“90 tuổi”, Lao Động có là tờ báo già?

Thanh Hải |

Bây giờ, Lao Động 90 tuổi, bạn hỏi tôi tờ báo đã già? Thưa với bạn, đó là niềm tự hào của chúng tôi. Tờ báo có bề dày lịch sử hình thành, phát triển. Cách làm báo mỗi thời điểm có thể khác, cách đưa tin bài theo lối xưa có những thứ giờ không còn phù hợp, các thế hệ người làm báo Lao Động đã già đi, nghỉ hưu... Nhưng chúng tôi luôn có những đội ngũ mới, trẻ, kế thừa và được thụ hưởng kinh nghiệm cũng như truyền thống tốt đẹp nhất của báo.

Những chuyến đi “săn”

Lúc 10 giờ, chúng tôi nhận được tin voi đã kéo về một làng bìa núi ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam tàn phá hoa màu và chà chết 1 người dân. Vụ việc diễn ra từ chiều hôm trước. Dù chỉ cách TP.Đà Nẵng chưa đầy 200km, nhưng phải mất gần một ngày cơ quan báo chí như chúng tôi mới nhận được thông tin, bởi đó là thời điểm những năm đầu thập niên 2000, khi liên lạc chủ yếu chỉ là điện thoại cố định, máy fax để bàn, nên báo chí vẫn là nơi có thông tin sớm hơn nhiều người dân.

Tôi gần như rạp người trên chiếc xe Win để lao ngược về miền núi, nhưng phải chập choạng tối mới đến được hiện trường. Đàn voi lúc ấy có lẽ cũng vào tận rừng sâu. Dấu tích còn lại chỉ là những dấu chân tàn độc của chúng đã đạp nát ruộng vườn và để lại thi thể một nông dân không còn nguyên vẹn. Những tiếng khóc ai oán của người thân, con trẻ trong căn nhà nạn nhân, nằm cách xa khu dân cư chợt lạc lõng, bởi dân làng gần như căng mình chuẩn bị đốt lửa, đập phèng la, khua xoong chảo... vang trời, phòng đàn voi quay trở lại.

Dăm bức ảnh chụp dấu chân voi, cảnh người nhà nạn nhân khóc ngặt, đống lửa rực ở đầu làng không thể diễn tả hết nỗi hoang mang nơi này. Đồng nghiệp tôi - Trương Tâm Thư (lúc ấy còn là phóng viên thường trú của Lao Động tại Quảng Nam) - đã nhanh trí, chạy ra Trà My, đến hiệu ảnh duy nhất ở thị trấn miền núi này tìm hỏi thông tin về hình ảnh đàn voi kéo về làng ngày hôm trước. Anh mua được cuốn phim duy nhất chụp voi, rồi chúng tôi lao ngay về thị xã trong đêm mới có thể fax bài, sang ảnh, gửi cho tòa soạn. Và tất nhiên Lao Động là tờ báo độc quyền có ảnh voi ngày hôm sau.

Đến bây giờ tôi cũng không thể lý giải vì sao chỉ một thông tin như vậy mà chúng tôi phải tốn quá nhiều công sức, toà soạn phải chờ đến nửa đêm để có bài. Nếu bây giờ, báo đưa tin một vụ việc tương tự, chưa chắc đủ view, bởi sự kiện có thể đã được nhiều người dân đưa tin chi tiết, thậm chí livestream qua mạng xã hội rồi.

Cũng giống như vụ voi về phá làng, thời điểm ấy, chúng tôi có thể mất vài ngày dù chỉ viết được một bài báo. Thậm chí mất nhiều tháng trời chỉ với dăm bài điều tra. Nhưng phần lớn các vụ việc được đưa ra ánh sáng, cơ quan chức năng đã xử triệt để. Nhiều nhân vật trong các bài báo được minh oan, được hỗ trợ cả về vật chất... Báo Lao Động có uy tín trong lòng bạn đọc trong nước lẫn quốc tế.

Gần 15 năm sau - 2014 - tôi nhận lệnh tòa soạn lên tàu cảnh sát biển, theo lực lượng chấp pháp nhà nước ra Hoàng Sa để thông tin vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bấy giờ đã có sóng 3G. Mạng xã hội sôi động, nóng bỏng từng giây. Phương tiện đưa tin trực tiếp lúc này cũng chỉ thông qua chiếc điện thoại vệ tinh chập chờn sóng. Mỗi ngày, tôi điện 3 lần về đất liền theo lịch hẹn với cơ quan để ghi âm, phát audio trên web, rã băng, chuyển thành tin bài cho cả điện tử, lẫn báo in...

Giữa những diễn biến căng thẳng, tôi gào lên giữa sóng nước, giữa tiếng gầm rú của máy bay, tàu thủy để nói rằng: “Hãy ghi nguyên lại những gì tôi tường thuật, không có bất cứ ý kiến gì thêm nữa. Phải tranh thủ từng phút giây có sóng để truyền tin đến bạn đọc...”.  Và anh chàng kỹ thuật viên Thái Bình để nguyên đoạn audio “bếp núc” đầy căng thẳng của chúng tôi lẫn trong âm thanh đó, phát nguyên trên web, vô tình khiến cho đất liền cảm nhận sống động một phần nào những gì đang diễn ra ngoài Hoàng Sa, nhưng cũng đầy lo lắng về sự an nguy của chúng tôi ngoài biển cả.

Những bản tin thời sự nóng bỏng, căng thẳng từng phút giây và cả những hiểm nguy ấy từ chiến trường được truyền về cho bạn đọc Lao Động, cũng chính là thông tin về tình hình thực địa mà tôi muốn nhắn gửi về mẹ, vợ con, gia đình và những người bạn thân đang quan tâm, lo lắng dõi theo mình.

Hãy “bán” cái bạn có

Báo chí đang phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế, đối mặt với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và cạnh tranh thông tin với mạng xã hội. Nhưng thông tin báo chí vẫn giữ nguyên những giá trị và song hành với sự tồn tại của nhân loại. Các phóng viên trẻ, dù làm nghề ở bất kỳ thời điểm nào cũng phải đối mặt với những khó khăn mang tính lịch sử của giai đoạn đó, như chúng tôi xưa. Nhưng rồi họ sẽ thích nghi, trưởng thành và kế thừa để phát triển Báo Lao Động.

Tôi nhớ bài học làm báo được dạy những ngày đầu mới vào nghề từ nhà văn, nhà báo Vĩnh Quyền (lúc ấy là Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Lao Động khu vực miền Trung - Tây Nguyên). Ông bảo tôi, tòa soạn báo giống như một cái bệnh viện và bạn đọc thì có nhu cầu như bệnh nhân. Mỗi bác sĩ đều phải có lịch trực cho cả tuần, sắp xếp các ca mổ từ thứ 2 đến chủ nhật. Tuy vậy, nếu có ca cấp cứu, ca bệnh nặng thì họ hoãn những ca bệnh không còn nguy cấp, những ca mổ lại để tập trung cấp cứu bệnh nhân mới. Tòa soạn cũng vậy, luôn phải ưu tiên cho những thông tin mới, nóng nhất. Nhưng chúng ta không thể thiếu những “bài nằm”, thông tin “nguội” để cung cấp cho bạn đọc. Phóng viên trẻ phải thực nghiệm ở phòng “cấp cứu” (Ban Thời sự), nhưng cũng phải “chữa” những ca bệnh ở các “chuyên khoa”. Phải thực hiện những loạt bài điều tra, phản biện xã hội, phản biện chính sách, viết phóng sự vào những khi không có thông tin nóng. Nhà báo thường bị động trước thông tin, nhưng chuyên nghiệp là không để mình phải thất nghiệp (tức thiếu tin bài).

Có dạo, nhà văn Vĩnh Quyền hỏi tôi, em có biết vì sao Hội An luôn là điểm đến hấp dẫn và được du khách trong và ngoài nước yêu mến nhất? Rồi ông trả lời: Đó là vì họ được cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, được đạp xe qua những cánh đồng lúa ngát hương khi đến Hội An. Người dân phố cổ đã bán cho họ những chiếc bánh, những món ăn truyền thống dân dã, nhưng ở quê họ, xứ sở khác không có. Du khách được trải nghiệm các làng nghề đặc trưng, được nghe bài chòi, hát dân ca. Nếu Hội An chiều theo thị hiếu của khách, cung ứng khách sạn 5 sao, mở nhạc Tây, bán Pizza, tổ chức nhạc sống, mở vũ trường thì Hội An sẽ sớm như các đô thị khác, và mất khách. Giữ được hồn cốt phố cổ phải từ thị dân và sản phẩm riêng có của Hội An. Đó là bản sắc. Tờ báo cũng vậy, phải giữ bản sắc. Phải tổ chức sản xuất, duy trì các thể tài là thế mạnh, bản sắc của mình để tồn tại và phát triển dù phải luôn đổi mới, thích nghi với xu thế, thời đại. 90 năm không phải là “gánh nặng” tuổi tác của Lao Động.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.