòng đông đúc người dân đến để chụp ảnh, chiêm ngưỡng hoa và ngắm phố phường ngày Tết.

Công nhân Hải Phòng nô nức về quê bằng những chuyến xe công đoàn

Lương Hà |

Hải Phòng - Sáng 19.1 (tức 28 tháng Chạp Nhâm Dần), tại Khu đô thị Seoul Ecohome Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương), Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức tiễn công nhân đợt 2 ở các tỉnh xa về quê đón Tết.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Công nhân Cảng Hải Phòng làm việc đến xuyên Tết, đảm bảo lưu thông hàng hóa

Mai Chi |

Đêm 30 Tết Quý Mão, lực lượng công nhân lao động tại Cảng Hải Phòng vẫn làm việc, đảm bảo việc xếp dỡ hàng hóa, không để ảnh hưởng đến các tàu vào cảng làm hàng.

Người Hải Phòng xúng xính áo dài chụp ảnh cùng hoa xuân ngày cuối năm

Lương Hà |

Hải Phòng - Chiều 30 Tết, tại khu vực trung tâm TP Hải Phòng đông đúc người dân đến để chụp ảnh, chiêm ngưỡng hoa và ngắm phố phường ngày Tết.

Công nhân Hải Phòng nô nức về quê bằng những chuyến xe công đoàn

Lương Hà |

Hải Phòng - Sáng 19.1 (tức 28 tháng Chạp Nhâm Dần), tại Khu đô thị Seoul Ecohome Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương), Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức tiễn công nhân đợt 2 ở các tỉnh xa về quê đón Tết.